Đau đầu với những khoản thuế nợ đọng
![]() |
Hoạt động nghiệp vụ tại Chi cục Hải quan Yên Phong, Cục Hải quan Bắc Ninh. Ảnh: T.Trang.
Nợ “treo”từ năm này qua năm khác
Phó cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan Lê Đức Thành chia sẻ, hiện trên hệ thống quản lý thuế của cơ quan Hải quan đang hiển thị nhiều khoản nợ thuế, trong đó có những khoản nợ thuế rất nhỏ, có khoản nợ chỉ vài chục nghìn đồng từ năm 1994, vì không tìm ra được “chủ nợ” và cũng không có văn bản nào của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hoặc xóa nợ, do đó khoản nợ này cứ thế “treo” từ năm này qua năm khác.
Không chỉ riêng khoản nợ thuế XNK, những khoản nợ phí, lệ phí hải quan cũng khiến cơ quan Hải quan đau đầu. Lệ phí hải quan chỉ 20.000 đồng cho 1 tờ khai, tuy nhiên có trường hợp DN nợ tới vài triệu đồng tiền lệ phí hải quan, trong khi đó hiện không có bất kỳ văn bản nào của Bộ Tài chính cho phép cơ quan Hải quan cưỡng chế trong trường hợp DN nợ lệ phí, vì vậy, cơ quan Hải quan rất vất vả trong việc thu đòi những khoản nợ này.
Thực tế, các khoản nợ thuế tồn đọng là các khoản phát sinh do cơ chế chính sách cũ (Luật Thuế XK, thuế NK) cho phép DN được ân hạn thuế. Các DN lợi dụng quy định này, sau khi XNK hàng hóa đã bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh hoặc tự giải thể để thành lập DN mới. Một số DN nợ thuế mặc dù đang hoạt động nhưng không có khả năng trả nợ do kinh doanh thua lỗ, khó khăn về tài chính, tài sản đã mang đi thế chấp, cầm cố. Một số DN nợ thuế quá lâu (từ 10 năm đến 20 năm), hiện không còn tồn tại trên hệ thống của cơ quan quản lý thuế, không nằm trong diện được xóa nợ.
Hiện số nợ thuế của ngành Hải quan được phân ra 3 nhóm: Nhóm nợ có khả năng thu; nhóm nợ khó thu; nhóm nợ chờ xóa, xét miễn, giảm, được giảm, khoanh, gia hạn. Tính đến thời điểm 28/02/2018, số tiền nợ thuế của ngành Hải quan là 5.405,89 tỷ đồng, trong đó: nhóm nợ có khả năng thu là 1.433,37 tỷ đồng, nhóm nợ quá hạn chờ xóa, xét miễn, giảm là 113,19 tỷ đồng (giảm 13,22 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2017; nhóm nợ khó thu hồi là 3.859,34 tỷ đồng.
Có thể thấy, từ khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế có hiệu lực, DN không còn được nợ thuế, mà phải nộp thuế ngay khi thông quan hàng hóa (DN chỉ được nợ thuế khi có tổ chức tín dụng bảo lãnh), đã giúp ngành Hải quan giảm thiểu được nợ thuế và không phát sinh nợ mới. Vì vậy, số nợ thuế hiện tại của ngành Hải quan chủ yếu là nợ cũ còn lại trước khi Luật Quản lý thuế có hiệu lực và nợ do ấn định thuế từ khâu kiểm tra sau thông quan.
Trong công tác quản lý nợ, cơ quan Hải quan cũng đã định rõ các tiêu chí phân loại nợ theo những nhóm nợ cụ thể: Nhóm nợ khó thu; nhóm nợ chờ xóa, chờ miễn thuế, giảm, gia hạn, nộp dần; nhóm nợ có khả năng thu. Các bước thực hiện phân loại nợ và lập hồ sơ theo dõi người nộp thuế. Tuy nhiên, đau đầu nhất với cơ quan Hải quan vẫn là các loại nợ khó thu, đến thời điểm hiện nay, con số nợ này là 3.859,34 tỷ đồng. Số nợ này bao gồm: Nợ của DN đã giải thể, nợ của DN đã phá sản, nợ của người nộp thuế có liên quan đến trách nhiệm hình sự, nợ của người nộp thuế có khiếu nại, khởi kiện chưa chịu nộp theo quyết định truy thu, ấn định thuế của cấp có thẩm quyền, nợ của DN không còn hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa điểm đăng ký kinh doanh, ngừng và tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
Thu không được, xóa cũng khó
“Ôm” các khoản nợ từ năm này qua năm khác, đã áp dụng mọi biện pháp cưỡng chế nhưng không thu được nợ, vì vậy một trong những nội dung được Hải quan các tỉnh, thành phố kiến nghị nhiều nhất là quy định về cưỡng chế và xóa nợ thuế.
Kiến nghị về công tác quản lý nợ thuế, theo Cục Hải quan Bình Dương và Cục Hải quan Hà Nội, mặc dù Luật Quản lý thuế đã quy định một số trường hợp được xóa nợ tiền thuế nhưng chưa bao gồm hết những trường hợp phát sinh trong thực tế. Có những trường hợp DN nợ thuế đã quá 10 năm, nhưng cơ quan Hải quan không thể áp dụng hết các biện pháp cưỡng chế theo Luật quy định vì các DN này đã được các cơ quan có thẩm quyền (như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các Khu công nghiệp, UBND tỉnh…) ra quyết định chấm dứt hoạt động hoặc giải thể trước thời điểm Luật có hiệu lực (1-7-2006). Hoặc cả những trường hợp nhiều chủ DN nước ngoài bỏ trốn về nước khi chưa hoàn thành nghĩa vụ về thuế.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ thuế, các cục hải quan gặp khó khăn và không thực hiện được các biện pháp cưỡng chế (khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập; kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên, thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ…). Nguyên nhân là do cơ quan Hải quan không có cơ sở để xác định về tiền lương, thu nhập, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế. Luật Quản lý thuế không quy định cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về tài sản các loại của DN. Mặt khác, nhiều DN phát sinh nợ thuế từ lâu, đã thực hiện thu hồi Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh, đã giải thể nên không thể thực hiện các biện pháp cưỡng chế trên. Không những thế, biện pháp khấu trừ tiền lương hoặc thu nhập chỉ có thể áp dụng với cá nhân nợ thuế, không thể áp dụng với DN nợ thuế.
Từ thực tế trên, hai đơn vị này cùng kiến nghị, cần xây dựng cơ chế xóa nợ thuế phù hợp, đơn giản hóa quy trình xóa nợ tiền thuế, tiền phạt chậm nộp, tiền xử phạt đối với DN mất tích, phá sản, bỏ trốn để vừa tránh thất thu ngân sách, vừa giảm áp lực, thời gian và công sức cho cơ quan quản lý thuế.
Liên quan đến vấn đề này, Cục Hải quan Lạng Sơn kiến nghị, cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan cần có những biện pháp cưỡng chế hiệu quả hơn, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Đồng thời cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động của các DN để ngăn chặn hiện tượng trốn tránh thực hiện trách nhiệm nộp thuế truy thu, tiền phạt xử phạt vi phạm hành chính trong công tác kiểm tra sau thông quan.
Đặc biệt cần xem xét lại quy định về các trường hợp được xóa nợ thuế, trong đó yêu cầu cơ quan quản lý thuế phải áp dụng hết các biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 93 Luật Quản lý thuế. Đối với quy định này, cơ quan Hải quan không thể thực hiện được do vướng mắc về quyền sở hữu được quy định tại Hiến pháp và trình tự thủ tục thực hiện đối với các trường hợp này hết sức phức tạp.
Bên cạnh đó, Hải quan Lạng Sơn cũng đề nghị mở rộng đối tượng được xóa nợ thuế đối với các khoản nợ thuế trên 10 năm mà cơ quan Hải quan đã thực hiện các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế nhưng không thu hồi được.
Có cùng ý kiến trên, đại diện Cục Hải quan Đồng Nai và Khánh Hòa cho rằng, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan cần có những kiến nghị để sửa đổi về trường hợp DN phát sinh các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt chưa đủ 10 năm mà cơ quan Hải quan đã áp dụng đủ các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế vẫn không thu được tiền, trong khi đó, chủ DN đã bỏ trốn, mất tích, không có đối tượng để thu hồi nợ thuế, DN đã bị thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề… đề xuất lập hồ sơ xóa nợ (không cần đủ 10 năm).
Có thể thấy, cơ chế xóa nợ thuế là nội dung mà tất cả hải quan tỉnh, thành phố đều nêu ra và đề xuất kiến nghị. Đa số ý kiến của hải quan các tỉnh, thành phố đều cho rằng, cần bổ sung quy định cụ thể việc xóa nợ thuế đối với những khoản nợ khó đòi và mở rộng đối tượng được xóa nợ thuế trên 10 năm mà các cơ quan quản lý thuế đã thực hiện đầy đủ các biện pháp cưỡng chế nhưng không có hiệu quả.
Bộ Tài chính vừa có văn bản lấy ý kiến vào dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ, khoanh nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt không có khả năng thu hồi. Số tiền ước tính xóa nợ lên đến 26,5 nghìn tỷ đồng. Trong đó, Bộ Tài chính đề nghị xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với những trường hợp không còn khả năng thu do người nộp thuế thực tế đã giải thể (trừ trường hợp giải thể để chia tách, sáp nhập, chuyển đổi), phá sản hoặc chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh, thực tế không còn hoạt động trước năm 2017. Những đối tượng này không còn khả năng nộp ngân sách và đã được cơ quan đăng ký kinh doanh thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Về thẩm quyền xử lý, Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định xóa nợ đối với trường hợp từ 10 tỷ đồng trở lên. Bộ trưởng Tài chính xóa nợ với trường hợp từ 5-10 tỷ đồng. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định xóa nợ với trường hợp dưới 5 tỷ đồng. |
Tin liên quan

(INFOGRAPHICS) 12 cửa khẩu, lối mở, trụ sở các đơn vị thuộc quản lý của Chi cục Hải quan khu vực VI
10:38 | 01/07/2025 Hải quan

Thông tin mã, tài khoản chuyên thu, tạm thu, tạm giữ của 19 chi cục hải quan khu vực
10:33 | 01/07/2025 Hải quan

Hệ thống CNTT hải quan vận hành ổn định theo mô hình chính quyền mới
09:32 | 01/07/2025 Hải quan

Hải quan Hà Nam đối thoại, gỡ vướng cho doanh nghiệp
09:03 | 01/07/2025 Hải quan

Chuyển Hải quan Hải Dương và Hải quan Thái Bình về các chi cục mới
15:40 | 30/06/2025 Hải quan

Tập trung thực hiện Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh
15:38 | 30/06/2025 Hải quan

Tờ khai luồng Đỏ qua Hải quan khu vực IX chỉ chiếm 3,3%
15:29 | 30/06/2025 Hải quan

Hải quan sẵn sàng triển khai ngay mô hình tổ chức mới kể từ 1/7
15:18 | 30/06/2025 Hải quan

Phát động thi đua xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại
10:27 | 28/06/2025 Hải quan

Nhiều tập thể, cá nhân ngành Hải quan bền bỉ phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
18:28 | 27/06/2025 Hải quan

Tạm dừng tiếp nhận khai hải quan từ 22 giờ ngày 30/6
18:18 | 27/06/2025 Hải quan

Thứ trưởng Bùi Văn Khắng: Phải khẳng định được vai trò lực lượng Hải quan trên mặt trận chống buôn lậu
15:37 | 27/06/2025 Hải quan

Cục Hải quan tập trung chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ theo Nghị quyết 57
15:33 | 27/06/2025 Hải quan
Tin mới

Khởi động sàn giao dịch thương mại điện tử B2B “xanh” đầu tiên tại Việt Nam

Giá bán gas trong nước giảm mạnh

Hai nhà máy AI của FPT lọt TOP 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới

Tên gọi, trụ sở, địa bàn quản lý của 350 thuế cơ sở thuộc thuế tỉnh, thành phố

Doanh nghiệp SME siêu nhỏ được tái cấp hạn mức hoàn toàn tự động trên BIZ MBBANK

(LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Megastory/Longform

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Lộ trình chuyển đổi toàn diện cho hộ, cá nhân kinh doanh
13:42 | 24/06/2025 Infographics