Facebook Twitter youtube Tiktok

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học đáp ứng xu hướng phát triển hải quan hiện đại

(HQ Online) - Hải quan Việt Nam đang tập trung mọi nguồn lực xây dựng, chuẩn hóa và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, tái thiết kế hệ thống công nghệ thông tin (CNTT), hướng tới các tiêu chuẩn theo khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO). Để hiểu rõ hơn công tác nghiên cứu khoa học (NCKH) trong ngành Hải quan trong thời gian tới, Tạp chí Hải quan đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hải quan về vấn đề này.
Hải quan hướng tới ứng dụng công nghệ phân tích hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả thực thi
Tổ chức, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hải quan
Từng bước nâng cao hiệu quả quản lý, triển khai công tác nghiên cứu khoa học ngành Hải quan
Ong Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hải quan.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hải quan.

Xin ông cho biết, những năm gần đây trong công tác NCKH, Hải quan Việt Nam đã đạt được những kết quả gì?

Trước những khó khăn do dịch bệnh, cơ quan Hải quan đã chủ động tổ chức nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi tối đa nhất hỗ trợ DN trong hoạt động XNK, đảm bảo hàng hóa được thông quan nhanh chóng, góp phần thúc đẩy XK, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh các biện pháp thực thi, cơ quan Hải quan cũng xác định việc nghiên cứu cơ sở lý luận của các vấn đề khoa học là giải pháp căn cơ, lâu dài, là nền tảng để giải quyết những khó khăn theo lộ trình, mục tiêu cụ thể.

Ngoài ra, ngành Hải quan còn tích cực tham gia nghiên cứu nhiều nhiệm vụ khoa học cấp Bộ và là một trong những đơn vị dẫn đầu công tác NCKH của ngành Tài chính.

Trong đó, các nghiên cứu dài hơi, có tính chất dự báo, cung cấp cơ sở lý luận, đề xuất các giải pháp để giải quyết các vấn đề căn cơ, bắt kịp với sự thay đổi về phương thức, loại hình kinh doanh XNK trong thời gian tới, như: Nghiên cứu mô hình kiểm tra hàng hóa tập trung của Hải quan Việt Nam; Hải quan xanh; Hải quan trong nền kinh tế chia sẻ... hay tập trung nghiên cứu nhận diện một số thủ đoạn buôn lậu, trốn thuế trong những hình thái thương mại mới... Đặc biệt, nhiều đề tài đặt vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh toàn ngành Hải quan tập trung các nguồn lực xây dựng mô hình Hải quan số, hướng tới mô hình Hải quan thông minh, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, tái thiết kế hệ thống CNTT theo các tiêu chuẩn khuyến nghị của WCO.

Theo ông, kết quả đó đã đáp ứng được mục tiêu đặt ra trong công tác NCKH của ngành Hải quan theo từng giai đoạn hay chưa?

Trong giai đoạn 2020-2022, các nhiệm vụ NCKH của ngành Hải quan tập trung vào việc thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong cải cách, hiện đại hóa thủ tục hải quan, hoàn thiện thể chế đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ. Với phương châm khoa học là đổi mới, ngay từ năm 2021, Tổng cục Hải quan đã xây dựng định hướng cho giai đoạn 2 năm 2022-2023 phù hợp với định hướng NCKH của Bộ Tài chính cũng như xu hướng phát triển mang tính chất dài hạn của công tác quản lý hải quan. Nội dung định hướng cũng có nhiều thay đổi, ngoài các vấn đề chung, ngành Hải quan xác định phân rõ nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị. Việc phân chia này dần đưa các đơn vị địa phương tiếp cận vấn đề nghiên cứu, phát huy tính khoa học sáng tạo trong thực tiễn nghiệp vụ phát sinh; các đơn vị thuộc khối Tổng cục phát huy tính tham mưu tổng hợp những vấn đề mang tính dài hơi, hoạch định chính sách và xây dựng văn bản.

Đặc biệt, thời gian qua, thực hiện Công văn số 2995/TCHQ-NVKH ngày 28/6/2021 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về “Tăng cường công tác NCKH giai đoạn 2021-2030", lãnh đạo đơn vị các cấp trong toàn Ngành đã luôn quan tâm, tạo điều kiện triển khai thực hiện có hiệu quả công tác NCKH tại đơn vị mình. Trong đó, nhiều đề tài đã được triển khai nghiên cứu, đưa khoa học công nghệ vào nhiệm vụ quản lý hải quan, đáp ứng xu hướng gia tăng lưu lượng hàng hóa qua các cảng biển, các cửa khẩu đường bộ.

Có thể nói, hầu hết các đề tài NCKH của Ngành đã làm rõ các luận cứ khoa học về đổi mới công tác nghiệp vụ, đưa ra các quan điểm và giải pháp, kiến nghị mới về lĩnh vực chuyên môn hỗ trợ đắc lực cho việc hoạch định chính sách, định hướng phát triển của Hải quan Việt Nam. Nhiều đề tài sau khi được nghiệm thu đã trở thành tài liệu tham khảo bổ ích giúp cho các CBCC trong và ngoài Ngành có cách nhìn khái quát và biện chứng sâu hơn về các quy trình nghiệp vụ hải quan. Các đề tài còn là giải pháp trực tiếp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động tác nghiệp của ngành hay làm cơ sở khoa học để xây dựng các văn bản, chính sách. Ngoài ra, các đề tài còn là tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan, cẩm nang tham khảo để giải quyết một số vướng mắc trong quá trình làm thủ tục hải quan cho DN.

Trong quá trình triển khai nhiệm vụ NCKH thời gian qua còn tồn tại những khó khăn, hạn chế gì, thưa ông?

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác NCKH của ngành Hải quan vẫn gặp phải một số khó khăn. Cụ thể, lực lượng NCKH vẫn chủ yếu tập trung vào một số cán bộ lãnh đạo, cán bộ làm công tác chính sách tại khối cơ quan Tổng cục. CBCC, viên chức công tác tại các đơn vị địa phương ít cơ hội tiếp cận nghiên cứu, hoặc chưa được sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo đơn vị, trong khi đó thực tiễn phát sinh nhiều vướng mắc, nhiều khó khăn cần phải giải quyết bằng các luận cứ khoa học; nguồn kinh phí dành cho công tác NCKH còn hạn chế, do đó chưa đáp ứng hết nhu cầu nghiên cứu đặt ra.

Ngoài ra, ngành Hải quan chưa có nhiều hội thảo chuyên đề NCKH để kết nối giữa các nhà chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài Ngành với các CBCC Hải quan. Việc kiểm tra tiến độ trực tiếp tại đơn vị nghiên cứu cũng như việc kịp thời tháo gỡ khó khăn cho chủ nhiệm đề tài và đơn vị chủ trì còn hạn chế... Điều này cũng ảnh hưởng tiến tiến độ nghiên cứu và chất lượng sản phẩm.

Thưa ông, để giải quyết những vấn đề đó và từng bước nâng cao chất lượng công tác NCKH, trên cương vị là Cơ quan thường trực Hội đồng khoa học, ngành Hải quan cần phải có những giải pháp gì để mang lại hiệu quả tối đa?

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà nước về hải quan, yêu cầu Hải quan Việt Nam cần xây dựng mô hình quản lý hiện đại, chuyên nghiệp nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại hợp pháp, đảm bảo an ninh, an toàn cộng đồng và bảo vệ lợi ích quốc gia.

Với những yêu cầu đặt ra, Hải quan Việt Nam xác định, công tác NCKH trong năm 2023 và cả giai đoạn 2021- 2030 cần tăng cường tập trung vào các lĩnh vực như: hoàn thiện thể chế đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hải quan, tạo thuận lợi thương mại, thực hiện các cam kết quốc tế, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hải quan, hoàn thiện tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực. Trong đó, nghiên cứu các vấn đề mới với mô hình Hải quan số, hướng tới mô hình Hải quan thông minh, Hải quan xanh, quản lý biên giới thông minh...

Với vai trò là cơ quan thường trực, Viện Nghiên cứu hải quan cũng sẽ tập trung tham mưu cho Lãnh đạo Tổng cục chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu đề xuất cải cách, sửa đổi, bổ sung hệ thống chính sách thuế; hoàn thiện pháp luật về hải quan trên cơ sở áp dụng các chuẩn mực, khuyến nghị của WCO, các thông lệ của hải quan các nước trong khu vực và trên thế giới, nội luật hóa sâu rộng các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia; nghiên cứu tổng kết, đánh giá công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách đối với lĩnh vực hải quan sau hơn 35 năm đổi mới ở Việt Nam; nghiên cứu các công cụ, biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan, tạo thuận lợi thương mại, đảm bảo an ninh kinh tế và an ninh quốc gia.

Song song với đó, Viện Nghiên cứu hải quan sẽ tăng cường hoạt động phổ biến, trao đổi, cung cấp các thông tin khoa học trong lĩnh vực hải quan với các tổ chức trong nước và quốc tế. Xây dựng cơ chế phối hợp với các đơn vị trong và ngoài Ngành, triển khai các đề tài có sự liên kết phối hợp của hai hay nhiều đơn vị để tận dụng tối đa nguồn nhân lực NCKH ngành Hải quan.

Đặc biệt, Viện Nghiên cứu hải quan bắt tay thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ gắn chặt vào hoạt động thực tiễn, nhằm giải quyết các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Hải quan đã đặt ra trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Xin cảm ơn ông!

Nụ Bùi (thực hiện)

Tin liên quan

Hải quan nỗ lực thực hiện 4 nghị quyết trụ cột

Hải quan nỗ lực thực hiện 4 nghị quyết trụ cột

Nhận thức được tầm quan trọng của “bộ tứ trụ cột” trong tạo đột phá đối với ngành Hải quan, Đảng ủy, lãnh đạo Cục Hải quan đã quán triệt toàn Ngành, tập trung nguồn lực, trí tuệ để triển khai 4 nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị.
Hải quan Hữu Nghị: Báo động tình trạng gian lận trong khai báo hải quan

Hải quan Hữu Nghị: Báo động tình trạng gian lận trong khai báo hải quan

Từ đầu năm 2025 đến nay, Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Chi cục Hải quan khu vực VI) đã phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ việc DN XNK hàng hóa gian lận trong khai báo hải quan. Hàng hóa gian lận đều là hàng giả mạo nhãn hiệu, vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng không được phép NK vào Việt Nam.
Hải quan ổn định bộ máy, nhân sự theo mô hình mới

Hải quan ổn định bộ máy, nhân sự theo mô hình mới

Đén nay, ngành Hải quan đã khẩn trương kiện toàn bộ máy tổ chức, nhân sự các Chi cục Hải quan khu vực đáp ứng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp theo Quyết định số 2019/QĐ-BTC ngày 11/6/2025 (sửa đổi, bổ sung Quyết định số 382/QĐ-BTC ngày 26/2/2025 của Bộ Tài chính) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan.
Hải quan khu vực X quản lý địa bàn Thanh Hóa, Sơn La

Hải quan khu vực X quản lý địa bàn Thanh Hóa, Sơn La

Sau khi tổ chức lại theo chính quyền địa phương 2 cấp, Chi cục Hải quan khu vực X quản lý địa bàn 2 tỉnh là Thanh Hóa và Sơn La.
Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực qua địa bàn do Hải quan khu vực XII quản lý

Hàng hóa xuất nhập khẩu chủ lực qua địa bàn do Hải quan khu vực XII quản lý

Qua ghi nhận của Chi cục Hải quan khu vực XII, nửa đầu năm 2025 có hàng chục ngành hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ lực qua các địa bàn do đơn vị quản lý.
Hải quan Việt Nam thảo luận định hướng phát triển Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới

Hải quan Việt Nam thảo luận định hướng phát triển Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới

Thực hiện nghĩa vụ thành viên trong khuôn khổ hợp tác ASEAN, từ ngày 7-9/7/2025, Hải quan Việt Nam đã tổ chức Cuộc họp lần thứ 35 của Nhóm làm việc về pháp lý một cửa ASEAN tại Đà Nẵng.
Chi cục Hải quan khu vực XIX có 4 Phó Chi cục trưởng

Chi cục Hải quan khu vực XIX có 4 Phó Chi cục trưởng

Ngày 6/7, Chi cục Hải quan khu vực XIX tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan về việc bổ nhiệm, điều động bổ nhiệm các chức danh Phó Chi cục trưởng và các lãnh đạo chủ chốt của đơn vị.
Hải quan khu vực II: Truy tìm doanh nghiệp, thu hồi nợ thuế hiệu quả

Hải quan khu vực II: Truy tìm doanh nghiệp, thu hồi nợ thuế hiệu quả

Xác minh doanh nghiệp nợ thuế, Chi cục Hải quan khu vực II phát hiện hơn 1.000 doanh nghiệp nợ trên 800 tỷ đồng tiền thuế xuất nhập khẩu (XNK) không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh.
Hải quan Thái Bình hoạt động ổn định theo mô hình mới, thông quan lượng hàng hóa hơn 3 tỷ USD

Hải quan Thái Bình hoạt động ổn định theo mô hình mới, thông quan lượng hàng hóa hơn 3 tỷ USD

Những ngày đầu vận hành theo mô hình mới của chính quyền địa phương 2 cấp, Hải quan Thái Bình (Chi cục Hải quan khu vực IV) duy trì sự ổn định về bộ máy tổ chức, đảm bảo thông quan hàng hóa thông suốt cho cộng đồng doanh nghiệp.
Thông tin tài khoản thu ngân sách tại các đơn vị thuộc Hải quan khu vực IV

Thông tin tài khoản thu ngân sách tại các đơn vị thuộc Hải quan khu vực IV

Ngoài việc thông tin về tài khoản thu ngân sách tại các đơn vị hải quan ngoài cửa khẩu thuộc Chi cục, Chi cục Hải quan khu vực IV còn thông báo cụ thể các đầu mối để hỗ trợ doanh nghiệp.
Hải quan khu vực VII nỗ lực ổn định bộ máy, tăng thu ngân sách

Hải quan khu vực VII nỗ lực ổn định bộ máy, tăng thu ngân sách

6 tháng đầu năm, hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Chi cục Hải quan khu vực VII đối mặt nhiều thách thức, nhất là xuất khẩu qua địa bàn trọng điểm là Lào Cai.
Số hóa để giảm tỷ lệ kiểm tra trong thủ tục hải quan

Số hóa để giảm tỷ lệ kiểm tra trong thủ tục hải quan

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Tổng cục Hải quan (nay là Cục Hải quan) tại công văn số 128/TCHQ-TCCB ngày 8/1/2025 nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, tạo thuận lợi thương mại, ngành Hải quan phấn đấu tỷ lệ phân luồng Xanh 70%, tỷ lệ phân luồng Vàng 25%, tỷ lệ phân luồng Đỏ không quá 5%.
Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XII ghi nhận nhiều kết quả nổi bật

Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XII ghi nhận nhiều kết quả nổi bật

Cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, thu hút đầu tư, du lịch trên địa bàn là những kết quả nổi bật của Chi cục Hải quan khu vực XII trong nửa đầu năm 2025.
Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự Chi cục Hải quan khu vực XX

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự Chi cục Hải quan khu vực XX

Ngày 5/7, Chi cục Hải quan khu vực XX tổ chức Hội nghị công bố các quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Chi cục và các lãnh đạo chủ chốt của đơn vị.
Hải quan khu vực XX hướng dẫn doanh nghiệp quy định về ưu đãi đầu tư

Hải quan khu vực XX hướng dẫn doanh nghiệp quy định về ưu đãi đầu tư

Nhiều nội dung quan trọng về hàng hóa nhập khẩu của đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư đã được Chi cục Hải quan khu vực XX hướng dẫn cho doanh nghiệp.
Nửa đầu năm, quy mô kim ngạch qua Hải quan khu vực V xấp xỉ 100 tỷ đô

Nửa đầu năm, quy mô kim ngạch qua Hải quan khu vực V xấp xỉ 100 tỷ đô

Đến hết tháng 6/2025, Chi cục Hải quan khu vực V đã giải quyết thủ tục cho 783.847 tờ khai, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh trong tháng 6

Doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh trong tháng 6

Doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6/2025 ghi nhận tăng cao kỷ lục với mức tăng 61,4% về số doanh nghiệp.
Nghệ An: Xuất khẩu 6 tháng đạt 1,8 tỷ USD

Nghệ An: Xuất khẩu 6 tháng đạt 1,8 tỷ USD

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu bất định, kim ngạch XK hàng hóa của Nghệ An trong 6 tháng đầu năm đạt 1,8 tỷ USD, tăng mạnh 25,1% so với cùng kỳ năm 2024.
Ra mắt trung tâm ươm tạo nhân lực số cho thương mại điện tử và logistic

Ra mắt trung tâm ươm tạo nhân lực số cho thương mại điện tử và logistic

VISTEC đảm nhận vai trò giải quyết bài toán nhân lực chất lượng cao - một trong những rào cản lớn nhất của TMĐT.
Khai sửa đổi, bổ sung trị giá hàng hóa nhập khẩu đã thông quan

Khai sửa đổi, bổ sung trị giá hàng hóa nhập khẩu đã thông quan

Đó là vướng mắc của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gửi đến đề nghị cơ quan Hải quan giải đáp và hướng dẫn.
Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu

Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu

Indonesia siết nhập khẩu dệt may nhưng nới lỏng nhiều nhóm hàng khác, doanh nghiệp Việt cần sớm thích ứng.
(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

Hiện nay, hộ, cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) có thể nộp thuế qua các kênh sau:
(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

Trong 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội, thì có 7 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất toàn thị trường tính đến ngày 30/6/2025.
(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tạo tài khoản định danh điện tử, Cục Thuế đã chỉ ra một số điểm cần lưu ý.
(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, cơ cấu tố chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
Phiên bản di động