Covid-19 đã tác động như thế nào đến kinh tế Việt Nam?
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, cú sốc Covid-19 lên nền kinh tế nặng nề hơn rất nhiều so với các cú sốc từ cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á năm 1997 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Hai cú sốc sau làm cho tăng trưởng ở mức thấp nhất là 4,77% năm 1999 và 5,4% năm 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế này vẫn còn cao hơn so với năm 2020 (2,91%). Tuy nhiên, cú sốc Covid-19 có thể mang tính tạm thời, sẽ không kéo dài như hai cú sốc tài chính năm 1997 và 2008.
Phát biểu tại hội thảo, ông Bùi Nhật Quang, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, năm 2020, đại dịch Covid-19 có tác động khác nhau theo nhóm ngành. Những ngành có sự tiếp xúc giữa người với người lớn – ngoại trừ các ngành sản xuất vật tư, thiết bị y tế phòng chống, chữa bệnh - có tăng trưởng GDP giảm mạnh, nặng nhất là dịch vụ, đặc biệt là du lịch, vận tải, nhà hàng,…
Trong khi đó các ngành kinh tế phi tiếp xúc (14 ngành, hầu hết các ngành các ngành kinh tế số) chịu tác động tích cực mạnh nhất, nhất là giáo dục từ xa, thanh toán điện tử,… và các ngành có đầu vào là sản phẩm từ dầu/khí (nhựa, ure, cao su). Những tác động đa chiều này thúc đẩy tái cơ cấu/chuyển dịch cơ cấu cũng như cắt giảm chi phí kinh doanh và thay đổi quản trị doanh nghiệp các ngành.
Theo Viện Kinh tế Việt Nam, tác động đối với lĩnh vực tài chính-ngân hàng mang tính đa chiều, nhìn chung tích cực, nhất là thị trường chứng khoán do tăng giao dịch và số lượng nhà đầu tư. Tuy nhiên, hạn chế ở Việt Nam là sự bùng nổ giá chứng khoán, lợi nhuận công ty chứng khoán không kéo theo số lượng/giá trị IPO mới hay cổ phần hóa. Đây là điểm bất cập và khác biệt của Việt Nam. Các công ty bảo hiểm Việt Nam cũng tăng lợi nhuận do ít trường hợp tử vong trong khi lo ngại Covid tăng. Các ngân hàng tuy biên lợi nhuận giảm song vẫn tăng lợi nhuận; tuy nhiên, rủi ro nợ xấu tăng. Cả ba dạng tổ chức tài chính này đều hưởng lợi từ giá chứng khoán nắm giữ tăng mạnh.
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến người lao động đang làm việc trong hầu hết các ngành. Ảnh minh họa: H.Dịu |
Đối với lao động, tác động theo lĩnh vực hoạt động và kỹ năng là khác nhau. Theo đó, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến người lao động đang làm việc trong hầu hết các ngành, trong đó một số ngành có tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng lớn nhất là ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí, dịch vụ lưu trú và ăn uống (81,7%), vận tải kho bãi, hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ,…
Tuy nhiên, trình độ chuyên môn kỹ thuật càng cao, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm càng thấp. Lao động mất việc sụt giảm mạnh nhất ở những ngành dịch vụ có liên quan tới du lịch quốc tế, bao gồm ngành vận tải hàng không và ngành du lịch; ngành dịch vụ lưu trú giảm 29,9%; ngành hoạt động thể thao, vui chơi và giải trí,…
Dịch bệnh Covid-19 cũng làm cho nền kinh tế rơi vào mức độ bất ổn lớn hơn. Nợ công, nợ nước ngoài gia tăng; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ/thu ngân sách và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài quốc gia/xuất khẩu cũng gia tăng; nợ xấu trong hệ thống ngân hàng cũng có xu hướng tăng.
Theo ông Phạm Sỹ An, Trưởng phòng kinh tế vĩ mô và thể chế kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam, Covid-19 tác động làm suy giảm nhiều chỉ số phản ánh chất lượng tăng trưởng như hệ số ICOR, tăng từ 6,08 (năm 2019) lên 14,28 năm 2020; đóng góp của TFP vào GDP giảm từ 47,71% (năm 2019) xuống còn 37,48% năm 2020.
Ngoài ra, tăng trưởng năng suất lao động cũng giảm từ 6,28% năm 2019 xuống còn 5,4% năm 2020. Tuy nhiên, các chỉ số này có khả năng được cải thiện khi đại dịch Covid-19 đi qua và tăng trưởng kinh tế nước ta phục hồi lại vào năm 2021 (như dự báo của các tổ chức quốc tế cũng như của Viện Kinh tế Việt Nam).
Tin liên quan
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics