Dịch Covid-19 là “cú hích” để khởi tạo Cuộc sống số
Đề xuất giảm giá cước tin nhắn đối với các dịch vụ tài chính - ngân hàng | |
Kinh tế số mở cơ hội cho Việt Nam phát triển | |
Tương lai nền kinh tế số Việt Nam |
Chuyển đổi số chính là tiến trình cốt lõi của CMCN 4.0. |
Chuyển đổi số - “vắc xin” hữu hiệu chống Covid 19
Mới đây, kiến nghị những giải pháp hỗ trợ DN CNTT, bên cạnh việc tạo điều kiện cho các DN được áp dụng các chính sách hỗ trợ về vốn, lao động, tín dụng, thuế, chi phí sử dụng đất, chi phí sử dụng hạ tầng, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA đề xuất giải pháp kích cầu, đẩy nhanh chuyển đổi số nâng cao khả năng thích ứng và vượt qua khủng hoảng đại dịch Covid 19.
Đại diện VINASA cho rằng, có thể ví chuyển đổi số như là một loại “vắc xin” hữu hiệu giúp cho DN và nền kinh tế - xã hội có khả năng kháng cự với dịch Covid 19.
Theo VINASA, chuyển đổi số chính là tiến trình cốt lõi của CMCN 4.0, do đó, Chính phủ cần sớm phê duyệt và quyết liệt chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia do Bộ TT&TT chủ trì xây dựng.
Đồng thời, ưu tiên dành thêm nguồn lực để tăng quy mô và đẩy nhanh tốc độ đầu tư ứng dụng CNTT thực hiện chuyển đổi số trong toàn nền kinh tế, trước hết là trong khu vực cung cấp dịch vụ công cho người dân và DN và trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên mà Việt Nam có lợi thế so sánh.
Bên cạnh đó, cần quyết liệt triển khai và đẩy nhanh giải ngân vốn cho các dự án đầu tư công trong lĩnh vực CNTT và chuyển đổi số.
Trước mắt, VINASA đề xuất Chính phủ và các bộ ngành địa phương xem xét có gói kích cầu chuyển đổi số đủ lớn để thực hiện ngay một số nội dung.
Cụ thể như, Nhà nước đặt hàng các sản phẩm dịch vụ số trọng yếu phục vụ nhu cầu chuyển đổi số của nền kinh tế để thích ứng với trạng thái bình thường mới; Hỗ trợ kinh phí cho các dự án chuyển đổi số của các tổ chức, DN, nhất là đối với các lĩnh vực cần ưu tiên; Đào tạo chuyển đổi số cho DN, tổ chức...
Đẩy mạnh xây dựng hạ tầng số quốc gia
Mới đây, tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với DN, đại diện Tập đoàn Công nghệ CMC cũng nhấn mạnh, để phát triển nền kinh tế số của một quốc gia thì chuyển đổi số được đánh giá là yếu tố hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng.
Theo ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch – Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ CMC, thời điểm này, vai trò của CNTT được bộc lộ rõ nét và nổi bật hơn khi CNTT trở thành phương thức giúp xã hội thoát khỏi khó khăn do tác động tiêu cực của dịch COVID-19.
“Có thể nói, đại dịch COVID-19 đang tạo ra một “cú hích” cho chúng ta khởi tạo Cuộc sống số. Đây là thời cơ vàng cho ngành CNTT phát triển sâu rộng, tận dụng công nghệ số để tạo ra đột phá cho kinh tế số nói riêng và nền kinh tế nói chung”, ông Nguyễn Trung Chính nói.
Trên cơ sở đó, đại điện Tập đoàn CMC kiến nghị lên Thủ tướng, Chính phủ nhiều giải pháp đáng chú ý.
Đại diện CMC cho biết, theo các chuyên gia của Tổ chức Nghiên cứu Khoa học – Công nghiệp khối Thịnh vượng chung (CSIRO), chuyển đổi số sẽ đem lại 1,1% tăng trưởng GDP mỗi năm cho Việt Nam đến năm 2045, giúp cho Việt Nam lấy lại đà tăng trưởng do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo đó, cần đầu tư mạnh về chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần đẩy nhanh mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán trực tuyến, triển khai nhanh việc cấp phép Mobile Money, đẩy nhanh sử dụng hệ thống thanh toán trực tuyến của Cổng Dịch vụ công quốc gia, thanh toán trực tuyến phí, lệ phí, thuế, nộp phạt xử lý vi phạm hành chính, đóng bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm y tế và các nghĩa vụ tài chính khác trong giải quyết thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh xây dựng hạ tầng số quốc gia. Chương trình chuyển đổi số quốc gia đặt ra mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chính phủ điện tử; kinh tế số chiếm 30% tổng sản phẩm quốc nội.
DN này cũng đề nghị giảm 25% các loại thuế phí, trong đó thuế VAT, thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân của người lao động nhằm kích cầu nhu cầu mua sắm đầu tư của người dân và DN. Miễn giảm thuế cho DN đầu tư vào chuyển đổi số nhằm khuyến khích các DN đầu tư vào chuyển đổi số.
Đồng thời, cải cách triệt để các thủ tục hành chính như đơn giản hóa thủ tục, cắt giảm thời gian giải quyết, làm sao đúng như tinh thần chống dịch: nhanh, quyết liệt và hiệu quả.
DN này cũng khuyến nghị cần đặt mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT, là trung tâm dịch vụ số Digital HUB của khu vực Châu Á Thái Bình Dương - APAC.
Tin liên quan
Logistics xanh: Hướng đi tất yếu của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số
17:32 | 28/01/2025 Kinh tế
Chuyển đổi số “lọc” rủi ro buôn lậu qua đường hàng không
10:31 | 01/02/2025 Hải quan
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện
15:43 | 15/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sẵn sàng cho sự bứt phá của cụm cảng Cái Mép - Thị Vải
10:31 | 01/02/2025 Kinh tế
FTA - bệ phóng cho xuất khẩu Việt Nam
15:07 | 31/01/2025 Kinh tế
Diện mạo mới của nông nghiệp Việt Nam
20:45 | 30/01/2025 Kinh tế
Tấp nập tàu chở hàng hóa cập cảng những ngày đầu năm mới
20:45 | 30/01/2025 Kinh tế
4 thị trường mục tiêu và tiềm năng của thủy sản Việt Nam năm 2025
10:16 | 24/01/2025 Kinh tế
Năm 2025, kỳ vọng kiều hối về TPHCM sẽ đạt trên 10 tỷ USD
21:13 | 23/01/2025 Kinh tế
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hành trình kiến tạo chính sách tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế
Sẵn sàng cho sự bứt phá của cụm cảng Cái Mép - Thị Vải
Chuyển đổi số “lọc” rủi ro buôn lậu qua đường hàng không
FTA - bệ phóng cho xuất khẩu Việt Nam
Việt Nam chính là sự lựa chọn tốt nhất”
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics