Đã đến lúc sửa Luật Báo chí 2016 để phù hợp hơn với thực tiễn
Tồn tại nhiều bất cập
Phát biểu tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia "Cơ sở khoa học và thực tiễn chỉnh sửa Luật Báo chí 2016” do trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức ngày 10/6, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm cho biết, Luật Báo chí 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý để hoạt động báo chí phát triển, gia tăng quyền tự do báo chí, cũng như tự do ngôn luận trên báo chí của người dân được bảo đảm và phát huy trong khuôn khổ pháp luật.
Đồng thời nhanh chóng điều chỉnh nhiều vấn đề nảy sinh, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong hoạt động báo chí, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên, sau 6 năm có hiệu lực thi hành, Luật Báo chí đã có một số quy định bộc lộ bất cập, chưa đáp ứng được thực tiễn hoạt động báo chí. Điều này là tất yếu trước bối cảnh phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của khoa học, công nghệ, truyền thông hiện đại và báo chí cũng không đứng ngoài xu thế này. Do đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí năm 2016, trình Chính phủ trong năm 2023. Vào cuối tháng 3/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Báo cáo số 57IBC-BTTTT gửi Chính phủ về kết quả nghiên cứu, ra soát Luật Báo chí năm 2016 và kiến nghị sửa đổi, bổ sung. Báo cáo để chỉ ra 27 nội dung, nhóm nội dung có quy định bất cập, không phù hợp với thực tiễn của pháp luật báo chí. Những vấn đề này cho thấy việc sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 2016 cho phù hợp với thực tiễn là cần thiết, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho báo chí hoạt động, phát triển. Đồng thời khắc phục những tồn tại, bất cập, bổ sung quy định để điều chỉnh kịp thời những vấn đề phát sinh trong thực tiễn, đặc biệt là việc bao quát được sự phát triển của truyền thông và báo chí hiện đại.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại hội thảo. |
Sửa là cần thiết
Góp ý về sửa Luật Báo chí, TS Phan Văn Kiền, Viện trưởng Viện Đào tạo báo chí và tuyên truyền (Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn) nhận định, Luật Báo chí là hành lang pháp lý quan trọng nhất để báo chí hoạt động trong bối cảnh xã hội và bản thân báo chí đang có nhiều thay đổi, chuyển mình không ngừng và đa chiều như hiện nay. Tuy nhiên, trong Luật hiện hành vẫn còn những nội dung cần được làm rõ để phù hợp với hình hình phát triển nhanh, hiện đại của báo chí. Trong bối cảnh truyền thông số, mạng xã hội, các dạng truyền thông khác phát triển phức tạp, Luật Báo chí hiện nay quy định về quyền thông tin cá nhân còn quá đơn giản. Thông tin của người phạm tội trên báo chí Việt Nam hiện nay "cực kỳ phức tạp" bởi các thông tin của người phạm tội không liên quan đến hành vi phạm tội như gia đình, người thân... của họ đang được khai thác sâu, cực kỳ chi tiết.
“Thông tin của người phạm tội cần phải đưa, nhưng đưa ở mức độ nào cho phù hợp. Những vấn đề này cần có quy định rõ ràng hơn trong Luật Báo chí. Ngoài ra, hiện nay khi xử lý về vi phạm đối với báo chí đăng phát thông tin sai thì báo điện tử ngoài đăng lời xin lỗi còn phải gỡ bỏ thông tin sai, nhưng nếu đăng trên báo in thì mới chỉ có đăng cải chính thông tin. Từ đó đặt ra vấn đề trên báo điện tử thì có thể xóa được, còn báo in có thu hồi không? Bởi trong Luật Xuất bản, sách phát hành ra nếu không hợp lệ thì thu hồi, còn với báo in thì sao? Mặc dù ‘đời sống’ của một tờ báo in ngắn ngủi hơn so với cuốn sách nhưng giá trị lưu trữ của nó rất cao. Nếu những tờ báo in sai sót mà không thu hồi thì sẽ tồn tại mãi. Việc này Luật Báo chí cũng chưa đề cập", ông Kiền phân tích.
Còn theo nhà báo Trần Anh Tú, Phó Tổng biên tập phụ trách Tạp chí Thông tin và Truyền thông, để việc sửa đổi, hoàn thiện Luật Báo chí năm 2016 theo kịp tốc độ phát triển của báo chí hiện đại cần thiết phải có sự tham gia đồng hành tích cực trên cả phương diện lý luận và thực tiễn của đông đảo chuyên gia nghiên cứu, các chuyên gia xây dựng chính sách, các nhà quản lý và đội ngũ những người làm báo, làm luật trên toàn quốc.
Cho ý kiến về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, thực hiện chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, Bộ Tư pháp đã và đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 2016. Trên cơ sở quá trình nghiên cứu, tham khảo ý kiến chuyên gia, các cơ quan báo chí, tổng kết, đánh giá kỹ lưỡng việc thực hiện Luật Báo chí 2016, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cập nhật và bám sát các văn bản, nghị quyết, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương thời gian qua về công tác báo chí để đảm bảo thể chế hóa đầy đủ mục tiêu, quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng.
“Bên cạnh đó cần tổng kết thực tiễn, đánh giá kỹ lưỡng các khó khăn, vướng mắc về thể chế gây cản trở cho hoạt động của cơ quan báo chí cũng như công tác quản lý nhà nước về báo chí, nhất là trong bối cảnh đẩy mạnh chuyển đổi số báo chí. Xây dựng kế hoạch toàn diện, chi tiết về việc sửa đổi, bổ sung Luật, báo cáo Chính phủ về đề nghị xây dựng Luật và thực hiện quy trình theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo tiến độ, thời hạn được giao”, ông Nguyễn Thanh Tịnh cho biết thêm.
Tin liên quan
Báo chí luôn sát cánh cùng các hoạt động của ngành Hải quan trong năm 2024
15:47 | 24/12/2024 Hải quan
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất áp dụng mức thuế suất ưu đãi cho các cơ quan báo chí
17:59 | 28/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng giảm hơn 400 đồng/lít
15:29 | 26/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
16:20 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?
15:01 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới
09:00 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
16:29 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan và Hải quan Tây Ninh hưởng ứng chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics