Chung tay hỗ trợ nông sản xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới phía Bắc
Tham dự hội thảo có Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng; ông Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài chính; đại diện lãnh đạo các đơn vị: Cục Hải quan Lạng Sơn; Viện Nghiên cứu hải quan; Trường Hải quan Việt Nam; Cục Hải quan Cao Bằng; Cục Quản lý rủi ro; Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính và đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành của tỉnh Lạng Sơn cùng tham dự.
Triển vọng trong XK nông sản
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài chính cho biết, việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng dịch giúp đơn giản hóa phương thức giao nhận hàng hóa nhập khẩu (NK), tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia tăng xuất khẩu (XK) hàng hoá, đặc biệt là hàng nông sản của Việt Nam qua các cửa khẩu tại khu vực biên giới phía Bắc. Thống kê cho thấy, kể từ khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch đã giúp kim ngạch XK của Việt Nam với Trung Quốc qua các cửa khẩu khu vực biên giới phía Bắc tăng gần gấp 3 lần; Hải quan một số cửa khẩu đã tăng thời gian làm việc trong ngày để đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa XNK qua biên giới.
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: H.Nụ |
Triển vọng và tiềm năng XK nông sản sang Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc trong năm 2023 còn rất lớn. Để thực hiện các mục tiêu về XK nói chung, XK nông sản nói riêng, cũng như giải quyết các thách thức trong XNK nông sản, hội thảo được tổ chức nhằm đánh giá tình hình kinh tế - tài chính vĩ mô trong nước, quốc tế và những tác động đến hoạt động XNK nông sản qua biên giới của Việt Nam; đánh giá thực trạng các chính sách tạo thuận lợi, hỗ trợ XNK nông sản của Việt Nam và thực trạng XNK nông sản qua biên giới của Việt Nam trong bối cảnh mới; vai trò của cơ quan Hải quan và các cơ quan liên quan trong hoạt động XNK nông sản của Việt Nam; những khó khăn, thách thức đối với XNK nông sản của Việt Nam; những kiến nghị chính sách cụ thể với các cơ quan chức năng nhằm tạo thuận lợi, hỗ trợ XNK nông sản của Việt Nam trong thời gian tới, ông Nguyễn Như Quỳnh nhấn mạnh.
Theo bà Lê Thị Thuỳ Vân, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài chính, mặc dù trong 4 tháng đầu năm 2023, kinh tế vĩ mô trong nước chưa thực sự vững chắc, bên cạnh đó triển vọng kinh tế thế giới cũng kém tích cực cho hoạt động XK của Việt Nam nói chung, tổng kim ngạch XK trong 4 tháng đầu năm đã giảm tới 11,8%. Tuy nhiên, riêng đối với XK nông sản qua biên giới, trong những tháng đầu năm lại có những điểm tác động tích cực, tạo thuận lợi cho việc XK nông sản qua biên giới. Việc tăng cường XK nông sản qua biên giới là vẫn còn nhiều dư địa, tiềm năng thị trường Trung Quốc vẫn còn rất lớn, do đó, việc đẩy mạnh tăng cường XK nông sản qua thời gian tới cần có sự hỗ trợ rất lớn của chính quyền các địa phương và ngành Hải quan.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng cho rằng, thời gian qua, vai trò của cơ quan Hải quan được thể hiện nổi bật thông qua việc xây dựng, vận hành phần mềm trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (NSW) để tự động tiếp nhận hồ sơ kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm quyết định phương thức kiểm tra trên cơ sở thu thập, xử lý các dữ liệu về kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; chuyển hồ sơ đến các cơ quan kiểm tra, tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định; đảm bảo công khai minh bạch thông tin, kết nối, chia sẻ dữ liệu với bộ, ngành và các cơ quan liên quan.
Đặc biệt, việc liên kết chia sẻ thông tin dữ liệu giúp nâng cao hiệu quả kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm của cơ quan kiểm tra; tăng cường vai trò quản lý nhà nước của bộ quản lý chuyên ngành... góp phần định hướng, hoạch định và xây dựng chính sách quản lý kịp thời, chính xác, phù hợp và đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó, việc vận hành và ứng dụng triệt để CNTT cũng góp phần đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa; thực hiện kiểm tra theo mặt hàng để cắt giảm số lượng các lô hàng phải kiểm tra. Ngoài ra, cơ quan Hải quan đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành để xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Cũng theo Phó Tổng cục trưởng Lưu Mạnh Tưởng, ngành Hải quan cũng đặt mục tiêu hỗ trợ cá nhân, tổ chức có liên quan, đặc biệt là các DN nắm bắt kịp thời, đầy đủ các quy định của pháp luật hải quan, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật hải quan nói chung và các quy định liên quan đến nông sản XK nói riêng. Với mục tiêu đó, Hải quan các cấp luôn ưu tiên tuyên truyền, vận động các DN, cá nhân, tổ chức phối hợp với cơ quan Hải quan thực hiện các hoạt động cải cách thủ tục hành chính và cải cách hiện đại hóa hải quan. |
Còn nhiều khó khăn, thách thức
Theo ông Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, trong năm 2022, XK nông sản, thủy sản tăng trưởng khá tích cực ở hầu hết các khu vực thị trường. Chiếm tỷ trọng cao nhất với 25% tổng kim ngạch XK nông sản, thuỷ sản Việt Nam là thị trường Trung Quốc, đạt khoảng 7,8 tỷ USD, tăng 25,3% so với năm 2021.
Ông Lê Xuân Sang nhận định, tuy có sự tăng mạnh về quy mô hợp tác thương mại nói chung và thượng mại nông sản nói riêng nhưng vẫn còn nhiều thách thức được đặt ra đối với XK nông sản, điển hình là việc Trung Quốc đã dần chiếm ưu thế, lợi thế so sánh của hàng nông sản Việt Nam đã giảm dần, với nhiều hàng hoa quả Trung Quốc đã tự canh tác, nuôi, trồng.
Còn theo bà Lê Thị Thùy Vân, XK nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc còn nhiều hạn chế cũng như nhiều thách thức phải đối mặt như: Quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro; phụ thuộc khá nhiều vào các chính sách kiểm soát, ngăn ngừa và phòng dịch; Trung Quốc ngày càng siết chặt hơn các quy định về chất lượng sản phẩm đặc biệt là nông sản và thực phẩm; hạ tầng kết nối giao thông giữa cửa khẩu và hạ tầng cửa khẩu biên giới phía Việt Nam hiện vẫn đang trong quá trình đầu tư, hoàn thiện.
Để tăng cường XK nông sản qua biên giới, bà Lê Thùy Vân cho rằng, cần nhanh chóng đẩy mạnh việc chuyển từ XK theo đường tiểu ngạch sang đường chính ngạch đối với các mặt hàng nông sản; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá nông sản Việt cũng như tạo cầu nối giữa DN Việt Nam với các DN phân phối, hệ thống siêu thị của Trung Quốc. Đồng thời, cần nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản XK của Việt Nam để có thể đáp ứng tốt hơn tiêu chuẩn của các thị trường XK...
Đặc biệt, đưa ra một số khuyến nghị để thúc đẩy XK nông sản, nhiều diễn giả tại hội thảo cho rằng, cần có sự hỗ trợ rất lớn của chính quyền các địa phương và ngành Hải quan, đặc biệt lực lượng Hải quan ở các cửa khẩu trong việc nâng cao năng lực thông quan hàng hóa, làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hàng hóa thật nhanh chóng để tạo điều kiện cho DN.
Bên cạnh đó, các DN, cơ quan ban ngành cần nhanh chóng đẩy mạnh việc chuyển từ XK theo đường tiểu ngạch sang đường chính ngạch đối với các mặt hàng nông sản. Trong đó, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh quá trình đàm phán với Trung Quốc trong việc chấp nhận các mặt hàng nông sản của Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt tập trung vào các mặt hàng có tiềm năng lớn.
Bên cạnh đó, nước ta cũng cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá nông sản Việt cũng như tạo cầu nối giữa DN Việt Nam với các DN phân phối, hệ thống siêu thị của Trung Quốc.
Tại hội thảo, các chuyên gia, các nhà khoa học và các ban, ngành địa phương đã tập trung đánh giá tình hình kinh tế - tài chính vĩ mô trong nước, quốc tế và những tác động đến hoạt động XNK nông sản qua biên giới của Việt Nam; đánh giá thực trạng các chính sách tạo thuận lợi, hỗ trợ xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam và thực trạng XNK nông sản qua biên giới của Việt Nam trong bối cảnh mới.
Tin liên quan
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Hải quan Hải Phòng đón Tết sớm cùng quân, dân huyện đảo Bạch Long Vĩ
10:57 | 20/01/2025 Hải quan
Công bố 15 tác phẩm đạt Giải Cuộc thi "Cover các bài hát về Hải quan Việt Nam năm 2024"
19:04 | 16/01/2025 Hải quan
Hải quan Chuyển phát nhanh: Chủ động giải pháp, quản lý chặt chẽ hàng hóa XNK
13:53 | 16/01/2025 Hải quan
Các cơ quan Trung ương trên địa bàn Thái Bình nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ
17:18 | 15/01/2025 Hải quan
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Hải quan Thái Bình bứt phá mạnh mẽ trong thực hiện chỉ số DDCI
07:51 | 15/01/2025 Hải quan
Dấu ấn Hải quan Quảng Trị: 35 năm xây dựng và trưởng thành
07:43 | 15/01/2025 Hải quan
Cục Hải quan Long An hoạt động tại trụ sở mới
16:02 | 14/01/2025 Hải quan
Hải quan phát động thi đua với mục tiêu "Đổi mới- Đột phá- Phát triển"
15:04 | 14/01/2025 Hải quan
Năm 2025, Hải quan Quảng Ninh đặt mục tiêu thu ngân sách trên 17.800 tỷ đồng
11:02 | 14/01/2025 Hải quan
Hải quan Hải Phòng nhiều giải pháp thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại
10:13 | 14/01/2025 Hải quan
Hải quan góp phần quan trọng vào kỷ lục xuất nhập khẩu 786,3 tỷ USD
10:39 | 13/01/2025 Hải quan
Trao Huân chương Chiến công cho các tập thể, cá nhân thuộc Cục Hải quan Hải Phòng
19:31 | 10/01/2025 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics