Cổ phần hóa DNNN: Khó kiếm nhà đầu tư chiến lược vì tỷ lệ sở hữu thấp
Tỷ lệ được phê duyệt thấp
Tại hội thảo Cổ đông chiến lược trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước do Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 30/10, CIEM đã công bố báo cáo kết quả Nghiên cứu về Cổ đông chiến lược trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Theo CIEM, trong thời gian qua Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy nhanh và nâng cao hiệu quả tiến trình CPH DNNN. Cụ thể, từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã thực hiện CPH trên 4.500 DNNN, tuy nhiên chất lượng chưa cao, một số mục tiêu chưa đạt được, trong đó có mục tiêu bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược. Các nhà đầu tư chiến lược tham gia vào CPH DNNN với mức độ thấp hơn kỳ vọng.
Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, kết quả bán cổ phần trên thực tế chưa đạt mục tiêu giảm vốn nhà nước và thu hút vốn đầu tư tư nhân. Đơn cử, DN thực hiện bán cổ phần lần đầu ra công chúng qua hình thức đấu giá (IPO) năm 2015 chỉ bán được khoảng 36% tổng số lượng cổ phần chào bán. Nhà nước vẫn giữ 81% vốn. Tỷ lệ, tham gia của các nhà đầu tư bên ngoài chỉ đạt 9,5% ( so với kế hoạch là 16,7%), nhà đầu tư chiến lược là 7,3% (kế hoạch là 15,8%)
Nghiên cứu của CIEM về 46 tổng công ty được phê duyệt phương án CPH trong giai đoạn 2011-2016 cho thấy, tổng vốn điều lệ của 46 tổng công ty đạt 171.225 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ do Nhà nước nắm giữ là 124.835 tỷ đồng chiếm 73% vốn điều lệ, phê duyệt bán cổ đông chiến lược 28.369 tỷ đồng, chiếm 16,57% tổng vốn điều lệ. Trong số 46 DNNN, có 14 DN chiếm 30,4% trong phương án CPH không bán cho nhà đầu tư chiến lược; có 2 DN bán CP cho nhà đầu tư chiến lược với tỷ lệ cao hơn phương án được phê duyệt; 17 DN bán hết CP cho cổ đông chiến lược theo tỷ lệ được phê duyệt; 9 DN không bán được cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược và 4 DN không bán hết số CP được phê duyệt cho nhà đầu tư chiến lược.
Theo ông Phạm Đức Trung, đại diện Ban Cải cách và Phát triển doanh nghiệp (CIEM), trên thực tế, trong số 28.369 tỷ đồng được phê duyệt bán cho nhà đầu tư chiến lược, chỉ có 12.762 tỷ đồng được bán ra, đạt chưa đến ½ con số được phê duyệt. Trong khi đó, tỷ lệ bán được cho nhà đầu tư nước ngoài rất nhỏ chỉ chiếm 8,7% (4/46 tổng công ty). Trong đó, phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài mua tỷ lệ cổ phần thấp (cao nhất là 20%). Lý giải vấn đề này, ông Trung cho rằng, phần lớn tỷ lệ bán cho nhà đầu tư chiến lược được phê duyệt thường nhỏ, đây có thể là một nhân tố làm giảm sự quan tâm của các nhà đầu tư chiến lược nói chung và các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Từ kết quả trên cho thấy nếu tỷ lệ sở hữu của cổ đông chiến lược cao thì sẽ dễ thu hút các nhà đầu tư chiến lược hơn.
Tìm nhà đầu tư chiến lược: Nhiều thách thức
Theo các chuyên gia, trên thực tế Việt Nam, việc tìm kiếm được các nhà đầu tư chiến lược luôn gặp thách thức, khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian, chi phí, luôn tồn tại mâu thuẫn mục tiêu của các bên tham gia, thậm chí, việc tìm kiếm cổ đông chiến lược làm trì hoãn cổ phần hóa ở một số trường hợp. TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho rằng, có nhiều nguyên nhân chính khiến CPH DNNN chưa thực sự thu hút các nhà đầu tư chiến lược, đặc biệt là các nhà đầu tư quốc tế. Trong đó có việc duy trì quy định hạn chế tỷ lệ sở hữu CP của các nhà đầu tư nước ngoài trong một số ngành nghề và lĩnh vực. Ngoài ra, việc xác định giá trị DN và giá bán cổ phần tại các DNNN chưa phù hợp với thông lệ quốc tế chưa phản ánh đúng giá trị thực của DN cùng với việc thiếu công khai, minh bạch trong tiến trình CPH và thoái vốn cũng là một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư e ngại. Bên cạnh đó, các DNNN cũng kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư do bộ lộ nhiều nhược điểm nội tại như đầu tư dàn trải vào nhiều lĩnh vực, quản trị kém, nợ đọng cao, thiếu năng lực chuyên môn; thủ tục CPH phức tạp, kéo dài thời gian và nhiều yêu cầu khó khả thi cũng khiến nhiều nhà đầu tư quyết định không tham gia vào quá trình này.
Liên quan đến việc định giá DN và giá cổ phiếu bất hợp lý, ông Phạm Đức Trung nhấn mạnh, vấn đề định giá của DNNN cổ phần hóa là một trong những trở ngại lớn nhất cản trở sự tham gia của nhà đầu tư chiến lược tham gia mua cổ phần. Định giá DNNN bao gồm việc xác định giá trị DN, xác định giá bán cổ phần cho cổ đông chiến lược. Cả hai vấn đề trên đang tồn tại nhiều bất cập, trong đó, việc thuê tư vấn nước ngoài để tiến hành định giá bị trở ngại bởi vấn đề chi phí. Do mức chi phí CPH tính theo giá trị DN CPH được quy định cứng và nếu vựot mức chi phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt ảnh hưởng đến quá trình định giá. Ví dụ cụ thể như trong trường hợp Vietnam Airlines, do có nhu cầu định giá bằng tổ chức kiểm toán quốc tế (Morgan Stanley & Earnst & Young) nên Tổng công ty đã trình báo cáo xin chủ trương phê duyệt kinh phí và các phương án định giá này. Theo Tổng công ty, tổng thời gian dành cho quá trình xin chủ trương phê duyệt phương án và kinh phí vào khoảng 2 năm.
Theo ông Adam Sitkoff, Giám đốc Điều hành Amcham Hà Nội, nếu cải thiện CPH DNNN sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn cho DN cổ phần hóa. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia CPH DNNN nhưng phát hiện nhiều vấn đề vướng mắc, do đó sự quan tâm của nhà đầu tư giảm đi. Một trong số đó là vấn đề công khai thông tin chưa tốt, nhà đầu tư không biết họ sẽ mua những gì? Việc định giá không biết có công bằng hay không và dựa trên cơ sở nào…. Những vấn đề này khiến DN e dè với CPH DNNN Việt Nam.
Để tăng sức hấp dẫn và khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược tham gia vào CPH, các chuyên gia đã đưa ra một số khuyến nghị, cụ thể: Cần có quy định rõ ràng và minh bạch về những tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược để loại bỏ những nhà đầu tư ngắn hạn hoặc không mang lại những giá trị gia tăng thực chất, phù hợp với hoạt động của DN. Nhà nước nên cân nhắc mở rộng các lĩnh vực, ngành nghề nhà đầu tư chiến lược nước ngoài được nắm giữ cổ phần chi phối, đặc biệt là những lĩnh vực, ngành nghề không ảnh hưởng trực tiếp đến đến an ninh và chủ quyền quốc gia. Bên cạnh đó, việc định giá DN cần tiến hành độc lập, giá bán cổ phần phải dựa trên giá trị thực của DN.
“Để tiến hành CPH được thực sự hiệu quả, một trong những giải pháp để đạt mục tiêu và hiệu quả của CPH nói chung và nâng cao chất lượng quản trị DN CPH nói riêng, là thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào CPH, đặc biệt là nhà đầu tư quốc tế. Bởi, các nhà đầu tư chiến lược không chỉ đem lại đem lại nguồn tài chính mới mà còn có những giá trị gia tăng cho DN như công nghệ tiên tiến, kỹ năng quản trị, mạng lưới và thị trường mới, giúp DN tăng trưởng, đồng thời đóng góp tích cực cho ngân sách Nhà nước và cho sự phát triển của ngành công nghiệp có liên quan. Đặc biệt, các thông tin về DN CPH cần được công khai, minh bạch để các nhà đầu tư có đủ thời gian thẩm định thông tin và đánh giá giá trị của DN trước khi tham gia đấu thầu”, TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.
Tin liên quan
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics