Con số biết nói từ số liệu thống kê hải quan
Xuất nhập khẩu gấp 1,9 lần GDP Năm 2017, quy mô GDP của nước ta ước tính khoảng 5 triệu tỷ đồng (tương đương khoảng 220 tỷ USD), trong khi ước tính kim ngạch xuất nhập khẩu có thể đạt 420 tỷ USD. Như vậy, trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu năm nay có quy mô gấp tới khoảng 1,9 lần GDP cả nước.
Để thiết lập được thành tích ấn tượng trong hoạt động xuất nhập khẩu không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của Chính phủ, của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại và Hải quan Việt Nam trong quyết tâm cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan hàng hóa.
Với sự nỗ lực, quyết tâm của cơ quan Hải quan, theo một đánh giá mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB), trong năm 2017 thời gian thông quan hàng xuất khẩu của nước ta giảm được 3 giờ, hàng hóa nhập khẩu giảm 6 giờ. Chi phí thông quan một lô hàng giảm 19 USD và ước tính 10 tháng đầu năm nay, tiết kiệm được 170 triệu USD cho doanh nghiệp.
Trong thời gian qua, ngành Hải quan đã triển khai hàng loạt chương trình, kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa như: Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS; thanh toán thuế điện tử; thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và các địa điểm kiểm tra chuyên ngành; hay mới đây là chính thức vận hành Hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng biển-VASSCM tại khu vực cảng Hải Phòng…
Cứ ngỡ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan chỉ là những con số khô khan, nhưng thực tế đã mang đến nhiều thông tin quan trọng, đôi khi thú vị xoay quanh một dấu mốc nổi bật trên tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Rút ngắn chu kỳ
Lần giở thống kê của các đơn vị chuyên ngành (như Tổng cục Thống kê hay Bộ Công Thương) chúng tôi không thấy sự kiện công bố khi Việt Nam đạt mốc 100 tỷ USD về kim ngạch xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên, căn cứ vào thống kê của Tổng cục Hải quan đã cho thấy dấu mốc này được lập vào đầu tháng 12/2007. Cụ thể, hết tháng 11/2007, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 99,731 tỷ USD. Và hết năm 2007 đạt 111,2 tỷ USD.
Từ các dữ liệu trên có thể thấy rằng, ngay những ngày đầu của tháng 12/2007, cả nước đã lập kỷ lục khi lần đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu chạm vào con số 100 tỷ USD.
Hơn 4 năm sau, ngày 25/12/2011, Việt Nam lập thêm một dấu mốc quan trọng thứ 2 khi đạt trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu 200 tỷ USD; gần 5 năm sau (cuối tháng 11/2016), Việt Nam cán mốc 300 tỷ USD. Và chỉ hơn 1 năm sau, vào trung tuần tháng 12 năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta tăng thêm 100 tỷ USD để thiết lập một dấu mốc mới.
Qua phân tích số liệu thì thấy, thời gian lập kỷ lục về xuất nhập khẩu từ 100 tỷ USD lên 200 tỷ USD chỉ mất hơn 4 năm, nhưng từ 200 tỷ USD lên 300 tỷ USD mất gần 5 năm, và từ 300 tỷ USD lên 400 tỷ USD được rút ngắn kỷ lục chỉ hơn 1 năm. Như vậy, chỉ trong vòng 10 năm (2007-2017) trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tăng thêm 4 lần và tốc độ tăng trưởng đang có những biến chuyển hết sức nhanh chóng như đề cập ở trên.
Dấu ấn của “đầu tàu” Samsung
Dù còn nhiều ý kiến khác nhau về những ưu đãi Việt Nam dành cho Samsung, với đóng góp của Tập đoàn này đối với nền kinh tế nước ta, nhưng một thực tế không thể phủ nhận nếu không có những chiếc điện thoại, máy tính bảng thương hiệu Samsung… “Made in Việt Nam” thì nước ta sẽ phải rất trầy trật, mất nhiều thời gian để có được những kỷ lục, nhưng con số ấn tượng trăm tỷ USD trong hoạt động xuất nhập khẩu. Thực tế, dấu ấn Samsung được thể hiện rõ nét ở mọi góc nhìn.
Trước tiên nhìn vào cơ cấu các nhóm hàng chủ lực, với sự xuất hiện và vai trò dẫn dắt của Samsung, nhóm hàng điện thoại và máy vi tính nhanh chóng xác lập được vị thế ngành hàng có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất, vượt qua ngành hàng truyền thống là dệt may. Đơn cử như trong năm 2016, tổng trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu của điện thoại và máy vi tính đạt 91,725 tỷ USD (trong đó xuất khẩu 53,272 tỷ USD) chiếm tới 26,1% tổng trị giá kim ngạch cả nước. 11 tháng đầu năm 2017, các con số này tiếp tục được tăng lên 113,549 tỷ USD (trong đó xuất khẩu 65,067 tỷ USD) chiếm 29,5% tổng kim ngạch cả nước.
Ý nghĩa thứ hai, nhờ sản phẩm công nghệ cao là những chiếc điện thoại, máy tính bảng Samsung “Made in Việt Nam”, hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam đã trở nên phổ biến và trở thành nhóm hàng xuất khẩu quan trọng ở hầu khắp các quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Việt Nam. Điển hình như tại thị trường Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), vài năm gần đây nhờ mặt hàng điện thoại, vương quốc giàu có ở Trung Đông đã trở thành thị trường xuất khẩu “tỷ USD” của Việt Nam và riêng mặt hàng điện thoại luôn đóng góp tới trên dưới 80% trị giá kim ngạch.
Đối với các địa phương trong nước, sự xuất hiện của Samsung đã vẽ lại, phân bố lại “bản đồ” về cơ cấu các địa phương xuất nhập khẩu trọng điểm của cả nước. Đáng chú ý nhất là trường hợp Bắc Ninh và Thái Nguyên. Trước khi có sự xuất hiện của nhà đầu tư lớn đến từ Hàn Quốc, 2 địa phương này gần “vô danh” trên bản đồ xuất nhập khẩu Việt Nam. Nhưng hiện, Bắc Ninh và Thái Nguyên đã vững vàng trong nhóm dẫn đầu và vượt qua hàng loạt các địa phương tên tuổi như Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai để chiếm giữ vị trí thứ 2 và thứ 3 về xuất khẩu chỉ sau TP.HCM.
Gần 30 nhóm hàng xuất khẩu tỷ USD
Vai trò đầu tàu của Samsung trong hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta đã được minh chứng như đề cập ở trên, nhưng hoạt động ngoại thương của nước ta không chỉ phụ thuộc vào nhà đầu tư này.
Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam còn có được những bước tiến nhanh, mạnh, vững chắc nhờ vào những cải thiện rõ rệt ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, dệt may, da giày… Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu không còn phụ thuộc vào số ít các mặt hàng là tài nguyên khoáng sản, nhất là dầu thô, than đá… như những năm đầu hội nhập. Đến nay, ngoài 2 nhóm hàng điện thoại và máy tính, nước ta còn xây dựng được gần 30 nhóm hàng xuất khẩu đạt trị giá kim ngạch từ 1 tỷ USD/năm trở lên. Đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều và đóng góp quan trọng của các nhóm hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp như thủy sản, hạt điều, rau quả, gạo, đồ gỗ…
Ở khía cạnh thị trường, nước ta có quan hệ giao thương với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có các nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các quốc gia thuộc liên minh châu Âu (EU)… trong đó, nhiều đối tác đạt kim ngạch thương mại hai chiều hàng chục tỷ USD/năm.
Có thể nói, dù ở khía cạnh cơ cấu hàng hóa hay thị trường, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta cũng đang tạo được sự vững chắc nhờ phát triển đồng bộ, nhịp nhàng theo cả bề rộng và chiều sâu.
Tin liên quan
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
20:15 | 04/11/2024 Kinh tế
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Giá căn hộ chung tại Hà Nội tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ
15:30 | 04/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu 10 tháng đạt gần 650 tỷ USD
15:29 | 04/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
08:43 | 04/11/2024 Kinh tế
The Trinity Forum 2024: Cơ hội cho ngành hàng không và thương mại bán lẻ Việt Nam
20:43 | 03/11/2024 Kinh tế
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam
15:28 | 03/11/2024 Kinh tế
Lạng Sơn đẩy mạnh triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
10:26 | 03/11/2024 Kinh tế
Sản phẩm làng nghề chinh phục thế giới
07:33 | 03/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK