Cổ phần hóa DNNN dưới góc nhìn chuyên gia
Tại Hội thảo, các chuyên gia bày tỏ quan ngại quá trình cổ phần hóa DNNN của chúng ta diễn ra quá chậm chạp, chính điều này đã làm không ít nhà đầu tư nản lòng, mất niềm tin vào lộ trình, kế hoạch mà Chính phủ đặt ra.
Theo báo cáo của Quốc hội khóa XIV về cổ phần hóa, thoái vốn tại DN, trong giai đoạn 2011 – 2016, trong số 426 DN, nhà đầu tư chiến lược chỉ nắm giữ 7,3% vốn điều lệ của DN CPH. Điều này đã dẫn đến một thực tế đáng lo ngại là việc tham gia vào Hội đồng quản trị của nhà đầu tư chiến lược chỉ mang tính hình thức.
Điều này đã hạn chế những đóng góp của họ để giúp nâng cao năng lực quản trị, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN sau cổ phần hóa.
PGS. TS. Ngô Trí Long gợi ý để quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước hỗ trợ tốt hơn nữa cho mục tiêu cải thiện chất lượng quản trị tại DN, trước hết, Nhà nước cần phải nhận thức được vai trò quan trọng của các nhà đầu tư chiến lược và tạo môi trường để các nhà đầu tư này tham gia tích cực hơn vào quá trình điều hành hoạt động của DN.
Điều này chỉ có thể phát huy tác dụng nếu Nhà nước lựa chọn được các Nhà đầu tư chiến lược có năng lực, công nghệ và kinh nghiệm phù hợp với sứ mệnh thúc đẩy DN phát triển.
Song song với việc này, cần có cơ chế cho phép Nhà đầu tư chiến lược nắm giữ được một lượng cổ phần đủ lớn để có thể tạo ra sự ảnh hưởng có ý nghĩa tới hoạt động của DN. Có như vậy mới có thể tận dụng được các lợi thế của nhà đầu tư, cải thiện sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của DN sau cổ phần hóa.
Từ thực tiễn triển khai bán vốn nhà nước của SCIC tại các công ty cổ phần, ông Lê Song Lai, Phó Tổng Giám đốc SCIC đánh giá, hiện nay chúng ta vẫn còn lúng túng trong việc cân nhắc, hài hòa giữa các mục tiêu tối đa hóa số tiền thu về cho cổ đông nhà nước với việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược giúp cho phát triển DN.
Bên cạnh yêu cầu tạo lập một khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, bảo đảm quy trình bán vốn công khai, minh bạch, những bài học thành công của SCIC thời gian vừa qua cũng được ông Lai chia sẻ.
Theo đó, cần tổ chức hoạt động bán vốn một cách chuyên nghiệp, lựa chọn thời điểm bán vốn phù hợp, theo sát diễn biến thị trường và thực trạng hoạt động của DN, tiên phong trong việc áp dụng các cơ chế bán vốn đặc thù như: bán cả lô, bán cho nhà đầu tư chiến lược, bán dưới mệnh giá...
Còn theo ông Vương Tuấn Dương, Phó Giám đốc điều hành Tập đoàn VinaCapital, thực tế cho thấy DN hoạt động hiệu quả hơn sau cổ phần hóa, do vậy, đã đóng góp tốt hơn cho nền kinh tế và cả ngân sách nhà nước.
Khi DN hoạt động hiệu quả thì các đợt thoái vốn Nhà nước tiếp theo sẽ có giá trị cao hơn, giúp đem lại nguồn thu lớn hơn cho ngân sách. Bên cạnh đó, chương trình cổ phần hóa cũng giúp thị trường vốn có thêm nhiều công ty niêm yết, từ đó phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Các DN trên thị trường nhờ đó có thể gọi vốn thuận lợi hơn thông qua phát hành cổ phiếu, giảm phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng, giúp cơ cấu vốn tổng thể của nền kinh tế cân bằng hơn.
Chính vì vậy, dù điều kiện thị trường có thay đổi, Chính phủ vẫn cần có biện pháp đảm bảo tiến độ chương trình cổ phần hóa, tránh để các biến động tăng, giảm của thị trường làm ảnh hưởng quá lớn đến số lượng các doanh nghiệp được cổ phần hóa.
Đặc biệt, đối với các thương vụ lớn thì Chính phủ cần lên kế hoạch kỹ càng từ trước và thực hiện dần từng bước, tránh gây ra tình trạng thị trường không hấp thu kịp.
Liên quan đến việc minh bạch hóa thông tin, bảo đảm cho công chúng và thị trường có được thông tin đầy đủ, kịp thời, ông Dương nhấn mạnh một trong những vấn đề cần được cải thiện hiện nay là công tác thông tin đến công chúng.
“Theo định kỳ 6 tháng, hoặc ít nhất là hàng năm, Chính phủ nên cung cấp cho báo chí, cộng đồng nhà đầu tư những thông tin cơ bản về: Kế hoạch cổ phần hóa/thoái vốn cho giai đoạn vừa qua; Những thành quả đạt được và các biện pháp khắc phục khi không đạt kế hoạch”, ông Vương Tuấn Dương đề xuất.
Theo các chuyên gia, một vấn đề quan trọng mà Nhà nước cần quan tâm là phải đảm bảo sự phát triển bền vững sau khi cổ phần hóa, thoái vốn tại DNNN thay vì chỉ chú trọng tới yếu tố kinh tế. Với vai trò là chủ thể kiến tạo sự phát triển kinh tế quốc gia, Nhà nước cần có tầm nhìn dài hạn và toàn diện hơn trong quá trình tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược có khả năng bảo vệ thương hiệu Việt và duy trì ngành nghề kinh doanh chính, dày dạn kinh nghiệm ở thị trường Việt Nam, đảm bảo có thể sẽ kế thừa và phát triển tốt các sản phẩm của DN sau cổ phần hóa, thoái vốn.
Hội thảo “Cổ phần hóa DNNN và thoái vốn Nhà nước tại DN – Góc nhìn chuyên gia” là tiền đề tổ chức “Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018 – Chuyên đề Thị trường Vốn – Tài chính” diễn ra vào tháng 8/2018.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
14:26 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cá tra đặt mục tiêu 2 tỷ USD năm 2025
16:40 | 05/01/2025 Kinh tế
Kỳ vọng tích cực cho xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ
08:42 | 02/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hệ thống NAPAS xử lý 9,56 tỷ giao dịch, tăng hơn 14% về giá trị giao dịch
Các cơ quan Trung ương trên địa bàn Thái Bình nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
Jaecoo J7 ICE: Sự kết hợp tinh tế giữa thiết kế mạnh mẽ và công nghệ tiên tiến
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics