"Cứu" gang thép Thái Nguyên: Cách tốt nhất là thoái hết vốn nhà nước
Không kịp thời giải quyết các vấn đề của dự án mở rộng giai đoạn 2, TISCO sẽ ngày càng thêm gánh nặng. Ảnh: Nguyễn Thanh. |
Lắp đặt khoảng 20-30% thiết bị
Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của TISCO chính thức được khởi công từ tháng 9/2007 nhưng đã phải tạm dừng thi công từ quý I/2013 do gặp khó khăn trong việc thu xếp nguồn vốn vì dự án bị kéo dài và tổng mức đầu tư điều chỉnh tăng cao (từ mức 3.843 tỷ đồng năm 2005 lên mức 8.104 tỷ đồng năm 2013, tăng 4.261 tỷ đồng so với ban đầu-PV).
Mặt khác, Hợp đồng tổng thầu (EPC) ký kết giữa Chủ đầu tư TISCO và Tổng thầu Trung Quốc là Công ty Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC) đã phát sinh nhiều vướng mắc đến nay vẫn chưa giải quyết được làm cho dự án càng bị kéo dài và khó khăn hơn.
Mới đây, đề cập tới dự án này, đại diện Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel) cho biết: Tổng số thiết bị đã lắp đặt ở dự án chiếm khoảng 20-30%, riêng lò cao đã lắp đặt được trên 60%. Những thiết bị chi tiết hơn của dự án vẫn để trong kho bảo quản; thiết bị cần bảo quản bằng máy lạnh cũng vẫn được đảm bảo.
"Điều quan trọng là dự án này chưa nghiệm thu, chưa hoàn thành cho nên về cơ bản nhiều thiết bị vẫn chưa được nhà thầu bàn giao cho TISCO. Hiện nay, điểm khó nhất của dự án là thiếu vốn để tiếp tục thi công”, đại diện VNSteel nói.
Trên thực tế, dù đang mang gánh nặng từ dự án mở rộng giai đoạn 2 "đắp chiếu" nhưng hoạt động của TISCO thời gian qua vẫn có lãi.
Theo dại diện VNSteel: "4 năm qua, cả sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp đều tăng trưởng. Doanh nghiệp vẫn có lãi, đảm bảo tiền lương trung bình 8,5 triệu đồng/tháng cho gần 5.000 lao động. 6 tháng đầu năm nay, doanh nghiệp cũng lãi mấy chục tỷ đồng”.
Báo cáo mới nhất của TISCO cho thấy: Nửa đầu năm nay, TISCO đạt doanh thu gần 5.500 tỷ đồng, nộp ngân sách 115 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất đạt 46 tỷ đồng.
“Trong điều kiện dự án giai đoạn 2 chưa có tiến triển, Vietinbank bán nợ của TISCO sang Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn do các ngân hàng chuyển nhóm nợ đối với công ty. Công ty tiếp tục chủ động làm việc với các ngân hàng, các đối tác cung cấp nguyên vật liệu và nhà phân phối, lập kế hoạch sản xuất đảm bảo có hiệu quả trong từng thời kỳ để lo vốn phục vụ sản xuất kinh doanh”, báo cáo nêu rõ.
Tốt nhất là thoái hết vốn nhà nước
Theo đại diện VNSteel, dù TISCO đang sản xuất có lãi nhưng gánh nặng từ dự án mở rộng giai đoạn 2 "đắp chiếu" khiến việc vay vốn ngắn hạn càng thêm khó. Đó là chưa kể tình trạng lãi mẹ đẻ lãi con ở dự án mở rộng giai đoạn 2 sẽ khiến TISCO càng để lâu càng mất thêm tiền.
Vì vậy, đề cập tới lối thoát cho dự án này, đại diện VNSteel nhấn mạnh: Thoái vốn là giải pháp tốt nhất cho dự án. Khi đã thoái vốn, theo quy định pháp luật, thông qua đấu giá, đảm bảo tính thị trường công khai, minh bạch và công bằng cho tất cả.
"Thoái vốn sớm, có nhà đầu tư mới vào, có năng lực tài chính, bơm nguồn tài chính vào vừa giải quyết dự án vừa nâng cao sản xuất”, đại diện VNSteel nói.
Liên quan tới dự án này, Bộ Công Thương cũng nêu rõ: Thời gian tới tập trung triển khai thực hiện phương án thoái vốn nhà nước theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ theo 2 trường hợp.
Trường hợp thứ nhất, giải quyết xong tranh chấp hợp đồng EPC của dự án và giải chấp được bảo lãnh của VNSteel cho TISCO tại VietinBank.
Trường hợp thứ hai, khi không giải quyết được hai vướng mắc này, báo cáo Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) để trình Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sau khi Bộ Công Thương bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại VNSteel về SCIC.
Tin liên quan
Gỡ khó cho những dự án chậm trễ của doanh nghiệp nhà nước
13:31 | 28/05/2023 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đề nghị truy tố 19 bị can gây thiệt hại hơn 803 tỉ đồng trong vụ gang thép Thái Nguyên
13:04 | 20/12/2020 Sự kiện - Vấn đề
“Sức khỏe” 12 đại dự án “đắp chiếu”: Lối nào cứu gang thép Thái Nguyên?
13:56 | 30/05/2019 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics