Để không "lỡ nhịp" phục hồi nền kinh tế
Sản xuất hàng may xuất khấu tại Công ty Cổ phần May Đáp Cầu, tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: TTXVN |
Chờ đón “luồng gió mới”
Tín hiệu đáng mừng nhất trong những ngày gần đây là việc Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Nghị quyết đã đưa ra 4 cấp độ dịch để các địa phương áp dụng, từ đó có phương án về hoạt động sản xuất kinh doanh, đi lại của doanh nghiệp, người dân hợp lý.
Có thể thấy, Nghị quyết 128 đã mang “thông điệp” rõ ràng hơn cho quan điểm về “sống chung an toàn với Covid-19” của Chính phủ, để giúp khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh thực hiện “mục tiêu kép”, đưa cả nước chuyển sang trạng thái “bình thường mới” sớm nhất có thể. Đây chính là những kỳ vọng, mong đợi mà cộng đồng doanh nghiệp đã gửi tới người đứng đầu Chính phủ từ nhiều ngày qua.
Phân tích rõ hơn những thay đổi từ Nghị quyết 128, ông Lê Quốc Vinh- Chủ tịch Tập đoàn Le Invest (Holdings) Corporation cho rằng, Nghị quyết 128 sẽ tạo ra sự thay đổi, đột phá, giúp các địa phương có sự nhất quán trong điều hành, người dân và doanh nghiệp sẽ được chủ động hơn trong các hoạt động kinh doanh, tổ chức sản xuất, tổ chức cuộc sống. Bên cạnh đó, theo ông Vinh, Nghị quyết 128 không phải “mở toang” cho phát triển, mà thể hiện rất rõ việc Chính phủ đã đặt doanh nghiệp, người dân ở vị trí quan trọng trong chính sách phòng chống dịch.
Phấn khởi vì được trở lại kinh doanh bình thường trước quy định mới của Chính phủ, đại diện Công ty Cổ phần M2 chia sẻ, việc xác định tinh thần “sống chung với dịch” theo Nghị quyết sẽ giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất trong thời điểm thị trường cuối năm luôn sôi động. Vì thế, để ổn định, bên cạnh việc khẩn trương đẩy mạnh sản xuất, bán hàng, Công ty tiếp tục kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh.
Nhận định Nghị quyết 128 là “luồng gió mới” cho cộng đồng doanh nghiệp, TS. Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội (Hanoisme) cho rằng, thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương luôn đặt quyết tâm cao trong việc thực hiện “mục tiêu kép”, trong đó ưu tiên tập trung phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh là hướng đi vô cùng đúng đắn. Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc xuất khẩu, tái chiếm lĩnh thị trường, giúp việc phục hồi kinh tế nhanh hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, mở cửa trở lại vẫn phải đi kèm với các kịch bản về phòng chống dịch, mở rộng tiêm phủ vắc xin cũng như nỗ lực của chính bản thân doanh nghiệp để có sức hồi phục vững bền.
Thực tế, việc hồi phục kinh tế hay làm thế nào để doanh nghiệp sống chung với Covid-19 không còn là câu chuyện mới, nên đã và đang được các bộ, ngành liên tục thực hiện. Hàng loạt chính sách hỗ trợ đã và sẽ được ban hành. Trong đó, mong chờ nhất là Nghị quyết về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, với một số giải pháp về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động bởi dịch Covid-19. Đại diện Bộ Tài chính cho biết, dù Nghị quyết chưa được ban hành, nhưng Bộ Tài chính cũng rất chủ động trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19.
Các chính sách cần được thực hiện đồng bộ
Hiểu và lắng nghe ý kiến từ doanh nghiệp, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 126/NQ-CP về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do Covid-19. Những điều chỉnh mới tại Nghị quyết 126 đã giúp doanh nghiệp và người lao động tiếp cận dễ hơn gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng. Trước đó, Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp…
Những quyết sách nêu trên được các doanh nghiệp đánh giá là biện pháp “trợ thở” cho doanh nghiệp phục hồi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cách thức thực hiện phải nhanh chóng, nếu không có thể “lỡ nhịp” kinh doanh và lỡ mất cơ hội phục hồi của doanh nghiệp. Câu chuyện mới đây được nhiều chuyên gia và doanh nghiệp nhắc đến là gói tín dụng hỗ trợ lãi suất quy mô 100.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách cấp bù lãi suất khoảng 3.000 tỷ đồng. Đây được xem là giải pháp kịp thời về vốn cho doanh nghiệp và đang được Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp tính toán, bàn phương thức triển khai. Nhưng với không ít doanh nghiệp, nếu các cơ quan chức năng cứ “cân nhắc” thì có thể doanh nghiệp đã “chết” trước khi ban hành.
Một trong những bài học để phục hồi kinh tế mà chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh là bài học niềm tin. Các cơ quan quản lý phải chuyển từ cơ chế quản lý sang cơ chế làm việc, từ quản lý trách nhiệm sang khắc phục trách nhiệm, mở ra cho doanh nghiệp được làm những gì Nhà nước không cấm, không để cơ chế “xin – cho”. Vì thế, ông Nghĩa cho rằng, chúng ta cần nghiên cứu gói kích cầu đủ mạnh, nhưng không được như “muối bỏ biển”, nên cần thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, nếu không sẽ không thể hỗ trợ cho doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Trong buổi gặp mặt cộng đồng doanh nhân vào ngày 12/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thẳng thắn nhìn nhận, những chính sách đã ban hành về hỗ trợ người dân, doanh nghiệp là nỗ lực lớn, nhưng chưa đạt yêu cầu so với mong muốn và mức độ ảnh hưởng dịch bệnh. Vì thế, Thủ tướng khẳng định sẽ cố gắng nhiều hơn nữa. Quốc hội và Chính phủ đang tiếp tục nghiên cứu, căn cứ điều kiện và tình hình cụ thể để có các giải pháp phù hợp, hiệu quả, tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời vẫn bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của đất nước.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc cải cách hay thực hiện chính sách hỗ trợ không phải lúc nào cũng có thể “một sớm một chiều”. Chẳng hạn, các chính sách về thuế phải đặt ra một lộ trình cụ thể để đảm bảo bình đẳng giữa các doanh nghiệp, cũng như phù hợp với các thông lệ quốc tế, quy định trong hội nhập. Hay với gói hỗ trợ tín dụng 100.000 tỷ đồng như đã nói ở trên, “vết xe đổ” nợ xấu và ngân hàng yếu kém của một gói tín dụng tương tự hồi năm 2009 vẫn còn đó là vấn đề lớn khiến các cơ quan chức năng khó có thể bàn bạc nhanh, mà phải cần một cơ chế đột phá tránh để lại hậu quả cho tương lai.
Do vậy, cùng với hỗ trợ từ chính sách, các doanh nghiệp cũng phải cùng nhịp tiến bước. TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng các doanh nghiệp cần chủ động nâng cao năng lực bằng công cụ chuyển đổi số. Các doanh nghiệp cũng phải “xanh hóa”, xây dựng mô hình kinh doanh bảo vệ môi trường. Hơn nữa, giá trị của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là đánh giá về tài sản mà cần được đánh giá bằng đóng góp cho xã hội để phát triển bền vững.
Tin liên quan
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Nâng vị thế nếu Việt Nam không muốn trở thành "xưởng lắp ráp" mới
09:20 | 19/11/2024 Kinh tế
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân
20:38 | 15/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"VinFast Feliz S: Lựa chọn hoàn hảo với chi phí thấp và tính năng vượt trội"
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics