Để thị trường lao động đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế
Kinh tế Việt Nam sẵn sàng phục hồi trong bối cảnh bất ổn của kinh tế toàn cầu | |
Nhiều ngành có nhu cầu tuyển dụng lao động rất lớn | |
Nhu cầu lao động của doanh nghiệp rất lớn |
TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội). |
Bà đánh giá thế nào về hiệu quả chính sách đối với thị trường lao động trong thời gian qua?
Do dịch Covid-19 đã có những tác động nặng nề đến Việt Nam nên trong năm 2021, bức tranh về tình hình lao động khá u ám. Trong đó, cú sốc nghiêm trọng về sức khỏe (các trường hợp F0, F1) đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và việc làm.
Trước thực tế này, Chính phủ đã ban hành rất nhiều chính sách được cho là khá toàn diện, có thể kể đến như: chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ người lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất, trả lương cho người lao động. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động, Chính phủ, các địa phương cũng có những chính sách hỗ trợ cho lao động phi chính thức…
Nhờ thực hiện đồng loạt, các chính sách này đã góp phần rất đáng kể vào việc làm cho thị trường lao động tránh những cú sốc lớn. Đến thời điểm này chúng ta thấy, thị trường lao động cũng đã có những dấu hiệu phục hồi căn bản ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực.
Những tháng qua, thị trường lao động đã có những dấu hiệu khởi sắc, tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt lao động vẫn tái diễn đặc biệt tại những khu kinh tế trọng điểm, theo bà đâu là nguyên nhân?
Tôi nghĩ rằng, đã đến lúc cần phải có chiến lược về lao động, không thể để tái diễn câu chuyện này nhất là sau mỗi dịp tết Nguyên đán. Khi chúng ta coi đó là vấn đề bình thường thì sẽ có những chiến lược tối ưu hơn.
Thực tế cho thấy, hậu Covid-19 có rất nhiều điều kiện mới để có thể kiểm soát tốt hơn dòng dịch chuyển lao động. Nói kiểm soát tốt hơn là nói cả cung và cầu. Tức là nếu bên cung - người lao động - tìm được nơi có nguồn thu nhập và việc làm tốt hơn, đặc biệt là chính sách bảo đảm việc làm tốt hơn (khi dịch xảy ra chúng ta cũng đã nhận ra những “lỗ hổng” rất lớn về an sinh xã hội) thì người lao động dễ dàng rời khỏi nơi mình đang làm. Bởi vậy, bên cầu phải có những chính sách phúc lợi rất tốt mới có thể giữ được người lao động tiếp tục quay lại làm việc.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, không nhất thiết phải dồn lao động về khu đô thị, thành phố lớn. Đã đến lúc chúng ta phải chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với giải quyết bài toán cung - cầu lao động mang tính chiến lược hơn.
Vậy theo bà đâu là giải pháp mang tính đột phá để ổn định thị trường lao động trong thời gian tới?
Hiện nay Chính phủ cũng đã có chương trình phục hồi kinh tế gắn với lao động, trong đó phục hồi lao động phải kết hợp với giải pháp là kiểm soát tốt dịch, bởi thực tế khủng hoảng từ dịch dẫn đến khủng hoảng nền kinh tế và thị trường lao động.
Về lâu dài, phải làm thế nào để thị trường lao động phải đáp ứng tốt hơn, chuyển động, chuyển dịch tốt hơn với nhu cầu của nền kinh tế. Bởi trong quản lý lao động hiện nay khi dịch bệnh xảy ra đã cho thấy mối tương tác giữa các cơ quan quản lý rõ ràng còn nhiều vấn đề chưa nhịp nhàng. Các chính sách hầu như chỉ tập trung ở Trung ương trong khi vai trò địa phương chưa bộc lộ rõ nét. Mối quan hệ chính sách giữa doanh nghiệp và người lao động còn mờ nhạt, phản ứng trước tình trạng lao động dời đi vì ảnh hưởng dịch, hay về quê ăn Tết của các địa phương rất cục bộ. Chính sự cục bộ này khiến cho thị trường lao động bị xáo trộn và người bị ảnh hưởng không ai khác chính là người lao động và doanh nghiệp.
Các chính sách của chúng ta hiện nay ngày càng tốt hơn, mở rộng hơn, trong đó các chương trình phục hồi thị trường lao động của Chính phủ và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với tầm nhìn khá logic từ Trung ương đến địa phương, từ ngắn hạn đến dài hạn (bao gồm cả người lao động và doanh nghiệp). Do đó, theo tôi nếu chúng ta triển khai tốt chính sách thì mục tiêu phục hồi thị trường lao động không hề khó.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
20:38 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lạng Sơn ưu tiên thu hút dự án thương mại, đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
10:56 | 15/11/2024 Kinh tế
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics