Cải cách Mô hình kiểm tra chuyên ngành: Cắt giảm thủ tục khi Hải quan là đầu mối
Áp dụng ba phương thức kiểm tra giảm dần
Cụ thể, tương tự như đối với mô hình kiểm tra chất lượng, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện kiểm tra an toàn thực phẩm cũng được thực hiện theo ba phương thức: kiểm tra chặt; kiểm tra thông thường; kiểm tra giảm.
Đối với phương thức kiểm tra chặt, áp dụng đối với hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau: hàng hóa không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó; hàng hóa không đạt yêu cầu trong các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có); có cảnh báo của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất.
Với phương thức kiểm tra thông thường, áp dụng đối với hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau: không thuộc trường hợp áp dụng phương thức kiểm tra chặt và phương thức kiểm tra giảm; đã có 3 lần liên tiếp trong vòng 12 tháng đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra chặt.
Về phương thức kiểm tra giảm áp dụng đối hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau: đã được xác nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước đã ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm mà Việt Nam là thành viên; có kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đối với lô hàng, mặt hàng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam; đã có 3 lần liên tiếp trong vòng 12 tháng đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường; được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương.
Theo Quyết định 38/QĐ-TTg, việc áp dụng phương thức kiểm tra và chuyển đổi phương thức kiểm tra (từ chặt sang thông thường, từ thông thường sang giảm) áp dụng đối với hàng hóa giống hệt, không phân biệt nhà nhập khẩu. Việc chuyển đổi phương thức kiểm tra được áp dụng trong thời hạn nhất định.
Một điểm mới trong mô hình mới là việc lựa chọn cơ quan kiểm tra. Theo đó hàng hóa nhập khẩu thuộc diện kiểm tra an toàn thực phẩm được thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu do Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao/chỉ định (sau đây gọi tắt là cơ quan được bộ giao/chỉ định) và cơ quan Hải quan.
Với cơ quan được bộ giao/chỉ định thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc trường hợp áp dụng phương thức kiểm tra chặt và kiểm tra thông thường. Cụ thể, đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng phương thức kiểm tra chặt, cơ quan được bộ giao/chỉ định thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm theo trình tự, thủ tục như sau: tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm; kiểm tra hồ sơ; lấy mẫu, kiểm nghiệm chỉ tiêu an toàn thực phẩm; ra thông báo kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm; chuyển kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm cho cơ quan Hải quan để thông quan.
Đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng phương thức kiểm tra thông thường, cơ quan được bộ giao/chỉ định thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm theo trình tự, thủ tục như sau: tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm; kiểm tra hồ sơ an toàn thực phẩm; ra thông báo kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm; chuyển kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm cho cơ quan Hải quan để thông quan.
Giảm chi phí, thời gian khi thực hiện tại Hải quan
Lợi ích của mô hình mới sẽ được thể hiện rõ khi cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Cụ thể, cơ quan Hải quan kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc trường hợp áp dụng phương thức kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường và kiểm tra giảm. Đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng phương thức kiểm tra chặt, cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm theo trình tự, thủ tục gồm: tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm; kiểm tra hồ sơ; đề nghị tổ chức chứng nhận/giám định hoặc các đơn vị, tổ chức của cơ quan Hải quan được bộ quản lý ngành, lĩnh vực giao/chỉ định thực hiện lấy mẫu, kiểm nghiệm chỉ tiêu an toàn thực phẩm (cơ quan/tổ chức này do doanh nghiệp lựa chọn và thông báo cho cơ quan Hải quan); ra thông báo kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm và thông quan.
Đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng phương thức kiểm tra thông thường, cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm theo trình tự, thủ tục như sau: tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm; kiểm tra hồ sơ an toàn thực phẩm; ra thông báo kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm và thông quan.
Đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng phương thức kiểm tra giảm, cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm theo trình tự, thủ tục như sau: tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm; kiểm tra hồ sơ ngẫu nhiên tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu thuộc diện kiểm tra giảm trong vòng 12 tháng; ra thông báo kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm và thông quan.
Theo Đề án, trình tự, thủ tục kiểm tra an toàn thực phẩm theo phương thức kiểm tra thông thường do cơ quan Hải quan thực hiện cắt giảm 2 bước thủ tục so với bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện gồm: Bước doanh nghiệp nhận thông báo kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm từ cơ quan được bộ giao/chỉ định và bước doanh nghiệp nộp kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm do cơ quan được bộ giao/chỉ định cấp cho cơ quan Hải quan để làm thủ tục nhập khẩu.
Thực chất, theo Mô hình mới, doanh nghiệp chỉ phải đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm với cơ quan Hải quan và thông quan hàng hóa nếu hàng hóa đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp không phải đi lại giữa cơ quan được bộ giao/chỉ định và cơ quan Hải quan, từ đó giảm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp.
Tin liên quan
Miễn kiểm tra an toàn thực phẩm, chất lượng với hàng nhập khẩu khắc phục thiên tai
17:00 | 03/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chính sách kiểm tra chất lượng hàng hóa cần tạo thuận lợi, ngừa gian lận
08:38 | 06/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan Hà Tĩnh: Động lực tăng thu ngân sách nhìn từ công tác cải cách hành chính
16:20 | 12/07/2024 Hải quan
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
14:58 | 02/11/2024 Hải quan
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Đồng Nai: Cục trưởng trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp hàng tháng
09:26 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Bình Dương: Gỡ vướng cho DN trong XNK hóa chất, tiền chất công nghiệp
08:33 | 02/11/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 10/2024
20:09 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu: Phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp thực chất, bền vững
13:30 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Ninh: “Cầu nối” thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
08:52 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Trà Lĩnh: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 300 triệu USD
10:27 | 31/10/2024 Hải quan
Điều tiết hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị vào thời gian cao điểm
09:49 | 31/10/2024 Hải quan
Đảng ủy cơ quan Tổng cục Hải quan tập huấn tổ chức Đại hội Đảng các cấp
22:37 | 30/10/2024 Hải quan
Doanh nghiệp FDI đóng góp ngân sách hơn 535 tỷ đồng tại Hải quan Móng Cái
10:26 | 30/10/2024 Hải quan
Sửa đổi quy định thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia
20:36 | 29/10/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK