Chương trình phục hồi kinh tế còn nguyên tính cấp thiết trước tình hình mới
Ông Phan Đức Hiếu |
Trong bối cảnh thế giới đang có sự thay đổi rất nhanh theo từng ngày, từng giờ, kinh tế trong nước và thế giới đã có nhiều thay đổi so với thời điểm Việt Nam ban hành các chính sách hỗ trợ, phục hồi (vào gần 3 tháng trước), ở góc độ là cơ quan ban hành về mặt chính sách, theo ông Chương trình này liệu có bị lỗi thời?
Câu hỏi: "Liệu Chương trình có bị lỗi thời không?" là câu hỏi hết sức quan trọng. Khi chúng ta xây dựng Chương trình đã có tính toán đến các yếu tố bất ổn khác ngoài những tác động của dịch Covid-19. Chính vì thế khi thiết kế chương trình thực hiện, cơ quan quản lý đã có dự liệu đến các giải pháp, một trong những giải pháp đó là kết hợp hài hòa giữa chính sách tài khóa và tiền tệ để phù hợp với biến động về vĩ mô.
Tác động ảnh hưởng lớn nhất đến sự phục hồi kinh tế mà chúng ta chưa kịp tính toán đến là cuộc chiến giữa Nga - Ukraine, với 2 tác động lớn như là đứt gãy chuỗi cung ứng và gia tăng chi phí sản xuất đầu vào, đe doạ sự bất ổn của kinh tế vĩ mô. Điều này sẽ làm gia tăng quy mô và mức độ tác động đến việc phục hồi của kinh tế Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, tôi cho rằng Chương trình vẫn không trở nên lạc hậu mà càng chứng minh sự cần thiết. Thực tế Chương trình được thiết kế để hỗ trợ khó khăn cho những doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng bởi việc đứt gãy chuỗi cung ứng, gia tăng chi phí sản xuất, cũng như những khó khăn về lao động. Do vậy, có thể khẳng định, gói hỗ trợ này vẫn còn nguyên giá trị và thậm chí càng cho thấy sự hỗ trợ của Nhà nước trong bối cảnh này càng trở nên quan trọng hơn và cấp thiết hơn.
Theo ông, có nên điều chỉnh, bổ sung thêm các chính sách hỗ trợ cho phù hợp hơn không?
Theo tôi, về nội dung Chương trình trước mắt chưa cần thiết phải điều chỉnh, quan trọng nhất là việc triển khai. Điều cần điều chỉnh ở đây là phải thực hiện tốt giải pháp về hài hoà các chính sách tiền tệ.
Thủ tướng Chính phủ cũng đang hết sức "sốt ruột" và quyết liệt trong thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế, điều này thể hiện, trong vòng 20 ngày sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ đã ban hành chương trình chi tiết về phục hồi kinh tế. Và trong 2 tháng qua, Chính phủ đã 2 lần có công điện khẩn để đôn đốc thực hiện, qua đó thể hiện sự quyết liệt trong thực hiện Chương trình, theo đó có một số chính sách đã được thực hiện rất sớm và thực hiện ngay như chính sách về thuế Giá trị gia tăng (GTGT).
Nhưng nhìn ngược lại, để soi lại tiêu chí về sự cấp thiết trong thực hiện thì sau 2 tháng kể từ khi có Nghị quyết của Quốc hội và có chương trình của Chính phủ, bên cạnh những chính sách đã được thực thi sớm, rất nhiều chính sách hiện nay vẫn đang trong quá trình xây dựng và chờ để triển khai trên thực tế.
Tính kịp thời của việc triển khai chính sách này ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và hiệu quả của chương trình phục hồi kinh tế, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của khu vực doanh nghiệp. Bởi đối với một số chính sách nếu không thực hiện kịp thời sẽ giảm hoặc thậm chí là mất đi mục tiêu chính sách. Ví dụ như chính sách về hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động. Khi chính sách này được thiết kế có 2 mục tiêu, thứ nhất là chia sẻ khó khăn cho người lao động, thứ hai là tại thời điểm ban hành chương việc thu hút người lao động quay trở lại làm việc là cấp thiết hơn thời điểm hiện tại. Vì vậy, giả sử nếu chính sách này được triển khai ngay lúc đó thì tác động của nó là rất lớn. Nếu triển khai chậm hơn thì tác động về chia sẻ khó khăn cho người lao động là vẫn có nhưng mục tiêu lôi kéo người lao động quay trở lại làm việc có thể là không còn hoặc còn ít. Hay chương trình về mạng và máy tính cho học sinh học online cũng như vậy, có thể thấy bối cảnh đã thay đổi và sự chậm trễ sẽ làm giảm hiệu quả của mục tiêu chương trình.
Bên cạnh đó, khi một số chính sách được thực hiện có rất nhiều điểm mà chúng ta cần thường xuyên bám sát việc thực thi để có những điều chỉnh kịp thời. Đơn cử như việc giảm thuế GTGT hiện đang có tác dụng rất tốt do ngoài giúp kích thích tiêu dùng mà còn giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp đang có sự lo lắng trước các chương trình phục hồi kinh tế- xã hội. Họ sợ khi triển khai bị sai, dẫn tới bị phạt. Từ đó, tạo thành áp lực cho doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy khi chính sách được ban hành, việc tổ chức triển khai trên thực tế như: thông tin, tư vấn, giải đáp, các thức thực hiện phải không tạo ra áp lực mà phải tạo ra hiệu ứng ngược là rất quan trọng.
Một điểm đáng lưu ý nữa ở đây là việc thực thi chính sách phải rất công bằng, bởi rất nhiều chính sách sắp tới như chính sách về hỗ trợ vay vốn nếu thông tin không đồng đều, việc tiếp cận dễ dàng không như nhau giữa các địa phương sẽ tạo nên sự “méo mó” trong tiếp cận nguồn lực, “méo mó” trong hoạt động sản xuất.
Chính vì vậy, sắp tới ngoài việc có chính sách, việc thực thi trên thực tế nên hướng đến sự minh bạch, công bằng, dễ tiếp cận mới đáp ứng được nhu cầu trong bối cảnh hiện nay.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc cải thiện thể chế, giảm điều kiện tiếp cận các gói hỗ trợ còn quan trọng hơn và ý nghĩa hơn với các doanh nghiệp. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Chúng ta đã có chính sách tốt, hạ tầng tốt nhưng nếu thể chế được coi như “phần mềm” không tốt (chậm, khó tiếp cận, không công bằng…) sẽ tác động rất lớn đến hiệu quả. Vậy để thiết kế một “phần mềm” tốt, tôi rất mong muốn các cơ quan sẽ có sự tham vấn sớm, rộng rãi để đặt đối tượng thụ hưởng vào trung tâm để họ sớm có thông tin và sớm có kế hoạch để chuẩn bị và tránh được sai sót về mặt chính sách.
Về tổ chức thực hiện việc vào cuộc của cơ quan nhà nước là chưa đủ mà cần có sự vào cuộc của các tổ chức xã hội, các hiệp hội doanh nghiệp. Việc để các sở, ngành hay một UBND làm việc này chưa chắc đã có các điều kiện tiếp cận được dễ dàng như các tổ chức xã hội khác.
Bên cạnh đó, cần có sự thống nhất của các cấp, ngành, địa phương trong triển khai chương trình, nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các gói hỗ trợ.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
19:17 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Càng khó khăn, thách thức, áp lực thì càng phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tạp chí Hải quan 35 năm góp sức xây dựng hình ảnh Hải quan Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại
Vedan Việt Nam trao tặng hơn 1.000 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Hải quan Hải Phòng bố trí đủ lực lượng đảm bảo thông quan thông suốt dịp Tết Ất Tỵ
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics