Chính phủ: Rà soát quy định về quản lý tài chính trong gây quỹ từ thiện
Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9. Ảnh: VGP |
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 127/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2021 trực tuyến toàn quốc với địa phương về tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2021.
Khẩn trương kiểm tra, làm rõ vấn đề giá xét nghiệm
Nghị quyết yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần đề cao trách nhiệm người đứng đầu, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phát huy kết quả đạt được trong phòng, chống dịch Covid-19, nhất là tại các địa phương tâm dịch, khắc phục những tồn tại, hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm để tiếp tục tập trung, ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội với phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19".
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch ở các cấp chính quyền, nhất là ở cơ sở; tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các địa phương trong chỉ đạo, điều hành, không cát cứ, tách biệt, không áp dụng một cách cực đoan các biện pháp phòng, chống dịch; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nỗ lực cao nhất để ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh.
Các địa phương chủ động xây dựng phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh an toàn, thích ứng với diễn biến dịch bệnh phù hợp điều kiện thực tế; từng bước mở cửa các nhà máy, phân xưởng sản xuất, bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt; chú trọng đối thoại với doanh nghiệp; không ban hành các quy định mới và bãi bỏ ngay những yêu cầu, điều kiện trái với quy định của cơ quan Trung ương.
Khẩn trương thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, trong đó lưu ý nguồn vốn ODA, bảo đảm tiến độ, chất lượng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương về đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 (Thông báo kết luận số 262/TB-VPCP ngày 05/10/2021 của Văn phòng Chính phủ); chủ động, tích cực tháo gỡ vướng mắc theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tiếp tục nghiên cứu tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện và thực hiện hiệu quả hơn các biện pháp phòng, chống dịch, trong đó khoanh vùng, cách ly được thực hiện trên phạm vi hẹp nhất có thể.
Xây dựng kế hoạch cụ thể để bảo đảm nguồn vắc xin và đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vắc xin; tổ chức tiêm chủng vắc xin kịp thời, hiệu quả theo mục tiêu chiến lược đã đề ra, không để lãng phí; khẩn trương xây dựng lộ trình tiêm cho trẻ em thận trọng, an toàn, khoa học.
Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra không để lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá bất hợp lý đối với thuốc, vật tư y tế, gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến hiệu quả chỉ đạo, điều hành phòng, chống dịch; trước mắt khẩn trương kiểm tra, làm rõ vấn đề giá xét nghiệm, Kit xét nghiệm Covid-19 được dư luận quan tâm thời gian qua, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và tiếp tục thông tin kịp thời đến dư luận, bảo đảm công khai, minh bạch.
Chính phủ cũng yêu cầu Thanh tra Chính phủ có kế hoạch thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, Kit xét nghiệm phục vụ phòng, chống dịch vừa qua để chống lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm.
Hoàn thiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội
Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương hoàn thiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; báo cáo Thường trực Chính phủ trước ngày 15/10/2021. Tăng cường đôn đốc triển khai có hiệu quả, thiết thực Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19. Khẩn trương hoàn thiện Nghị quyết về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025, trình Chính phủ ban hành trong tháng 10/2021.
Tổng hợp, đề xuất phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương trong nước năm 2021 chưa giải ngân của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương để điều chỉnh cho các bộ, cơ quan, địa phương khác để thực hiện các dự án trọng điểm, cấp bách, dự án kết nối có tác động lan tỏa nhằm nâng cao năng lực hệ thống hạ tầng chiến lược, hạ tầng phục vụ chuyển đổi số và các dự án cần thiết khác thuộc danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 có nhu cầu bổ sung vốn, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội.
Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương chủ động điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, bảo đảm cân đối thu chi ngân sách nhà nước; quyết liệt thực hiện tiết kiệm, cắt giảm tối đa chi thường xuyên và chi đầu tư không hiệu quả; chủ động phương án huy động nguồn lực để đáp ứng kịp thời nhu cầu chi phòng, chống dịch, hỗ trợ người dân, nền kinh tế, khắc phục hậu quả, cứu trợ thiên tai, bão lũ.
Rà soát các quy định về quản lý tài chính đối với hoạt động vận động gây quỹ từ thiện; kịp thời có giải pháp chấn chỉnh, tăng cường quản lý, bảo đảm công khai, minh bạch, giải quyết các vấn đề bức xúc, dư luận xã hội quan tâm; báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/10/2021. Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008, trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô; giám sát chặt chẽ tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống; điều hành tín dụng phù hợp; tiếp tục hỗ trợ hiệu quả, thiết thực cho doanh nghiệp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay và phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
Nghiên cứu việc xây dựng, triển khai chương trình tín dụng quy mô lớn dành cho các ngành, lĩnh vực, dự án, doanh nghiệp có khả năng tạo đột phá và sức lan tỏa lớn về tăng trưởng.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương có giải pháp thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp kết nối, duy trì và phục hồi đơn hàng cho cuối năm 2021 và năm 2022; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm có nhu cầu lớn như Bắc Mỹ, EU, Đông Bắc Á, Đông Nam Á, nhất là phục vụ thời điểm dịp cuối năm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương nắm chắc tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản, nhất là đối với các ngành hàng chủ lực và tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm như vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ...; kịp thời phát hiện, chủ động có giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, không để đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, cơ quan, địa phương nghiên cứu, đề xuất thí điểm từng bước mở cửa thị trường du lịch quốc tế gắn với áp dụng hộ chiếu vắc xin và điều kiện tiêm chủng vắc xin; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10/2021, tạo điều kiện khẩn trương khôi phục thị trường du lịch sau khi đã kiểm soát được dịch bệnh.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tập trung chỉ đạo các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước thuộc phạm vi quản lý, nỗ lực vượt qua khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phấn đấu hoàn thành cao nhất kế hoạch năm 2021; khẩn trương xây dựng kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp để triển khai có kết quả cho giai đoạn 2021-2025.
Tin liên quan
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
Agribank tham dự các phiên họp và làm việc với một số tổ chức quốc tế, đối tác tại Mỹ về ESG
17:00 | 30/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Phấn đấu hoàn thành toàn diện nhiệm vụ công tác thuế năm 2025
09:15 | 02/01/2025 Tài chính
Tháo gỡ khó khăn khi giải ngân vốn đầu tư công tăng tốc "về đích"
08:40 | 02/01/2025 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, kỳ vọng kiều hối về TPHCM sẽ đạt trên 10 tỷ USD
U&I Logistics: Thúc đẩy bền vững, kiên định trên hành trình ESG
Hải quan đảm bảo an ninh, an toàn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics