Chuyên gia đánh giá như thế nào về mô hình mới kiểm tra chuyên ngành?
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Na Mèo (Thanh Hóa) kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: N.Linh |
Lợi ích đến từ cắt giảm, đơn giản quy trình thủ tục
Dự án Tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ đã thực hiện đánh giá tác động của Đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu một cách độc lập, khách quan. Kết quả cho thấy, về mặt pháp lý và thủ tục hành chính, Đề án giúp đơn giản hóa quy trình và giảm thiểu thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm.
Cụ thể, quy trình kiểm tra được cắt giảm một số bước so với mô hình hiện tại nhờ vào việc doanh nghiệp không cần phải lấy kết quả kiểm tra từ cơ quan kiểm tra thuộc bộ quản lý ngành, kết quả giám định để nộp cho cơ quan Hải quan; không cần xin giấy xác nhận để được miễn kiểm tra do cơ quan Hải quan đã có dữ liệu về lịch sử kiểm tra, hệ thống tự động cập nhật hàng hóa, doanh nghiệp được áp dụng miễn giảm kiểm tra.
Đề án cũng giúp đơn giản hóa thủ tục, bởi thủ tục kiểm tra nộp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, hồ sơ đã có trong bộ hồ sơ hải quan hoặc trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, doanh nghiệp không cần phải nộp cho cơ quan Hải quan giúp giảm bớt các giấy tờ chồng chéo giữa các lần kiểm tra, giữa hồ sơ hải quan và hồ sơ kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm.
Dự án cũng đánh giá, Đề án giúp giảm gánh nặng kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, theo mô hình mới, tỷ lệ lô hàng cần kiểm tra sẽ giảm do áp dụng phương pháp kiểm tra thông thường và kiểm tra giảm một cách hiệu quả và thực chất hơn; thời gian thông quan sẽ được rút ngắn do tỷ lệ lô hàng cần kiểm tra và thủ tục và quy trình kiểm tra được đơn giản hóa. Theo đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thêm chi phí và thời gian.
Đặc biệt, nguyên tắc quản lý rủi ro được áp dụng một cách toàn diện hơn. Điều này được thể hiện ở việc xác định phạm vi và phương pháp kiểm tra dựa vào từng mặt hàng (thay vì chỉ dựa vào đối tượng chủ hàng như mô hình hiện nay). Việc thay đổi cách tiếp cận này sẽ làm tăng số lượng đối tượng đủ điều kiện áp dụng phương pháp kiểm tra thông thường (kiểm tra hồ sơ); kiểm tra giảm (chỉ kiểm tra ngẫu nhiên tối đa 5% trong tổng khối lượng hàng hóa phải kiểm tra giảm).
Việc kiểm tra theo mặt hàng phù hợp với quy định do Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định quản lý chất lượng dựa trên quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn do nhà sản xuất công bố áp dụng, chưa quy định theo nhà nhập khẩu.
Mô hình cải cách mới góp phần tăng cường tính tự nguyện tuân thủ của doanh nghiệp với việc kiểm tra ngẫu nhiên. Điều này được Dự án phân tích rõ ở khía cạnh: Việc lựa chọn ngẫu nhiên 5% để kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm, cộng thêm với việc thực thi quy định và các chế tài xử lý không tuân thủ, sẽ khuyến khích việc tuân thủ tự nguyện của các doanh nghiệp. Cơ quan quản lý sẽ thực hiện tốt vai trò quản lý của mình, đáp ứng được yêu cầu vừa tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu vừa tăng cường hiệu quả kiểm soát rủi ro.
Trong khi đó, tính minh bạch và chia sẻ thông tin giữa các bộ quản lý ngành, lĩnh vực cũng được tăng cường. Vai trò của lĩnh vực tư nhân trong kiểm nghiệm và đánh giá sự phù hợp do doanh nghiệp được lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để thử nghiệm, giám định hàng hóa tại cửa khẩu được tối đa hóa.
Đánh giá tác động về kinh tế, theo Dự án Tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ cho thấy, tỷ lệ số tờ khai kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm trong một năm cắt giảm được theo Mô hình mới so với Mô hình hiện tại khoảng 54,4% (chưa tính đến việc giảm số lô hàng kiểm tra do Đề án đề xuất tăng đối tượng được miễn kiểm tra). Tổng số ngày kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm doanh nghiệp tiết kiệm được khi áp dụng Mô hình mới so với Mô hình hiện tại trong một năm là 2.484.038 ngày. Chi phí tiết kiệm được cho doanh nghiệp trong một năm nhờ số ngày cắt giảm là hơn 881 tỷ đồng (xấp xỉ 37,8 triệu đô-la Mỹ).
Tác động chung đối với nền kinh tế, theo Dự án Tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ khi mô hình mới được triển khai sẽ giúp cắt giảm số lô hàng cần phải kiểm tra dẫn đến giảm thiểu chi phí thương mại do giảm yêu cầu về hàng tồn kho và vốn cho phép kinh doanh sản xuất hiệu quả hơn.
Theo đó, sẽ khuyến khích tăng trưởng đặc biệt là đối với các nhà sản xuất và nhà phân phối, thúc đẩy xuất khẩu và tăng sản lượng cuối cùng, mang lại nhiều cơ hội hiệu quả hơn cho nền kinh tế.
Nâng cao uy tín, trách nhiệm các bên
Với các bên liên quan, Dự án đánh giá Đề án có tác động trực tiếp tới nhiều bên. Đối với Chính phủ, việc thống nhất đầu mối kiểm tra với việc thực hiện thủ tục hải quan là xu hướng quốc tế, góp phần giúp hội nhập tốt hơn tăng uy tín của Chính phủ, cải thiện chỉ số cải cách hành chính, góp phần nâng hạng xếp hạng vị trí của Việt Nam trên các bảng xếp hạng uy tín thế giới về năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh. Chính phủ tiết kiệm ngân sách thông qua việc cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm nguồn lực, giảm chi phí cho một bộ máy kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm cồng kềnh, giảm thời gian thông quan hàng hóa.
Đối với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, vẫn thực hiện vai trò quản lý về chất lượng, an toàn thực phẩm như hiện nay, chỉ chuyển chức năng kiểm tra tại cửa khẩu cho cơ quan Hải quan. Theo đó, đòi hỏi việc tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin với cơ quan hải quan, hỗ trợ đào tạo chuyên môn cho cán bộ hải quan, tổ chức lại các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng của hàng hóa nhập khẩu trong quá trình sản xuất và lưu thông trên thị trường trong nước. Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực phải tăng cường công tác hậu kiểm.
Đối với cơ quan Hải quan, Đề án giúp tăng cường vai trò của cơ quan Hải quan trong việc kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm cụ thể là đầu mối kiểm tra. Việc này đòi hỏi cơ quan Hải quan phải bố trí thêm nhân sự, chuẩn hóa trang thiết bị.
Với tổ chức đánh giá sự phù hợp, Dự án đánh giá vai trò của tổ chức đánh giá sự phù hợp về cơ bản không thay đổi so với hiện tại. Tuy nhiên, theo mô hình mới đòi hỏi việc ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức liên quan đến việc kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm như việc trả kết quả trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Ngoài ra, việc giảm tỷ lệ các lô hàng phải kiểm tra có thể dẫn đến việc giảm doanh thu của tổ chức đánh giá sự phù hợp.
Đặc biệt, đối với doanh nghiệp, mô hình mới tiết kiệm được thời gian làm thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, vì chủ yếu giao dịch với một đầu mối; thủ tục kiểm tra được lồng ghép trong thủ tục hải quan; áp dụng điện tử hóa tối đa vào quy trình kiểm tra; tạo thuận lợi giải quyết thắc mắc khi có vấn đề, do thống nhất về cơ quan chịu trách nhiệm cuối cùng trước khi thông quan; tiết kiệm chi phí khi lô hàng được miễn, giảm kiểm tra (đối tượng được miễn kiểm tra được mở rộng hơn); môi trường kinh doanh cạnh tranh và bình đẳng hơn, do hàng nhập khẩu sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn, minh bạch và khách quan hơn.
Trong khi đó, với người tiêu dùng, về mặt dài hạn, giá cả hàng hóa có thể được giảm do chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho việc kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm giảm xuống, thời gian thông quan được cải thiện tạo điều kiện phân phối hàng hóa nhanh, làm tăng cơ hội kinh doanh.
Tin liên quan
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
20:20 | 26/12/2024 Hải quan
Miễn kiểm tra an toàn thực phẩm, chất lượng với hàng nhập khẩu khắc phục thiên tai
17:00 | 03/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính sách kiểm tra chất lượng hàng hóa cần tạo thuận lợi, ngừa gian lận
08:38 | 06/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Hải Phòng đón Tết sớm cùng quân, dân huyện đảo Bạch Long Vĩ
10:57 | 20/01/2025 Hải quan
Công bố 15 tác phẩm đạt Giải Cuộc thi "Cover các bài hát về Hải quan Việt Nam năm 2024"
19:04 | 16/01/2025 Hải quan
Hải quan Chuyển phát nhanh: Chủ động giải pháp, quản lý chặt chẽ hàng hóa XNK
13:53 | 16/01/2025 Hải quan
Các cơ quan Trung ương trên địa bàn Thái Bình nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ
17:18 | 15/01/2025 Hải quan
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Hải quan Thái Bình bứt phá mạnh mẽ trong thực hiện chỉ số DDCI
07:51 | 15/01/2025 Hải quan
Dấu ấn Hải quan Quảng Trị: 35 năm xây dựng và trưởng thành
07:43 | 15/01/2025 Hải quan
Cục Hải quan Long An hoạt động tại trụ sở mới
16:02 | 14/01/2025 Hải quan
Hải quan phát động thi đua với mục tiêu "Đổi mới- Đột phá- Phát triển"
15:04 | 14/01/2025 Hải quan
Năm 2025, Hải quan Quảng Ninh đặt mục tiêu thu ngân sách trên 17.800 tỷ đồng
11:02 | 14/01/2025 Hải quan
Hải quan Hải Phòng nhiều giải pháp thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại
10:13 | 14/01/2025 Hải quan
Hải quan góp phần quan trọng vào kỷ lục xuất nhập khẩu 786,3 tỷ USD
10:39 | 13/01/2025 Hải quan
Trao Huân chương Chiến công cho các tập thể, cá nhân thuộc Cục Hải quan Hải Phòng
19:31 | 10/01/2025 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics