Chứng khoán lao đao vì virus corona
Không chỉ ở Việt Nam, lo ngại về ảnh hưởng của bệnh dịch đến nền kinh tế đã khiến chứng khoán thế giới sụt giảm mạnh. Ảnh: ST. |
Thị trường sụt giảm kỷ lục
Chỉ sau hai phiên giao dịch đầu năm Canh Tý, VN-Index ghi nhận mức giảm tổng cộng 54,84 điểm, tương đương tỉ lệ 5,53% từ 991,46 điểm xuống còn 936,62 điểm; HNX-Index giảm 3,7% và UPCoM-Index giảm 1,9%. Các ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch virus corona là du lịch, lưu trú, hàng không do nhu cầu du lịch, đi lại của người Trung Quốc lẫn cả khu vực châu Á bị hạn chế trong thời gian diễn ra dịch. Hai mã HVN và VJC giảm sàn sau khi Vietjet Air ngừng khai thác các chuyến bay đến Trung Quốc từ ngày 1/2/2020.
Áp lực bán cũng khiến các cổ phiếu thủy sản như VHC, ANV và AGF điều chỉnh giảm sàn khi nhà đầu tư dự báo nhu cầu thị trường Trung Quốc suy giảm sẽ ảnh hưởng đến nhóm này. Ngoài ra, sự điều chỉnh của giá dầu cũng làm cổ phiếu ngành năng lượng đi xuống với tâm điểm là GAS, PVD, PVS và PLX. Bộ đôi DPM và GMD giảm sàn do hai mã này sẽ bị loại ra khỏi danh mục VN30-Index vào thứ Hai (3/2). Ở chiều ngược lại, chỉ có cổ phiếu ngành y tế ngược dòng thị trường với sự bứt phá từ DHG, AMV, DHT, JVC và IMP.
Không chỉ ở Việt Nam, lo ngại về ảnh hưởng của bệnh dịch đến nền kinh tế đã khiến chứng khoán tại một số nơi sụt giảm mạnh. Cụ thể, chỉ số Dow Jones sụt 1,57% vào ngày 27/1, mức lùi chưa từng có kể từ tháng 10/2019. Các thị trường chứng khoán châu Âu tiếp đà giảm điểm, chỉ số chứng khoán của Anh, Pháp, Đức giảm từ 1,1% - 1,5%. Tại châu Á, chỉ số Nikkei Tokyo sụt 2% - mức giảm mạnh nhất kể từ 5 tháng nay. Các thị trường chứng khoán Seoul, Singapore và Sydney cũng giảm dưới 2%. Thị trường chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) ghi nhận cổ phiếu của các công ty lữ hành, du lịch và bất động sản đều trên đà đi xuống trong bối cảnh nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona mới bùng phát tác động xấu đến kinh tế.
Không nên hoảng sợ
Thực tế, trước dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona chủng mới, thế giới đã trải qua nhiều đại dịch như SARS vào năm 2002-2003, H5N1 vào năm 2006 và Ebola năm 2014. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia phân tích thị trường, qua diễn biến những đợt dịch bệnh trước đây, hầu hết thị trường đều sớm hồi phục ngay khi khắc phục được tình hình. Đơn cử như diễn biến khi có đại dịch SARS, trong thời gian dịch này bùng phát, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Tính từ thời điểm dịch bùng phát, thị trường tìm đáy trong khoảng 3-4 tháng. Thị trường tạo đáy vào tháng 4/2003, trùng với thời điểm Việt Nam là nước đầu tiên công bố khống chế dịch thành công. Phân tích cụ thể có thể thấy, khi đại dịch SARS xảy ra, nhóm ngành tài chính có xu hướng giảm 2,04%, thấp nhất các nhóm ngành, sau đó tăng 39% khi thị trường hồi phục. Trong khi đó, nhóm ngành bất động sản chịu tác động nặng nề khi giảm 17,4% trong khi dịch xảy ra và phục hồi mạnh 61% khi dịch kết thúc. Nhóm thương mại công nghiệp giảm 10,53% trong dịch và sau đó tăng 41,56%. Còn lại, nhóm tiện ích diễn biến ổn định với biên độ dao động dưới 10%.
Theo ông Nguyễn Đình Thắng, chuyên viên phân tích của Công ty Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHS), việc VN-Index đánh mất ngưỡng 940 điểm (đáy tháng 6/2019) đã khiến cho thị trường trở nên xấu hơn trên khía cạnh phân tích kỹ thuật. Trong một kịch bản xấu với những diễn biến về dịch corana tiếp tục tiêu cực hơn, VN-Index có thể sẽ giảm tiếp nhằm tìm kiếm lực cầu giá thấp với vùng hỗ trợ gần nhất quanh mức 920 điểm (cạnh trên vùng tích lũy đầu 2019).
“Nhà đầu tư không nên quá lo lắng với tình hình hiện tại. Trong lịch sử, thị trường chứng khoán cũng đã trải qua những giai đoạn có dịch bệnh xảy ra và được kiểm soát. Sau đó, thị trường chứng khoán thường hồi phục khá tốt và vượt qua được mức điểm số mà trước khi dịch bệnh diễn ra. Trong tuần giao dịch từ ngày 3 đến 7/2, VN-Index có thể sẽ biến động giằng co và tích lũy lại với biên độ từ 920 điểm - 950 điểm (phía trên vùng tích lũy đầu năm và phía dưới vùng tích lũy cuối năm 2019) nhằm ổn định cung cầu. Do vậy, nên hạn chế bán tháo cổ phiếu trong vùng giá thấp này. Những nhịp điều chỉnh về vùng hỗ trợ mạnh 900 điểm - 920 điểm (vùng tích lũy đầu 2019) sẽ là cơ hội mua tốt cho nhà đầu tư”, ông Thắng nhận định.
Công ty Chứng khoán VNDirect cũng cho rằng, dịch bệnh do virus corona gây ra có thể chưa kết thúc ngay nhưng khó khăn nào cũng có điểm dừng. Do vậy, nhà đầu tư cần cân nhắc giữa việc hạ tỉ trọng cổ phiếu giữ vị thế an toàn trong ngắn hạn với việc duy trì trạng thái dài hạn đối với những doanh nghiệp tăng trưởng bền vững và ít chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh này. Với những doanh nghiệp trong danh mục hoặc trong tầm ngắm, nhà đầu tư cần nhìn nhận đầy đủ về những yếu tố có thể ảnh hưởng như gián đoạn nguồn cung, khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm hay mức độ ảnh hưởng về thị trường đầu ra kể cả khi dịch bệnh đã được kiểm soát trước khi ra quyết định giao dịch.
Còn theo các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán Công thương (VietinBankSc), trong ngắn hạn (như trong dịch Sars thời gian tạo đáy khoảng 3-4 tháng) thị trường chứng khoán sẽ ảnh hưởng tiêu cực từ dịch corona. Ngưỡng hỗ trợ theo phân tích kỹ thuật mạnh gần nhất quanh mức 900 điểm. Tín hiệu bắt đáy sẽ là khi có quốc gia đầu tiên công bố khống chế dịch thành công, thị trường phục hồi và đi lên.
Khuyến nghị với thị trường hiện tại, VietinBankSc cho rằng, nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu có thể xem xét cơ cấu sang nhóm ngành tài chính như cổ phiếu ngành ngân hàng. Đối với nhà đầu tư ưa thích mạo hiểm, có thể xem xét tham gia bắt đáy nhóm cổ phiếu có xu hướng bật mạnh trở lại khi có nước công bố khống chế dịch thành công, đơn cử là nhóm cổ phiếu bất động sản nghỉ dưỡng, hàng không đã giảm khá sâu.
Tin liên quan
Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm
15:55 | 21/12/2024 Xe - Công nghệ
Gần Tết, ô tô con nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam
14:46 | 19/12/2024 Xe - Công nghệ
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics