Đảm bảo quyền lợi hài hoà các bên về bản quyền giống thanh long ruột đỏ LĐ1
Linh hoạt rải vụ thanh long, sầu riêng… để tránh ùn ứ tại cửa khẩu | |
Bộ NN&PTNT thông tin về việc nông dân ồ ạt chặt bỏ thanh long | |
Nhiều nhà nhập khẩu quan tâm nguồn thanh long Việt Nam chất lượng cao |
Thanh Long một trong những nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Ảnh: N.H |
Theo Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II (Cục Bảo vệ thực vật), về việc áp dụng mã số vùng trồng cho trái thanh long ruột trắng và thanh long ruột đỏ khi xuất khẩu qua thị trường Nhật Bản, hiện chỉ có giống thanh long ruột đỏ LĐ1 được Nhật Bản chấp nhận nhập khẩu.
Tuy nhiên, muốn có mã số vùng trồng thì phải có bản quyền giống, nhưng bản quyền giống LĐ1 đã được Viện cây ăn quả miền Nam chuyển nhượng bản quyền cho Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit (huyện Châu Thành, tỉnh Long An) từ năm 2017. Gần đây, có thông tin cho biết do chưa có mã số vùng trồng, nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng xuất khẩu trái thanh long ruột đỏ vào thị trường Nhật Bản và ách tắc lại số sản phẩm đã thu mua.
Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, cuộc họp nhằm giải quyết 2 vấn đề, thứ nhất là vấn đề bảo vệ quyền lợi hài hòa giữa Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit và các hợp tác xã, doanh nghiệp xuất khẩu thanh long giống LĐ1; thứ 2 là vấn đề Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit giải quyết quyền lợi đối với các nông dân, doanh nghiệp trồng và khai thác giống thanh long LĐ1 trước năm 2017.
Phát biểu tại buổi họp, bà Nguyễn Thị Kim Thoa, đại diện Công ty Hoàng Phát Fruit cho biết, trong thời gian đại dịch Covid-19, Hoàng Phát đã ký kết hợp đồng sản xuất với bà con nông dân, bao tiêu sản phẩm với giá 40.000 đồng/kg đối với sản phẩm đạt chuẩn xuất khẩu Nhật Bản, Hàn Quốc. Trừ các chi phí bà con nông dân có lãi từ 20.000 đồng/kg trở lên. Những bà con ký kết với Hoàng Phát hoàn toàn không gặp khó khăn trong suốt đại dịch vừa qua. Điều này cho thấy việc lựa chọn đúng giống, sản xuất đúng chuẩn và việc bảo hộ giống cây trồng cũng là bảo vệ quyền lợi cho bà con nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu, cần được nhân rộng và phát huy.
Bà Thoa cho biết, có một số công ty xuất khẩu sản lượng vẫn còn hạn chế do sản phẩm không đạt chất lượng, không đáp ứng tiêu chuẩn Nhật Bản, bị dính dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, gây mất lòng tin thị trường, người tiêu dùng ở Nhật Bản chứ không phải do vấn đề bản quyền.
Về vấn đề chia sẻ bản quyền giống thanh long LĐ1, bà Thoa cho biết, ngoài thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, nếu doanh nghiệp và nông dân cần chứng minh truy xuất nguồn gốc, Hoàng Phát sẵn sàng chia sẻ bản quyền không thu phí trong thời gian 5 năm tính từ thời điểm hiện tại. Đối với thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản, những nông dân đang trồng giống thanh long LĐ1 từ Viện cây ăn quả miền Nam cung cấp giống cây trồng khảo nghiệm, công ty Hoàng Phát sẵn sàng ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá cả hợp lý cho bà con nông dân theo tiêu chuẩn của thị trường Nhật Bản, cao hơn thị trường từ 20-30%.
Với những hợp tác xã có sử dụng giống LĐ1 muốn mở rộng sản xuất, có nhu cầu xuất đi Nhật Bản công ty cũng sẵn sàng tham gia hướng dẫn sản xuất theo tiêu chuẩn thị trường Nhật Bản và bao tiêu sản phẩm.
Theo đó, mức phí chia sẻ bản quyền giống LĐ1 cho các doanh nghiệp để xuất khẩu vào Nhật Bản là 30 đồng/kg với khối lượng xuất khẩu từ 5.000 – 15.000 tấn; 20 đồng/kg cho lượng xuất khẩu 1 năm từ 15.000-25.000 tấn; 10 đồng/kg cho lượng xuất khẩu từ 25.000 tấn trở lên.
Đồng thời, những doanh nghiệp muốn xuất khẩu thì công ty sẵn sàng kết hợp với sở Nông nghiệp các tỉnh thành, doanh nghiệp xuất khẩu cùng với chính quyền địa phương, gặp gỡ bà con nông dân ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá cả cam kết 40.000 đồng/kg trở lên và đặt cọc 30% với sự chứng kiến 3 bên (lãnh đạo tỉnh, công ty Hoàng Phát và doanh nghiệp muốn xuất khẩu).
Các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long đều đồng tình với việc đóng phí bản quyền giống thanh long ruột đỏ LĐ1. Tuy nhiên, có một số băn khoăn về việc trước khi Công ty Hoàng Phát Fruit sở hữu giống LĐ1, nhiều nông dân đã mua giống LĐ1 của Viện Cây ăn quả Việt Nam. Nhiều ý kiến cho rằng việc đã thương mại hoá giống nhưng sau đó Viện lại bán bản quyền cho doanh nghiệp là không phù hợp.
Thông tin về giống thanh long ruột đỏ LĐ1, ông Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam cho biết, giống thanh long ruột đỏ LĐ1 được Viện Cây ăn quả miền Nam lai tạo, khảo nghiệm và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận tạm thời, cho phép sản xuất thử tại các tỉnh phía Nam theo Quyết định số 3277/QĐ/BNN-KHCN ngày 23/11/2005.
Theo quy định tại Quyết định số 95/2007/QĐ-BNN ngày 27/11/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy định về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới, một trong những điều kiện để được công nhận giống chính thức thì giống LĐ1 phải được sản xuất thử nghiệm với quy mô diện tích tối thiểu là 50 ha.
Để đáp ứng được điều kiện này, Viện Cây ăn quả miền Nam đã giao cho Công ty tư vấn đầu tư và phát triển nghề vườn (đơn vị trực thuộc Viện) phối hợp với một số hộ nông dân để cùng tổ chức sản xuất thử. Do quy mô diện tích quá lớn, nguồn lực tài chính còn hạn hẹp, không có nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, khi tổ chức sản xuất thử nghiệm giống LĐ1, Viện đã có chủ trương thu một phần kinh phí của các hộ nông dân tham gia nhằm bù đắp một phần chi phí sản xuất giống và do đó vẫn phải xuất hóa đơn để đảm bảo các quy định về hóa đơn bán hàng của đơn vị kinh doanh nhưng không coi hoạt động này có tính thương mại.
Đến năm 2013, sau khi QCVN về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định (DUS) được ban hành, Viện đã tiến hành khảo nghiệm DUS để đăng ký bảo hộ giống theo quy định. Đến tháng 11/2016, sau khi kết thúc khảo nghiệm DUS, Viện đã nộp đơn xin bảo hộ giống LĐ1 và đã được cấp bằng bảo hộ.
Đến năm 2017, Viện Cây ăn quả miền Nam đã chuyển giao bản quyền giống thanh long LĐ1 cho Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit với giá 5 tỷ đồng.
Tin liên quan
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm khả năng cán đích 16 tỷ USD
14:57 | 05/11/2024 Xuất nhập khẩu
Honda Việt Nam: Lựa chọn hybrid cho ô tô
14:58 | 05/11/2024 Xe - Công nghệ
Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành xuất khẩu tỷ đô
07:45 | 06/11/2024 Kinh tế
Chanh leo Việt Nam “rộng đường” sang Australia
08:00 | 06/11/2024 Kinh tế
Tìm cơ hội tăng doanh thu ngành hàng không và bán lẻ du lịch
20:23 | 05/11/2024 Kinh tế
Bầu cử Tổng thống Mỹ có tác động tới giá vàng và thị trường chứng khoán?
20:18 | 05/11/2024 Kinh tế
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
08:49 | 05/11/2024 Kinh tế
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ngành điện tử vượt thách thức để vào sâu chuỗi cung ứng toàn cầu
Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ tiếp tục vận động trước khi điểm bỏ phiếu đóng cửa
Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan cần chuyển mình theo thương mại điện tử xuyên biên giới
Điều chỉnh chính sách để thích ứng trước tác động hai chiều của các FTA
Tháo gỡ điểm nghẽn
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK