Facebook Twitter youtube Tiktok

Chuyển đổi số là điều tất yếu đối với ngành Hải quan

(HQ Online) - Trong giai đoạn hiện nay, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, xuất nhập khẩu tăng nhanh, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đặt ra yêu cầu bức thiết về thực hiện chuyển đổi số đối với ngành Hải quan. Tạp chí Hải quan đã có cuộc phỏng vấn với ông Phạm Nam Long, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Abivin Việt Nam về vấn đề này.

Đề cao yếu tố công nghệ và con người trong tiến trình chuyển đổi số hải quan Quy định về kê khai trị giá hải quan đối với hàng chuyển đổi mục đích sử dụng Kiện toàn Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Tổng cục Hải quan
Ông Phạm Nam Long, Giám đốc điểu hành công ty Abivin
Ông Phạm Nam Long, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Abivin Việt Nam. Ảnh: Hoàng Loan

Xin ông cho biết tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với ngành Hải quan trong giai đoạn hiện nay?

Ngành Hải quan có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia, đặc biệt với Việt Nam do quá trình gia tăng hội nhập, xuất nhập khẩu hàng hóa tăng nhanh. Vì thế, chuyển đổi số trong ngành Hải quan đặc biệt quan trọng với 3 lý do:

Thứ nhất, chuyển đổi số giúp thúc đẩy hiệu quả thương mại quốc tế. Với vị thế ngày càng tăng trong thương mại quốc tế, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đang gia tăng đáng kể. Năm 2022, kim ngạch XNK cán mốc 730,21 tỷ USD - tăng 2,2 lần so với mức 327,76 tỷ USD của năm 2015. Cùng thời gian đó, số lượng tờ khai làm thủ tục hải quan điện tử đạt 14,5 triệu - tăng 2,9 lần so với 5 triệu tờ vào năm 2015. Tỷ lệ tăng trưởng này cho thấy áp lực quan trọng của Hải quan trong việc chuyển đổi số để đáp ứng xử lý lượng công việc lớn ngày càng tăng do áp lực phát triển của thương mại điện tử.

Thứ hai, đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế và các hiệp định thương mại. Định hướng chiến lược và cam kết của Việt Nam trong thương mại quốc tế được thể hiện qua việc tham gia các Hiệp định thương mại như CPTPP, EVFTA, hay gần đây nhất là nâng cấp Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ. Những thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ tiếp tục đưa tăng trưởng thương mại của Việt Nam lên những cột mốc mới. Với hệ thống thương mại đa dạng ở rất nhiều quốc gia, hoạt động chuyển đổi số ở ngành Hải quan là cấp thiết để đảm bảo tuân thủ với quy định và tiêu chuẩn được đưa ra bởi các thỏa thuận này, tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia.

Thứ ba, đảm bảo an ninh thương mại quốc gia. Chuyển đổi số ngành Hải quan không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp mà còn đảm bảo an ninh thương mại quốc gia bằng cách phát hiện và ngăn chặn các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại bất hợp pháp. Các hệ thống số có thể cung cấp khả năng theo dõi trong thời gian thực và năng lực phân tích dữ liệu, có thể được dùng để xác định những lô hàng và cá nhân có nguy cơ cao.

Theo ông, ngành Hải quan đang phải đối mặt với những thách thức nào khi thực hiện chuyển đổi số ?

Theo tôi nghĩ, thách thức lớn nhất đối với ngành Hải quan khi thực hiện chuyển đổi số là cần phải số hóa một khối lượng dữ liệu khổng lồ và số hóa hàng loạt quy trình nghiệp vụ phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp rất cao từ phía Chính phủ, các bộ, ngành, các doanh nghiệp và cả người dân, đặc biệt, các chương trình Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN đang được triển khai.

Khó khăn thứ hai đó là nhận thức và năng lực công nghệ của ngành. Chuyển đổi số là vấn đề mới, đòi hỏi nhận thức và quyết tâm từ các cấp, đặc biệt ở cấp lãnh đạo. Bên cạnh đó, khó khăn chung ở Việt Nam hiện nay là tại nhiều tổ chức chưa có sự tập trung đầu tư lực lượng chuyên môn công nghệ thông tin trong các giai đoạn trước. Do vậy, đội ngũ này còn mỏng, chưa được đào tạo và bổ sung kiến thức về chuyển đổi số.

Thứ ba, hạ tầng số của ngành cũng còn hạn chế, chưa đáp ứng ngay được yêu cầu chuyển đổi số toàn diện. Nhiều hệ thống cũ hoặc công nghệ cũ, dần không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế số.

Ngoài ra, còn có những thách thức khác liên quan phải kiện toàn hệ thống tổ chức, văn bản và môi trường pháp lý, hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ trong mọi lĩnh vực Hải quan, bổ sung hệ thống văn bản pháp quy về xây dựng và ứng dụng chuyển đổi số, về đào tạo và tuyên truyền, phổ cập kiến thức Hải quan trong nội bộ, với các doanh nghiệp và người dân…

Ngành Hải quan cần phải làm gì để thực hiện thành chuyển đổi số một cách hiệu quả, thưa ông?

Để thực hiện chuyển đổi số một cách hiệu quả, ngành Hải quan cần thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 707/QĐ-TCHQ ngày 4/5/2022. Đây là kế hoạch toàn diện, đầy đủ và đồng bộ. Ngoài ra, ngành Hải quan cần:

Quản lý sự thay đổi về văn hóa trong tổ chức: Ngoài các khía cạnh cơ cấu tổ chức và kỹ thuật, việc triển khai một chương trình chuyển đổi số cũng đòi hỏi một sự thay đổi đáng kể về văn hóa tổ chức. Điều này bao gồm việc thu hút sự ủng hộ từ tất cả các cấp độ, phòng ban trong tổ chức, đảm bảo mọi nhân sự hiểu được lợi ích của chương trình; thực hiện lấy ý kiến, tương tác sớm và thường xuyên với nhân sự trong quá trình chuyển đổi số; khuyến khích văn hóa học tập liên tục và thích nghi với sự thay đổi.

Bên cạnh đó, cần định nghĩa rõ các chỉ số hiệu suất của chương trình chuyển đổi số và kiểm soát chúng. Việc triển khai chương trình chuyển đổi số tại mỗi giai đoạn nên đi kèm với các chỉ số hiệu suất rõ ràng và có hệ thống giám sát. Các chỉ số này nên cụ thể và đi xa hơn các chỉ số hiệu suất (KPI) về công nghệ thông tin tiêu chuẩn; tập trung vào việc chương trình chuyển đổi số đóng góp như thế nào cho các mục tiêu chiến lược của tổ chức.

Không những thế, khi thực hiện chuyển đổi số, ngành Hải quan cần tương tác với các bên liên quan bao gồm các đối tác thương mại, cơ quan hải quan từ các nước khác và các hiệp hội ngành, phối hợp với các bên để tạo ra các tiêu chuẩn và giao thức nhằm thúc đẩy giao dịch xuyên biên giới và trao đổi dữ liệu, đảm bảo rằng khung chương trình chuyển đổi số phù hợp với yêu cầu của các bên.

Ông đánh giá như thế nào về việc WCO lựa chọn Hải quan Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị và Triển lãm công nghệ 2023 của WCO?

Được mời tham dự Hội nghị Công nghệ và Triển lãm của WCO 2023, tôi rất cảm ơn Ban Tổ chức đã tạo điều kiện để bản thân nắm bắt thêm nghiệp vụ một ngành quan trọng trong chuỗi cung ứng mà chúng tôi đã và đang tích cực tham gia gần 10 năm nay, đặc biệt, được tìm hiểu thêm các công nghệ liên quan hoạt động Hải quan của Việt Nam và các nước đến trình bày tại Triển lãm, điều này giúp chúng tôi có thêm tầm nhìn và sẽ có cơ hội hợp tác khi gặp các bài toán công nghệ có liên quan.

Tôi nghĩ, WCO lựa chọn Việt Nam để tổ chức hội nghị lần này thể hiện niềm tin của họ với ngành Hải quan Việt Nam, khẳng định uy tín và hiệu quả hoạt động của ngành trong những năm qua trên trường quốc tế và đặt niềm tin vào sự phát triển của ngành Hải quan Việt Nam cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai tới đây.

Huyền Trang (Thực hiện)

Tin liên quan

​​​​​​​Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 3: Chuyển đổi số toàn diện  trong lĩnh vực Hải quan

​​​​​​​Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 3: Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực Hải quan

(HQ Online) - Những tồn tại, bất cập liên quan đến Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS và các hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) vệ tinh đã được Tổng cục Hải quan sớm nhận diện. Do đó, một mặt ngành Hải quan đã và đang tích cực tìm các giải pháp để xử lý, mặt khác tập trung nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực hải quan đáp ứng theo chủ trương của Chính phủ.
​​​​​​​Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới

​​​​​​​Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới

(HQ Online) - Với sự phát triển mạnh mẽ của quy mô nền kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày một lớn và tốc độ tăng trưởng nhanh, hiện nằm trong Top 20 thế giới, do đó “chiếc áo” VNACCS/VCIS đã chật, đòi hỏi rất khẩn trương nâng cấp hoặc xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) mới để đáp ứng nhu cầu tạo thuận lợi thương mại và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan trong tình hình mới!
​​​​​​​Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 1: “Cuộc cách mạng” VNACCS

​​​​​​​Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 1: “Cuộc cách mạng” VNACCS

(HQ Online) - Hiện đại hóa hải quan là một tiến trình được ngành Hải quan tập trung triển khai liên tục nhiều năm qua, nhằm tạo thuận lợi thương mại và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan. Trong tiến trình đó, Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS mang một dấu ấn đậm nét, mang đến nhiều lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp, góp phần quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan

Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan

(HQ Online) - Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan có nhiệm vụ định hướng xây dựng những nội dung, kế hoạch, chiến lược lớn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về cải cách, hiện đại hóa của ngành Hải quan.
Lộ trình triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

Lộ trình triển khai Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh

(HQ Online) - Tổng cục Hải quan vừa có quyết định triển khai nhiệm vụ là đơn vị đầu mối thực hiện Kế hoạch triển khai nhiệm vụ tại Quyết định số 865/QĐ-TTg ngày 17/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2 – 1089 thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) – Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).
Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan

Thách thức trong công tác chuyển đổi số ngành Hải quan

(HQ Online) - Chuyển đổi số trong ngành Hải quan không chỉ đơn thuần là một bước đi tất yếu trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mà còn là một yêu cầu cấp bách để nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi cũng không thiếu những thách thức, từ việc thiếu hụt nguồn nhân lực có kỹ năng cho đến áp lực tài chính.
Quy hoạch cửa khẩu cần gắn liền với chuyển đổi số hải quan

Quy hoạch cửa khẩu cần gắn liền với chuyển đổi số hải quan

(HQ Online) - Hệ thống cửa khẩu biên giới Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, song vẫn tồn tại nhiều bất cập về quy hoạch và hạ tầng. Việc quy hoạch tổng thể khu vực cửa khẩu biên giới đất liền gắn với chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan sẽ góp phần hiện đại hóa công tác quản lý, giảm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp và đảm bảo an ninh, trật tự tại khu vực biên giới.
Thực hiện Hải quan số là xu thế tất yếu

Thực hiện Hải quan số là xu thế tất yếu

(HQ Online) - Thực hiện Hải quan số, Hải quan thông minh là yêu cầu quan trọng nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính về công tác chuyển đổi số; phù hợp với xu thế và tiến trình cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan.
Sửa đổi, bổ sung kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan

Sửa đổi, bổ sung kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan

(HQ Online) - Ngày 27/6, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành Quyết định 1550/QĐ-TCHQ về sửa đổi, bổ sung Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Giới thiệu giải pháp chuyển đổi số liên quan đến nghiệp vụ hải quan

Giới thiệu giải pháp chuyển đổi số liên quan đến nghiệp vụ hải quan

(HQ Online) - Công ty Hewlett Packard Enterprise (HPE) vừa phối hợp với Công ty HiPT có buổi trình bày về thông tin, giải pháp chuyển đổi số liên quan đến công tác nghiệp vụ của cơ quan Hải quan.
Hải quan thực hiện 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình

Hải quan thực hiện 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình

(HQ Online) - Trong 214 thủ tục hành chính do cơ quan Hải quan thực hiện, có 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan

(HQ Online) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký văn bản yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan.
Hải quan TPHCM chủ động ứng dụng CNTT trong công tác giám sát hải quan

Hải quan TPHCM chủ động ứng dụng CNTT trong công tác giám sát hải quan

(HQ Online) - Để giám sát hiệu quả hàng hóa ra, vào hệ thống kho, bãi, cảng trên địa bàn quản lý, Cục Hải quan TPHCM đã chủ động ứng dụng giám sát bằng hệ thống camera, tăng tỷ lệ soi chiếu.
Xem thêm
cong-ty-cp-cang-cai-mep-gemadept-terminal-link
peugeot-viet-nam
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Vượt qua điện thoại và linh kiện, những năm gần đây, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện liên tục đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu.
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025

Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025

Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình tín dụng “Hưởng vay ưu đãi – Khởi sắc tương lai” nhằm đồng hành cùng Khách hàng cá nhân trong hành trình chinh phục các mục tiêu phát triển, mở rộng kinh doanh trong năm 2025.
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?

Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?

Xuất khẩu cá tra của Việt Nam năm 2024 sang thị trường EU đã rời vị trí top đầu xống vị trí thứ 4. Các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ có thêm nhiều cơ hội XK cá tra sang EU trong năm nay.
Hải quan Quảng Trị phát hiện nhiều vụ hàng cấm trong đợt cao điểm

Hải quan Quảng Trị phát hiện nhiều vụ hàng cấm trong đợt cao điểm

Giấu 180 kg pháo trong mặt hàng than đá nhập khẩu và trùm bạt che đậy nhằm qua mắt các lực lượng chức năng.
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện

Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện

Vận tải xanh và logistics xanh là nền tảng phát triển bền đang trở thành xu hướng quan trọng tại Việt Nam và trở thành hướng đi tất yếu của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số, khi Việt Nam đã cam kết giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Tạp chí Hải qua
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

Tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 66,4 tỷ USD.
Phiên bản di động