Cơ hội vàng cho ngành logistics sau đại dịch
Doanh nghiệp logistics bị hạn chế “sân chơi" cả chiều mua và bán | |
Doanh nghiệp logistics tăng chất lượng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp | |
Phát triển dịch vụ logistics để hỗ trợ hoạt động XNK |
Chi phí logistics Việt Nam còn cao là một trong những điểm yếu cản trở sự phát triển của ngành logistics. Ảnh: Ngọc Linh |
Giai đoạn bứt phá
Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn là nhà khai thác cảng hàng đầu Việt Nam với thị phần container XNK chiếm trên 90% khu vực phía Nam và hơn 60% thị phần cả nước. Đánh giá về cơ hội phát triển của ngành logistics Việt Nam thời gian tới, ông Trương Tấn Lộc, Giám đốc Marketing, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn phân tích: Việt Nam tiếp tục đà phục hồi kinh tế khi các chỉ số kinh tế - xã hội quý 1/2022 đều cho thấy sự tăng trưởng.
Tính chung trong lĩnh vực vận tải, kho bãi, bưu chính, chuyển phát, thị trường logistics Việt Nam đang thu hút khoảng trên 30.000 DN. Trong đó, chủ yếu là DN vận tải đường sắt, đường bộ và đường ống (59,02%); DN kho bãi và các hoạt động hỗ trợ vận tải (33,26%); còn lại là DN vận tải đường thủy (5,27%), vận tải hàng không (0,02%) và DN bưu chính chuyển phát (2,34%). Đáng chú ý, có khoảng 30 DN cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam với các thương hiệu lớn như: DHL, FedEx, Maersk Logistics, APL Logistics, CJ Logistics, Kuehne + Nagel... |
Trong khi đó, theo dự báo trong tháng 4/2022 của Ngân hàng thế giới (WB), GDP Việt Nam sẽ đạt 5,3% năm 2022 rồi ổn định quanh mức 6,5% năm 2023. Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) dần được thực thi hiệu quả hơn khiến thị trường XNK Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là đối với ngành điện tử, máy móc thiết bị, đồ gỗ, nhựa, hàng dệt may và thủy sản…
“Đây là cơ hội để phát triển các dịch vụ cảng và logistics phục vụ nhu cầu kết nối hàng hóa với các thị trường lớn trên thế giới. Việc mở rộng các chính sách giao thương khiến các công ty nước ngoài có thể dễ dàng thâm nhập thị trường Việt Nam, dẫn đến nhu cầu thuê kho xưởng chất lượng quốc tế tăng cao, đặc biệt các loại hình kho đặc thù để bảo quản các loại hàng có giá trị cao”, ông Lộc nói.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đánh giá: đến nay, Việt Nam đã ký kết nhiều FTA, trong đó có các FTA thế hệ mới với những cam kết ở mức độ rất cao của các bên tham gia trong tất cả các lĩnh vực, kể cả truyền thống, phi truyền thống, phạm vi không chỉ dừng ở các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa mà cả trong lĩnh vực dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ,... Hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh giúp gia tăng kim ngạch XNK, mở rộng thị trường, đa dạng các loại hàng hóa tham gia XNK. Tổng kim ngạch XNK hàng hóa từ năm 2010 đến nay tăng 4,25 lần, từ 157,1 tỷ USD năm 2010 lên 668,5 tỷ USD năm 2021.
Thông tin mới nhất từ Bộ Công Thương cho thấy, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, chi phí vận chuyển tăng cao, ảnh hưởng bởi căng thẳng, xung đột giữa Nga và Ukraine…, song kim ngạch XK của Việt Nam trong tháng 4/2022 tiếp tục phục hồi mạnh mẽ, ước đạt 33,26 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch XK ước đạt 122,4 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước.
“Với vị trí địa lý đặc biệt nằm trong khu vực phát triển năng động của thế giới, nơi luồng hàng tập trung giao lưu rất mạnh, Việt Nam được đánh giá là có thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất, XK và dịch vụ logistics, nhất là sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, các hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi, tăng trưởng trở lại”, lãnh đạo Bộ Công Thương nhấn mạnh.
Một số chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, ngành logistics Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội từ các FTA và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử. Thậm chí, lĩnh vực logistics Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng sau đại dịch Covid-19. Một điểm đáng lưu ý là, DN logistics Việt Nam đã có kinh nghiệm thích nghi và vượt qua năm thứ hai khó khăn nhất của dịch Covid-19, do đó thời gian tới sẽ là lúc logistics bứt phá, phát triển mạnh mẽ.
Tăng tốc phát triển hạ tầng logistics
Nhìn nhận hiện nay hoạt động XNK cũng như sản xuất, lưu thông hàng hóa ở trong nước rất mạnh là cơ hội tốt cho DN logistics, song ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nêu rõ: đa số DN logistics là DN nhỏ và vừa. Điểm yếu của DN hiện nay, bên cạnh những vấn đề truyền thống như vốn còn là kinh nghiệm, kỹ năng quản trị. Đó là lý do khiến các DN logistics Việt Nam còn thua thiệt trong cạnh tranh cũng như chưa có điều kiện vươn ra thị trường quốc tế. “DN cung cấp các công đoạn khác nhau của chuỗi logistics như dịch vụ kho, vận tải… chưa có sự liên kết mang tính xâu chuỗi. Đây cũng là điểm yếu của DN Việt Nam so với DN nước ngoài”, ông Hải nói.
Theo TS. Mai Xuân Thiệu, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển nhân lực logistics Việt Nam, báo cáo logistics Việt Nam trong những năm qua cho thấy, tốc độ tăng trưởng ngành logistics đạt 14 - 16%/năm, song chi phí logistics còn cao, tương đương 15 - 19% GDP. Điều này cho thấy, việc nâng cao năng lực của DN và cắt giảm chi phí logistics là vấn đề sống còn để cải thiện năng lực cạnh tranh kinh tế và từng DN.
Chia sẻ khó khăn, vướng mắc của DN, ông Trương Tấn Lộc cho biết: giá nhiên liệu tăng đột biến trong năm 2022 (tăng khoảng 33% so với giá trung bình 2021) ảnh hưởng đến chi phí của DN. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông đường bộ phát triển chưa đồng bộ, triển khai chưa đúng tiến độ gây ảnh hưởng lớn đến tốc độ quay vòng phương tiện, tốc độ luân chuyển hàng hóa và gia tăng chi phí của DN.
Để nắm bắt cơ hội phát triển, ông Lộc kiến nghị cần triển khai nhóm các giải pháp về phát triển hạ tầng logistics như: tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch tổng thể hệ thống cảng cạn Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030; rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch tổng thể và chi tiết hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước; nhanh chóng triển khai các dự án giao thông đường bộ, cụ thể như đường vành đai 3, vành đai 4, đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, nâng cấp đường cao tốc TPHCM– Long Thành.
“Chính phủ cần xây dựng cơ chế phát triển logistics xanh theo định hướng cắt giảm tỷ trọng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trên 1 km vận tải (thủy hoặc bộ), góp phần thực hiện triệt để cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26, đặc biệt phát triển hệ thống giao thông thủy nội địa với lợi thế tự nhiện hiện nay và tạo cơ chế thật tốt cho các DN khai thác phương tiện thủy phát triển góp phần giảm ách tắc giao thông, tiết kiệm chi phí phát triển cơ sở hạ tầng giao thông bộ và giảm ô nhiễm môi trường”, ông Lộc nói.
Bà Lê Thị Ngọc Diệp, Trưởng bộ phận Thương mại, Công ty SLP Việt Nam đề xuất: Việt Nam cần thúc đẩy ứng dụng công nghệ vào ngành logistics để nâng cao hiệu quả, tối ưu năng suất hoạt động và tiết kiệm chi phí vận hành cho DN; kết nối chặt chẽ giữa các đơn vị phát triển và vận hành logistics để nâng cao hiệu quả hoạt động như đơn vị sản xuất, kho vận, vận chuyển; khuyến khích đầu tư vào thị trường logistics Việt Nam…
Về phía Bộ Giao thông vận tải, ông Nguyễn Công Bằng, Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải khẳng định, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành liên quan đã nỗ lực phối hợp để có sự điều chỉnh tốt nhất, giảm bớt áp lực chi phí cho DN. Bộ Giao thông vận tải cũng đã thành lập nhóm công tác liên quan đến các phương thức vận chuyển để đánh giá tác động của giá nhiên liệu tăng, qua đó có giải pháp thích hợp đề xuất Chính phủ và Quốc hội quyết định. Giá khai thác cơ sở hạ tầng logistics tại Việt Nam tương đối đồng đều. Theo đó, khách hàng có thể lựa chọn dựa trên cơ sở dịch vụ và ngành nghề kinh doanh để có sự lựa chọn phù hợp các dịch vụ logistics…
Ông Trần Đức Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Quốc tế Delta: Mong có chương trình ưu đãi lãi suất Tại những quốc gia phát triển, hệ số đòn bẩy tài chính (tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản hình thành từ vốn vay) có thể lên đến 1:6 hoặc 1:7 đối với ngành vận tải đường bộ khi DN logistics đi vay mua hoặc thuê mua tài chính phương tiện vận tải để phát triển dịch vụ. Tại Việt Nam, tỷ lệ này thường là 1:2, nếu tính cả vốn lưu động và vốn cố định đầu tư vào một tài sản vay mua cụ thể. Đây chính là rào cản rất lớn cho các DN nhỏ và vừa có thể phát triển nhanh. Thời gian tới, cần tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn cho DN logistics để DN đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô hoạt động. Theo đó, DN mong muốn, Ngân hàng Nhà nước quan tâm đến việc thiết kế các chương trình ưu đãi lãi suất hỗ trợ DN. Ông Kim Sam Mo, Tổng giám đốc Công ty Kukdong Logistics, Chủ tịch Hiệp hội Logistics Hàn Quốc tại Việt Nam: Việt Nam nên hình thành hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử Thị trường logistics của Việt Nam dự kiến tăng trưởng bình quân hơn 13%/năm đến hết năm 2022 và tiếp tục tăng trưởng trong tương lai thông qua các xu hướng đầu tư nước ngoài, áp dụng công nghệ mới, thương mại điện tử. Hiện nay, số lượng DN trong lĩnh vực logistic tại Việt Nam đã tăng từ con số 37.000 năm 2017 lên 41.000 năm 2020 và đang tiếp tục phát triển sang các lĩnh vực vận chuyển, lưu kho, thông quan và phân phối giao nhận. Các DN Hàn Quốc mong muốn hợp tác với DN Việt Nam trong lĩnh vực này. Hiệp hội Logistics Hàn Quốc tại Việt Nam kiến nghị Việt Nam nên hình thành hệ thống EDI (hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử). Trong đó, các bên liên quan đến logistics như công ty vận tải, kho hàng, hải quan… được kết nối thông qua hệ thống điện tử duy nhất để giúp các DN tiếp nhận thông tin nhanh chóng, qua đó giúp việc xử lý nghiệp vụ tiết kiệm nhiều thời gian. Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng kiến nghị tiêu chuẩn hoá dịch vụ hạ tầng logistics bằng việc áp dụng giá cước chuẩn hoá giúp nâng cao lòng tin của người tiêu dùng, nâng cao việc thống nhất hệ thống thu phí. Uyển Như (ghi) |
Tin liên quan
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics