Cổ phần hóa DNNN cần "trọng" chất, không "trọng" số
Tái cơ cấu DNNN đừng theo xu hướng "ngược"
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, trong thời gian qua chúng ta thực hiện tái cơ cấu DNNN trên ba mảng: buộc các DNNN phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường; nâng cao hiệu lực quản trị DNNN thông qua áp dụng chuẩn mực, thông lệ quốc tế tốt và ba là cổ phần hóa , thoái vốn DNNN.
“Nhưng theo tổng kết, cho đến nay, chúng ta mới chủ yếu tập trung CPH, thoái vốn, trong khi hai mảng đầu tiên lại quan trọng hơn. Chúng ta hi vọng sau CPH DN sẽ hoạt động theo nguyên tắc thị trường, nhưng chúng ta đang hơi làm ngược. Nếu trước đó DN hoạt động theo cơ chế thị trường và quản trị tốt theo thông lệ quốc tế thì quá trình CPH, thoái vốn sẽ rất đơn giản”, TS. Nguyễn Đình Cung nói.
Đối với vấn đề áp đặt nguyên tắc thị trường, ông Cung cho rằng, trong nhiệm kỳ này việc áp dụng nguyên tắc thị trường với DNNN đã có sự thay đổi khi không còn có chỉ đạo riêng về vay vốn đối với DNNN. Không tái cấp vốn, bù lỗ cho DNNN thua lỗ và chúng ta áp dụng xử lý DN thua lỗ theo nguyên tắc thị trường.
Tuy nhiên, theo đại diện CIEM, việc áp dụng nguyên tắc thị trường cho DNNN còn có 3 điểm đáng chú ý.
Thứ nhất, chưa tính đúng tính đủ chi phí cho DNNN, xác định giá trị DN chưa theo nguyên tắc thị trường, biểu hiện rõ nét nhất là chỉ khi CPH thì chúng ta mới tiến hành đánh giá lại tài sản của DN.
Thứ hai, chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN giao cho người điều hành DN những chỉ tiêu rất thấp. Đáng lẽ không thể chấp nhận tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thấp hơn lãi suất đi vay, phải cao hơn hoặc ít nhất phải ở mức tương tự như cổ đông trên thị trường chứng khoán.
Thứ ba, DNNN không được tự chủ trong hoạt động kinh doanh, gây gò bó ràng buộc để DNNN được hoat động theo nguyên tắc thị trường. Một biểu hiện phổ biến là không được tuyển dụng, trả lương cho người lao động theo nguyên tắc thị trường. “Khi ai được trả lương 1 tỷ đồng/năm thì xã hội cho rằng như thế là rất cao, nhưng vấn đề không phải là những người đó nhận được bao nhiêu tiền mà là họ làm ra bao nhiêu tiền.
Đối với vấn đề nguyên tắc quản trị DN, theo đại diện CIEM, chúng ta đang có khoảng cách rất xa so với thông lệ quốc tế. Một số nguyên tắc cơ bản nhưng chúng ta vẫn không làm được, đơn cử nguyên tắc công khai minh bạch thông tin.
“Đây là nguyên tắc rất dễ làm, không mất tiền nhưng DN không làm hoặc làm rất chậm, không thực hiện theo chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ. Có gì đó như là không có áp lực buộc DN phải thực hiện theo nguyên tắc thị trường trong quản trị DN”, ông Cung nói.
Cơ cấu lại danh mục đầu tư nhà nước, phải chuyển được tài sản chưa tốt thành tài sản tốt, tài sản tốt thành tài sản tốt hơn. Ảnh: Internet. |
CPH là cơ cấu lại danh mục đầu tư nhà nước, phải chuyển được tài sản chưa tốt thành tài sản tốt, tài sản tốt thành tài sản tốt hơn, đừng làm theo xu hướng ngược, lại biến tài sản tốt thành tài sản không tốt. Đây là điểm rất quan trọng để củng cố được nền tảng, sức mạnh của khu vực DNNN.
Cần hình thành “thị trường” Tổng giám đốc
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết 12 khẳng định, cần đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước để đảm bảo vai trò then chốt, chủ dạo, dẫn dắt nền kinh tế…
Kiến nghị về những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình CPH, thoái vốn DNNN, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, trong thời gian tới, việc xác định cho được các ngành công nghiệp mang tính nền tảng, dẫn dắt, tạo động lực phát triển đất nước trong tương lai cần phải được nghiên cứu và triển khai tích cực, đồng bộ, nhằm tận dụng được những cơ hội trong bối cảnh công nghiệp 4.0 như hiện nay.
Trong đó, DNNN cần thực hiện đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao hiệu suất lao động và tạo thêm sản phẩm, dịch vụ mới.
Để làm được điều này, đề nghị các tập đoàn, tổng công ty lớn cần nghiên cứu sâu sắc, nghiêm túc các cơ hội và thách thức trong tương lai để định hình được chiến lược của mình khi khoa học công nghệ đang thay đổi nhanh chóng.
Nhưng để thực hiện được hướng đi này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề nghị có hướng đi mới trong triển trai tái cơ cấu, thoái vốn, CPH DNNN trong bối cảnh mới.
Bộ trưởng nhấn mạnh: “Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN đã đi vào hoạt động, việc chuyển giao 19 tập đoàn, tổng công ty với nhiều nhóm ngành đã hoàn thành, thì cách tiếp cận tái cơ cấu DNNN không thể chỉ đặt riêng lẻ cho từng DN mà phải có cách tiếp cận theo nhóm ngành hoặc theo chuỗi các sản phẩm để có thể tận dụng được các thế mạnh của các tập đoàn, tổng công ty lớn”.
Đây là nhiệm vụ mà Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải nghiên cứu, có đề xuất mang tính chiến lược để thực hiện thực sự thay đổi được phương thực hoạt động và nâng cao hiệu quả các tập đoàn, tổng công ty lớn này.
Đồng thời, cần giải quyết dứt điểm các dự án, DN yếu kém, nâng cao quản trị DN và cơ chế tuyển chọn người điều DN.
“Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN cho thấy còn hạn chế, nhiều trường hợp gây hậu quả lớn như Vinashine, Vinalien. Nghị quyết 12 xác định phải xử lý triệt để, thậm chí cho phá sản DN yếu kém, không để kéo dài gây tón kém nhân lực vật lực”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Về quản trị DN, Tổng giám đốc điều hành DNNN cần phải là người chuyên nghiệp. Cần có cơ chế tuyển chọn và trả lương theo thị trường và hiệu quả hoạt động của DN, như vậy mới đảm bảo DNNN được vận hành theo mô hình quản trị hiện đại, minh bạch, công khai. Nói cách khác là cần hình thành thị trường giám đốc, tổng giám đốc cho DNNN.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu rau quả hướng đến mục tiêu 10 tỷ USD
16:45 | 06/01/2025 Xuất nhập khẩu
Câu chuyện thành công trên Amazon: Lời khẳng định cho tiềm năng sản xuất của Việt Nam
14:26 | 06/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cá tra đặt mục tiêu 2 tỷ USD năm 2025
16:40 | 05/01/2025 Kinh tế
Kỳ vọng tích cực cho xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ
08:42 | 02/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hệ thống NAPAS xử lý 9,56 tỷ giao dịch, tăng hơn 14% về giá trị giao dịch
Các cơ quan Trung ương trên địa bàn Thái Bình nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
Jaecoo J7 ICE: Sự kết hợp tinh tế giữa thiết kế mạnh mẽ và công nghệ tiên tiến
SHB đồng hành cùng ngành y tế, giáo dục chuyển đổi số toàn diện
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics