Chuyên gia khẳng định: Bổ sung nhiều vi chất vào sữa học đường không gây hại
Sản phẩm sữa học đường được triển khai tại Hà Nội đang được bổ sung 14 vi chất dinh dưỡng - nhiều hơn so với khuyến cáo của Bộ Y tế là chỉ có 3 vi chất dinh dưỡng. Điều này gây ra những phản ứng từ phía các bậc phụ huynh, lo lắng con mình có thể bị ngộ độc, suy gan, suy thận… vì bổ sung vi chất dinh dưỡng quá ngưỡng.
Việc bổ sung vi chất vào sữa học đường theo ý kiến của một số chuyên gia là không gây hại. Ảnh: Ngọc Anh |
Sữa học đường tại Hà Nội: “Dấu son” cần nhân rộng (HQ Online) - Cách làm chuyên nghiệp và minh bạch đến… khắt khe trong việc triển khai Chương trình Sữa học đường ở Hà Nội, ... |
Nhiều lợi ích không ngờ, phụ huynh Hà Nội hài lòng với Sữa học đường (HQ Online) - Không chỉ được hỗ trợ giá hơn 50%, sức hút của chương trình sữa học đường còn mang đến nhiều lợi ích không ... |
Tuy nhiên, theo ông Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, việc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào bữa ăn học đường, trong đó có sữa học đường là giải pháp cần được triển khai vì trẻ em ở lứa tuổi học đường là giai đoạn cần tăng trưởng về cân nặng, tăng trưởng chiều cao.
Cụ thể, ở Việt Nam, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi khoảng 28%, thiếu kẽm khoảng 69%... Vì thế, khi triển khai chương trình sữa học đường, việc bổ sung vi chất trong các sản phẩm đó là cần thiết.
Theo ông Sơn, Đề án chương trình sữa học đường đưa ra khuyến cáo bổ sung 3 vi chất là canxi, vitamin D và sắt. Đây là 3 vi chất liên quan trực tiếp đến tăng trưởng chiều cao, phòng chống thiếu máu thiếu sắt.
Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những vi chất quan trọng nhất và tối thiểu phải có. Căn cứ vào tình trạng vi chất dinh dưỡng và tăng trưởng ở trẻ, cần phải bổ sung nhiều vi chất dinh dưỡng hơn như vậy.
Vậy nên, theo khuyến nghị, ngoài chất đạm, chất béo và đường bột thì cần có các vitamin và chất khoáng khác gồm canxi, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin D và vitamin K2…, ngoài ra còn nhiều vitamin và chất khoáng khác nữa.
Chẳng hạn, khi trẻ em thiếu máu thì cần phải bổ sung sắt. Nhưng không chỉ cần bổ sung sắt là đủ. Sắt muốn tăng cường hấp thu tại ruột non và huy động sử dụng sắt dự trữ từ gan thì cần có vitamin A, vitamin B2, vitamin C. Quá trình tổng hợp hồng cầu ngoài sắt thì cần axit folic, vitamin B12...
Ngoài ra, muốn thành mạch tốt giảm mất máu thì cần vitamin E, vitamin C. Như vậy chỉ riêng thiếu máu không chỉ cần có sắt mà cần nhiều vitamin bổ sung.
Về vấn đề tăng mật độ xương cho trẻ em, canxi đóng vai trò quan trọng nhất nhưng để hấp thu thì phải có vitamin D. Khi vào máu, để đưa canxi đến xương cũng cần vitamin K2…
“Do vậy có thể khẳng định việc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào sữa học đường không gây hại cho trẻ em”, vị chuyên gia này nói.
Dù là cần thiết song việc bổ sung tới 14 vi chất, vượt ngưỡng khuyến cáo của Bộ Y tế nhiều lần liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em đang là lo lắng của nhiều phụ huynh.
Về điều này, ông Sơn cho rằng, để xem một sản phẩm có được bổ sung vượt ngưỡng hay không cần phải xem xét hai yếu tố, một là về sự có mặt của các loại vitamin, khoáng chất và thứ hai là hàm lượng của từng loại có hiệu quả hay không, có vượt ngưỡng hay không.
Về mặt số lượng của các loại vitamin và khoáng chất, tôi đã nói ở trên, và thực tế sản phẩm sữa bò tươi nguyên chất cũng đã có sự có mặt của hàng chục vi chất dinh dưỡng trong thành phần chứ không phải chỉ có ba vi chất dinh dưỡng.
Trong khuyến nghị của sữa học đường không có một số vi chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, kẽm. Tuy nhiên, tỷ lệ thiếu kẽm tại Việt Nam chiếm 2/3 số trẻ em, thiếu vitamin A tiềm ẩn vẫn tồn tại.
Như vậy, bổ sung kẽm, vitamin A vào sữa học đường sẽ đem lại hiệu quả tích cực, góp phần giảm nguy cơ thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em. Việc bổ sung đưa thêm vi chất dinh dưỡng này với trẻ em Việt Nam như hàm lượng đang đưa là hợp lý và theo đúng các quy định về bổ sung vi chất dinh dưỡng từ góc nhìn chuyên môn.
Thứ hai, về hàm lượng của các vi chất dinh dưỡng, chúng ta hiểu là nếu lượng vitamin và khoáng chất ở ngưỡng cao có thể đem lại hiệu quả không mong muốn, gây bất lợi.
Chẳng hạn, việc bổ sung canxi và vitamin C quá liều trong thời gian dài có thể gây sỏi thận. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong các thực phẩm bổ sung, hàm lượng của các vi chất dinh dưỡng được bổ sung đều ở mức chỉ khoảng 5-10% so với nhu cầu khuyến nghị hàng ngày.
Như vậy, phải uống tới 10-20 hộp sữa mới đạt được nhu cầu khuyến nghị/ngày. Và hơn nữa từ ngưỡng nhu cầu khuyến nghị này đến mức liều có thể gây hại thì lại càng... rất xa.
Làm một phép tính đơn giản, giả sử trong một hộp sữa học đường, vitamin C không nằm trong ba vi chất được Bộ Y tế khuyến nghị, nhưng nó có vai trò tăng cường hấp thu và sử dụng với sắt. Với liều lượng 6,5 mg vitamin C trong một hộp sữa học đường, thì phải uống 12 hộp mới đạt khuyến nghị/ngày. Và phải hơn 75 hộp mới có lượng vitamin C tương đương với một viên vitamin C sủi 500mg.
“Với hàm lượng như vậy trong hộp sữa học đường, sẽ không bao giờ có chuyện gây hại cho sức khỏe các em, mà chỉ tham gia vào hỗ trợ hấp thu sắt”, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam nêu quan điểm.
Ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước, về việc DN đưa 14 vi chất vào sữa học đường, ông Nguyễn Văn Nhiên, Phó Chánh Thanh tra Bộ Y tế nêu rõ, việc này hoàn toàn phù hợp và thực hiện đúng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 8/7/2016.
Cụ thể, theo ông Nhiên, tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình sữa học đường nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 có nêu: “Đáp ứng nhu cầu sắt, canxi, vitamin D của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thêm 30% vào năm 2020”.
Như vậy, việc bổ sung sắt, canxi, vitamin D để nhằm đáp ứng nhu cầu sắt, canxi, vitamin D của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thêm 30% vào năm 2020 là bắt buộc. Quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ cũng không cấm việc bổ sung các loại vi chất dinh dưỡng khác vào sữa học đường.
"Việc bổ sung các loại vi chất dinh dưỡng khác do DN thực hiện nhưng không được vượt quá so với bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho Người Việt Nam đã được Bộ Y tế đưa ra và không vượt quá mức khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng", Phó Chánh Thanh tra Bộ Y tế Nguyễn Văn Nhiên cho biết thêm.
Ngoài ra, theo vị này, chương trình sữa học đường liên quan trực tiếp đến việc cải thiện tầm vóc trẻ em Việt Nam- tương lai của đất nước, do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo nên Bộ Y tế đặc biệt quan tâm. Trong kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra Bộ Y tế đều có chương tình thanh tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm phục vụ chương trình sữa học đường.
“Đến nay, qua thanh tra, lấy mẫu sản phẩm gửi về các Viện đầu ngành để kiểm nghiệm, chưa phát hiện có vi phạm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm phục vụ chương trình sữa học đường, đặc biệt là chưa phát hiện có vi phạm về chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm sữa học đường”, ông Nhiên khẳng định.
Tin liên quan
Acecook Việt Nam trao 400 suất học bổng giá trị hơn 3.3 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên
21:39 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Làm thế nào để nâng cấp sức khỏe và sắc đẹp trong giai đoạn bận rộn cuối năm?
09:13 | 29/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trường học hạnh phúc
13:02 | 20/11/2024 Người quan sát
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
19:17 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Càng khó khăn, thách thức, áp lực thì càng phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều nét mới tại Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025
12:22 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025
21:32 | 07/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
Triển vọng tích cực cho doanh số xe điện toàn cầu năm 2025
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics