Dạy học trực tuyến - cần hành lang pháp lý rõ ràng
Hà Nội: Bắt đầu tuyển sinh trực tuyến cấp học mầm non | |
Hà Nội: Đăng ký tuyển sinh trực tuyến đầu cấp diễn ra thuận lợi | |
Hà Nội: Khảo sát chất lượng học sinh lớp 12 bằng hình thức trực tuyến |
Việc dạy học trực tuyến muốn đạt hiệu quả cao cần có sự chuẩn bị kỹ càng về giáo viên, phương tiện kỹ thuật. Ảnh: DN |
Phù hợp với xu thế
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, dạy học trực tuyến không chỉ là giải pháp tạm thời trong diễn biến phức tạp, khó lường của dịch Covid-19, mà mô hình này còn là cơ hội mở rộng tiếp cận giáo dục cho học sinh, nhất là khi học sinh không thể đến trường vì những lý do khách quan; bổ trợ tích cực cho phương thức dạy học truyền thống nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy và học, khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên và học sinh; góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành GD&ĐT.
Ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho rằng, thời gian qua tỉnh đã nỗ lực rất lớn trong việc dạy học trực tuyến nhằm thực hiện mục tiêu “Tạm dừng đến trường, không dừng việc học”. Cụ thể, tỉnh Nghệ An đã huy động tất cả các nguồn lực địa phương để tổ chức dạy học qua internet, truyền hình. Đến nay, ở cấp THPT đã có gần 80%, THCS 70% tham gia học tập theo các hình thức này.
Tuy nhiên, lãnh đạo Sở GD&ĐT Nghệ An cũng băn khoăn hiện vẫn chưa có văn bản nào công nhận tính pháp lý của việc dạy và học trực tuyến cũng như kết quả các chương trình học trực tuyến ở bậc phổ thông.
Một số chuyên gia khác cũng lo lắng liệu hình thức trực tuyến có thể thay thế được việc học tập trung? Thời gian học trực tuyến có được công nhận là thời gian tích lũy chính thức trong cả quá trình học, tỷ lệ học trực tuyến nên tính như thế nào trong tổng thể chương trình?
Trước các luồng ý kiến nêu trên, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ đã đưa ra dự thảo Thông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, trong đó có các quy định 3 hình thức dạy học trực tuyến là dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp, thay thế một phần quá trình dạy học trực tiếp và thay thế hoàn toàn quá trình dạy học trực tiếp.
Về điều kiện triển khai dạy học trực tuyến, theo ông Thành, các nhà trường cần chuẩn bị điều kiện về tâm lý sẵn sàng tiếp nhận của giáo viên và học sinh; lên phương án về hình thức dạy học trực tuyến, tiếp đó là điều kiện về phần mềm để dạy học trực tuyến cần có những tính năng gì.
Khi xác định dạy học trực tuyến theo hình thức nào, dùng phần mềm dạy học trực tuyến ra sao, giáo viên ở cơ sở đó sẽ được tập huấn cụ thể kỹ năng sử dụng phần mềm phù hợp. “Sẽ không có việc yêu cầu một giáo viên ở vùng sâu, vùng xa tập huấn sử dụng một phần mềm ở mức độ quá cao mà trường học chưa dùng tới hoặc ngược lại”, ông Thành khẳng định.
Với băn khăn của nhiều lãnh đạo cơ sở giáo dục và giáo viên về công nhận kết quả dạy học trực tuyến, theo đại diện Bộ GD&ĐT, với đánh giá định kỳ thì dù dạy học theo hình thức nào cũng buộc phải thực hiện bằng hình thức trực tiếp và tập trung tại cơ sở giáo dục phổ thông. Việc xét và công nhận kết quả học tập trực tuyến của học sinh được thực hiện như hình thức học tập trực tiếp.
Liều lượng thế nào là hợp lý?
Cho rằng việc ban hành thông tư về dạy học trực tuyến là cần thiết song theo bà Hoàng Thị Yến, Hiệu trưởng trường THCS Nam Từ Liêm, Bộ GD&ĐT cần làm rõ trong trường hợp học sinh không đến trường, việc tính tiết tối thiểu/tuần cho giáo viên sẽ ra sao.
“Trường hợp học sinh không thể đến trường thì quy định chương trình học điều chỉnh ra sao? Giáo viên, học sinh không có thiết bị dạy học, hoặc nơi ở không có đường truyền, nhà trường tổ chức dạy học trực tuyến tại trường như thế nào? Việc quy định xếp thời khóa biểu tối đa là bao nhiêu tiết/ngày để bảo đảm sức khỏe cho giáo viên, học sinh?”, bà Yến đặt câu hỏi.
Ở một khía cạnh khác, thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie-Curie Hà Nội lo ngại, dù thời gian tới sẽ có Thông tư quy định dạy học trực tuyến song nhìn từ thực tế thời gian qua cho thấy hiệu quả việc này chưa cao. Chẳng hạn, tại một trường học trên địa bàn Thủ đô có nhiều điều kiện thuận lợi về giáo viên, máy móc, phương tiện kỹ thuật mà hiệu quả dạy học trực tuyến không đạt 50%. Đó còn chưa kể, học sinh nhỏ tuổi, lớp 1- 2, bố mẹ đi làm, không ở bên kèm cặp hay học sinh vùng sâu, vùng xa, không có điều kiện cơ sở vật chất việc dạy học trực tuyến sẽ gặp muôn vàn khó khăn.
Khi triển khai dạy học trực tuyến, nhiều giáo viên cũng lo lắng với đối tượng học sinh lớp 1. Theo chia sẻ của một giáo viên tại trường Tiểu học Láng Thượng, Hà Nội, dạy học trực tiếp trên lớp, cô viết mẫu, hướng dẫn, sau đó đi kiểm tra từng em vẫn có nhiều học sinh làm sai, huống hồ dạy khi dạy trực tuyến, giáo viên làm sao dạy được trẻ điểm đặt bút, dừng bút, chứ chưa nói tới các kỹ năng khác.
Theo ý kiến của thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THCS-THPT Lê Quý Đôn, việc đưa ra hành lang pháp lý cho việc dạy học trực tuyến là cần thiết trong bối cảnh hiện nay song để nâng cao hiệu quả, giáo viên phải thay đổi tư duy, tăng cường sự chủ động, cẩn thận khi soạn bài, hạn chế tối đa các sai sót trong quá trình giảng dạy. Giáo viên cần phải được tập huấn đại trà về ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là nhà quản lý giáo dục phải thật sự chủ động trong hướng dẫn giáo viên triển khai và quản lý chất lượng tiết dạy trực tuyến
"Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cần có lộ trình để các nhà trường chuẩn bị về cơ sở hạ tầng một cách đồng đều. Đặc biệt, Bộ GD&ĐT cần đưa ra một số phần mềm hiệu quả, có tính an toàn cao để các trường lựa chọn. Ngoài ra, khi triển khai dạy học trực tuyến cần có sự phối hợp hiệu quả từ phụ huynh, học sinh, giáo viên để tránh tình trạng học sinh lợi dụng học trực tuyến để vào các trang web khác, chơi game”, thầy Bình nêu ý kiến.
Với lo ngại các trường tư thục sẽ có tình trạng loạn thu khi dạy học trực tuyến, đại diện Bộ GD&ĐT khẳng định, học phí được thiết kế theo chương trình chính khoá được công bố ngay từ đầu năm học chứ không phải vì có kết hợp dạy học trực tuyến mà các cơ sở giáo dục thu thêm học phí.
Còn việc dạy học trực tuyến theo nhu cầu người học, ngoài giờ chính khoá, ngoài chương trình thì cũng sẽ phải áp dụng theo những quy định hiện hành về dạy học theo nhu cầu người học.
Tin liên quan
Nhiều địa phương đã lại chuyển sang học trực tuyến
15:52 | 21/02/2022 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội điều chỉnh lịch đến trường của học sinh tại 4 quận, huyện
19:51 | 08/01/2022 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều địa phương cho học sinh tạm dừng đến trường do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp
14:05 | 26/11/2021 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
15:22 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
09:28 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
14:00 | 22/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
Tạp chí Hải quan 35 năm chung sức, chung lòng với Tổng cục Hải quan
Tạp chí Hải quan 35 năm góp sức xây dựng hình ảnh Hải quan Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại
Vedan Việt Nam trao tặng hơn 1.000 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics