![]() | Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói về lý do chưa tăng lương từ 1/7/2020 |
![]() | Nhiều khoản thu nhập của cán bộ, công chức bị cắt giảm từ 2021 |
![]() | Từ 1/1/2020 tăng lương tối thiểu vùng |
![]() |
Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đề xuất nên hoãn tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2021 để doanh nghiệp có thời gian để phục hồi. Ảnh: Bùi Nụ. |
Tại cuộc họp, 2 phương án về tiền lương tối thiểu vùng năm 2021 đã được đưa ra để thảo luận. Theo đó, phương án 1 là không điều chỉnh lương tối thiểu năm 2021, tiếp tục thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2020 đến hết năm 2021.
Phương án 2 là sẽ lùi thời hạn tăng lương 6 tháng so với các năm trước (những năm trước mức lương tối thiểu vùng mới sẽ được điều chỉnh bắt đầu từ ngày 1/1 - PV). Mức điều chỉnh bình quân là 2,5% để duy trì, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động (tính trên cơ sở CPI năm 2021 dự kiến 4% trừ phần đã tăng vượt 1,51% của năm 2020).
Năm 2020, mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 1/1/2020 tăng từ 150.000 - 240.000 đồng/tháng tùy theo từng vùng, tăng bình quân 5,5%. Cụ thể như sau:
- Đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng I: 4.420.000 đồng/tháng (tăng 240.000 đồng so với quy định hiện hành tại Nghị định 157);
Đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng II: 3.920.000 đồng/tháng (tăng 210.000 đồng/tháng);
Đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng III: 3.430.000 đồng/tháng (tăng 180.000 đồng/tháng);
Đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng (tăng 150.000 đồng/tháng).
Xuân Thảo