Để anh mua gạch Bát Tràng về xây…
Hấp dẫn làng gốm Bát Tràng | |
Lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng cũng nhan nhản hàng Trung Quốc | |
Sao không là gạch Bát Tràng? | |
Thăm chợ gốm Bát Tràng | |
Khi Bát Tràng không bán gốm... Bát Tràng |
Ảnh minh họa: ST |
Bởi vì những viên gạch đỏ sậm, cứng chắc như đá của Bát Tràng không chỉ được dùng trong xây dựng dân dụng, mà đã từng góp phần quan trọng định hình một Thăng Long hào hoa, một cố đô Huế trầm mặc trường tồn.
Sử sách còn lưu, năm 1802, khi Vua Gia Long lên ngôi đã chỉ thị cho triều thần mua gạch Bát Tràng để xây dựng các công trình trong hoàng cung. Người dân Bát Tràng cũng đã cung tiến rất nhiều gạch để xây dựng các công trình trong cố đô. Để ghi nhớ công sức góp gạch xây thành đó, vua Tự Đức đã phong tặng làng Bát Tràng danh hiệu: “Hiếu nghĩa quốc công”. Chính vì thế mà vào năm 2014 nhân dịp Festival Huế, lễ rước gốm và gạch Bát Tràng đã được tổ chức rất trang nghiêm, đi từ bờ sông Hương (phía ngoài cột cờ Huế) vào Vườn Thượng uyển với hàng trăm thiếu nữ tham gia và có tới 70 khách mời danh dự đến từ Bát Tràng.
Không bị bám rêu, “đông ấm hè mát”, chịu được lực va đập lớn… - những phẩm chất ấy của gạch Bát Tràng có được nhờ một quy trình sản xuất đặc biệt. Trước đây, khi người dân Bát Tràng còn nung gốm bằng những lò bầu cổ (loại lò này không còn được sử dụng ở Bát Tràng từ những năm 1990), người ta thường dùng 6 viên gạch đất xếp xung quanh mỗi sản phẩm gốm như một loại bao nung, giúp sản phẩm không bị bụi, muội và táp lửa. Các viên gạch chèn này được sử dụng nhiều lần, nung đi nung lại nhiều lần, nên bề mặt cực kỳ đanh, chắc, không bị ngấm nước, có thể sử dụng để xây tường không trát, vừa đẹp vừa bền.
Bát Tràng ngày nay không ai còn làm gạch theo lối cổ xưa. Các lò bầu ở đây hầu hết đã được thay thế bằng lò gas, tiện lợi hơn nhiều, lại giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm thời gian. Một số hộ làm nghề vẫn tiếp tục sản xuất và đưa ra thị trường loại gạch mang thương hiệu Bát Tràng, song cách thức sản xuất đã khác. Không nung “nhiều lửa” như xưa, đất dùng đóng gạch Bát Tràng ngày nay thường được mua ở Hà Giang, Bắc Ninh và Hải Dương - loại đất có hàm lượng nhôm lớn, có thể nung ở nhiệt độ cao. Sau khi được đập vụn, đất được đem ngâm ủ khoảng 10 ngày cho tơi, bở, nhào thành phôi, đóng khuôn rồi phơi khô, đưa vào lò nung liên tục trong nhiều ngày, nhưng chỉ nung một lần là ra thành phẩm. Dù chỉ một lửa, nhưng vẫn cứ là gạch Bát Tràng, một thương hiệu “hữu xạ tự nhiên hương”, trường tồn cùng Thăng Long – Hà Nội.
Tin liên quan
Tìm kiếm tài năng trẻ cho kịch nói
14:40 | 20/12/2020 Góc nhìn văn hóa
Người thật ngoài đời và nhân vật trong phim
09:00 | 29/11/2020 Góc nhìn văn hóa
Quyền lực của người hâm mộ
13:00 | 14/11/2020 Góc nhìn văn hóa
Nhu cầu sách giáo khoa sau bão lụt
10:00 | 07/11/2020 Góc nhìn văn hóa
Bài toán kép quản lý mạng xã hội
09:56 | 30/10/2020 Góc nhìn văn hóa
Tiếng Việt rất cần nền tảng lớp 1
09:32 | 16/10/2020 Góc nhìn văn hóa
Ai được quyền tước danh hiệu người đẹp?
09:00 | 10/10/2020 Góc nhìn văn hóa
Ngoại binh cho phim Việt
13:00 | 03/10/2020 Góc nhìn văn hóa
Game show thoái trào do đâu?
09:02 | 25/09/2020 Góc nhìn văn hóa
Tìm nguồn kịch bản cho điện ảnh
08:00 | 20/09/2020 Góc nhìn văn hóa
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics