Chính sách tài khoá đã phát huy nhiều kết quả tích cực
PGS.TS. Trần Hoàng Ngân |
Ông đánh giá như thế nào về vai trò của chính sách tài khoá trong bối cảnh kinh tế thời gian qua?
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái: Chính phủ đã linh hoạt, quyết liệt, sử dụng hiệu quả nguồn lực để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp Chính phủ tiếp tục thực hiện miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; tăng khả năng tiếp cận tín dụng của người dân và doanh nghiệp. Triển khai giải pháp này, tổng quy mô hỗ trợ trong giai đoạn 2020-2023 khoảng 700.000 tỷ đồng. Trong 6 đầu năm 2024, Chính phủ đã trình và Quốc hội phê duyệt chủ trương tiếp tục giảm thuế. Trong 6 tháng cuối năm 2024, Chính phủ đang trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng, nếu được thông qua thì quy mô giảm khoảng 24.000 tỷ đồng. Trường hợp thực hiện đầy đủ các chính sách về miễn, giảm thuế, trong năm 2024, tổng quy mô của các giải pháp về thuế, phí, lệ phí và tiền sử dụng đất khoảng 190.000 tỷ đồng, trong đó gia hạn là 92.000 tỷ đồng, miễn giảm là 98.000 tỷ đồng. Hơn nữa, trong quá trình tổ chức thực hiện, nhận thấy hiệu quả gói hỗ trợ lãi suất 2% không cao, năm 2023, Chính phủ đã trình Quốc hội cho phép miễn, giảm, gia hạn thời gian nộp thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất… nhờ đó tổng quy mô hỗ trợ đạt được gần 200.000 tỷ đồng. Điều này khẳng định Chính phủ đã rất linh hoạt, quyết liệt, sử dụng hiệu quả nguồn lực Quốc hội cho phép để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. (Lược ghi phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV ngày 29/5 Hương Dịu (thực hiện) |
Bối cảnh kinh tế, chính trị thế giới đang diễn biến rất nhanh và phức tạp, khó lường với nhiều bất định nên đòi hỏi phải có sự thích ứng linh hoạt. Trong nước, tình hình và số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường đang tăng qua từng năm. Vì thế, các chính sách hỗ trợ cần thực hiện một cách kịp thời và đồng bộ để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.
Điều đáng mừng là trong thời gian vừa qua, dù có những khó khăn nhất định nhưng ngân sách nhà nước vẫn đảm bảo các nguồn thu để đảm bảo các nhiệm vụ chi quan trọng như chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi kích cầu, chi cho việc thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội do Quốc hội ban hành… Điểm đánh giá tốt nhất là kéo giảm nợ công từ 43%/GDP vào năm 2021 xuống còn 37%/GDP vào năm 2024. Vì thế, trong các phiên thảo luận vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội đã quan tâm đến yếu tố này để kiến nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa mở rộng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Trên thực tế, chính sách tài khoá đã phát huy nhiều kết quả tích cực. Với người lao động thì từ 1/7 có chính sách cải cách tiền lương, cùng với đó là các chính sách hỗ trợ cho Ngân hàng Chính sách xã hội mở rộng khoản cho vay cho các đối tượng yếu thế. Việc này đã triển khai rất thành công theo Nghị quyết 43, ngân sách bảo lãnh trái phiếu Chính phủ để hỗ trợ an sinh xã hội. Trong chi tiêu công, chi đầu tư phát triển luôn ưu tiên cho nguồn lực phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người lao động. Đối với doanh nghiệp thì chính sách tài khoá đã thực hiện miễn giảm thuế, phí, tiền thuê đất và giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống còn 8% với một số mặt hàng.
Cùng với chính sách tài khoá, theo ông, giải pháp nào cần thực hiện để tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng?
Cùng chính sách tài khoá là chính sách tiền tệ, các ngân hàng cần phối hợp hỗ trợ về chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp. Vấn đề biến đổi khí hậu đang ngày càng khắc nghiệt chắc chắn tiêu chí hàng đầu để nhập hàng của các thị trường quốc tế là ưu tiên về kinh tế xanh, doanh nghiệp xanh. Xuất khẩu của Việt Nam chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn chuyển đổi xanh thì đòi hỏi phải có nguồn lực nhất định về xử lý chất thải, giảm khí nhà kính, sử dụng năng lượng và nguyên liệu sạch… Vì thế, các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ về chính sách tín dụng cũng như thuế, phí để chuyển đổi xanh thích hợp.
Theo ông, đâu là những giải pháp căn cơ để tạo động lực hỗ trợ nền kinh tế?
Biến động kinh tế khó lường và chuyển đổi nhanh thì yếu tố thời gian cho các quyết sách cần được quan tâm. Nếu không đẩy mạnh phân cấp phân quyền để giúp phát huy tính chủ động sáng tạo của các địa phương sẽ không thể thích nghi. Thể chế cần thay đổi theo hướng như vậy, bởi các chỉ đạo của Đảng cũng đã yêu cầu về đẩy mạnh phân cấp phân quyền, nên trong các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ cũng thường xuyên đưa ra vấn đề này. Chẳng hạn trong vấn đề đầu tư công, giải ngân vốn đầu tư công chậm dẫn đến điều chỉnh vốn nhưng cứ “bàn tới, bàn lui” do các quy định về quy trình, thủ tục và thời gian, trong khi giá nguyên vật liệu, xăng dầu, sắt thép thay đổi liên tục. Nên trong điều kiện thế giới biến đổi nhanh khó lường đòi hỏi chính sách phải quyết sách nhanh hơn, đòi hỏi phải phân cấp phân quyền thì mới đáp ứng được đặc điểm của kinh tế thế giới.
Vấn đề liên quan đến các xung đột chính trị, cạnh tranh giữa các nước lớn, bảo hộ mậu dịch… hiện cũng đang ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, dẫn đến khả năng bị đứt gãy như đợt đại dịch Covid-19. Là một quốc gia dựa nhiều vào xuất nhập khẩu, kinh tế Việt Nam sẽ chịu nhiều ảnh hưởng. Vì thế, các cơ quan chức năng cần thực hiện các giải pháp để khuyến khích người dân ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Thu nhập của người dân đang được cải thiện, Việt Nam đã vượt qua mức thu nhập trung bình thấp để hướng tới năm 2030 trở thành nước thu nhập trung bình cao thì sản xuất của các doanh nghiệp phải chuyển đổi để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hơn nữa, xuất khẩu của nước ta nên hướng đến các thị trường gần hơn như ASEAN, Ấn Độ, Trung Quốc…
Ngoài ra, cũng cần thực hiện các chính sách về thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao, thân thiện môi trường và kết nối với doanh nghiệp trong nước. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ 4.0, Việt Nam gặp thách thức nhưng cũng có thời cơ, nên cần cơ chế để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút nhân tài về Việt Nam. Chính sách cải cách tiền lương tới đây nên có những đãi ngộ phù hợp cho giới trí thức, các nhà khoa học, quan tâm đến đội ngũ giáo viên… Nhìn chung, tuỳ theo biến động của thị trường để đưa ra những giải pháp tương thích.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
FTA - bệ phóng cho xuất khẩu Việt Nam
15:07 | 31/01/2025 Kinh tế
Từ những thương vụ hợp tác lớn, hiện thực hoá giấc mơ doanh nghiệp Việt Nam hùng cường
20:47 | 30/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam chính là sự lựa chọn tốt nhất”
15:06 | 31/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tính toán điều hành giá để bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2025
18:32 | 04/02/2025 Tài chính
Hành trình kiến tạo chính sách tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế
10:31 | 01/02/2025 Tài chính
Hiện đại hoá nghiệp vụ, Kho bạc Nhà nước tăng hiệu quả thu - chi ngân sách
20:46 | 30/01/2025 Thuế - Kho bạc
Cung cầu thị trường Tết không có diễn biến bất thường về giá
18:38 | 29/01/2025 Tài chính
Những bước đi quan trọng thúc đẩy hiện đại hoá toàn diện ngành Thuế
08:40 | 27/01/2025 Thuế - Kho bạc
Bước vào kỳ nghỉ Tết, giá cả mặt hàng thiết yếu cơ bản không có biến động bất thường
12:22 | 26/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chính thức vận hành sàn giao dịch các-bon tại Việt Nam từ năm 2029
12:06 | 26/01/2025 Tài chính
Sức bật của ngành bảo hiểm trong năm 2024
08:12 | 26/01/2025 Tài chính
Nâng hạng thị trường chứng khoán: Việt Nam đã sẵn sàng cho sân chơi lớn
13:41 | 25/01/2025 Chứng khoán
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Móng Cái: Hơn 2.300 tấn hàng xuất khẩu qua Lối mở cầu phao Km3+4 sau kỳ nghỉ Tết
Doanh nghiệp linh hoạt khai thác cơ hội “vàng” xuất khẩu trong năm 2025
Xuất khẩu tăng 1 tỷ USD trong 15 ngày đầu năm
Nhập khẩu hơn 3.800 ô tô trong 15 ngày đầu năm
Xuất nhập khẩu qua Quảng Trị diễn ra thuận lợi ngày đầu Xuân
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics