Chiến thắng Mùa xuân 1975: Không thể thiếu những công cụ tài chính đắc lực
Đại thắng mùa Xuân 1975- chiến công chói lọi trong lịch sử giữ nước | |
Đại thắng mùa Xuân 1975- Sức mạnh của ý chí thống nhất Tổ quốc và khát vọng hòa bình |
Cán bộ tài chính tham gia xây dựng công trình thủy nông Bắc Hưng Hải. Ảnh: Tư liệu. |
Linh hoạt chính sách thu ở miền Bắc
Từ sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ngành Tài chính đã kịp thời sửa đổi chế độ thuế khóa và ban hành chính sách tài chính mới để áp dụng trong toàn miền Bắc; góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, điều tiết thu nhập của dân cư, chống đầu cơ, tích trữ đi đôi với thực hiện “thắt lưng buộc bụng”, sử dụng có hiệu quả nguồn viện trợ của các nước XHCN.
Để khuyến khích nông dân hăng hái phấn khởi tăng gia sản xuất, tăng nguồn thu cho ngân sách, Chính phủ đã thực hiện cải cách ruộng đất, bên cạnh đó còn có những chính sách hỗ trợ về phương tiện sản xuất để đẩy nhanh quá trình phục hồi. Nhằm tăng thêm nguồn lực tài chính cho công cuộc kiến thiết đất nước, ngành Tài chính đã triển khai chính sách huy động nguồn lực của nhân dân thông qua nhiều hình thức như phát hành phiếu xây dựng nhà máy dệt 8/3; địa phương tổ chức phát hành xổ số kiến thiết. Bên cạnh đó, ngành Tài chính vừa củng cố kiện toàn, vừa xây dựng phát triển, từng bước phấn đấu vươn lên, tăng cường mối quan hệ hợp tác với các nước XHCN anh em để học hỏi kinh nghiệm, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý tài chính.
Năm 1964, đế quốc Mỹ leo thang mở rộng chiến tranh ra miền Bắc qua sự kiện Vịnh Bắc bộ. Nước ta bước vào thời kỳ chiến tranh mới. Tài chính Việt Nam lại gánh vác những nhiệm vụ mới hết sức nặng nề, vừa xây dựng CNXH ở miền Bắc, chống lại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, vừa chi viện cho miền Nam đấu tranh thống nhất đất nước.
Trong chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, khó khăn lớn nhất đối với ngành Tài chính là nền kinh tế quốc dân bị đảo lộn và tổn thất to lớn, ảnh hưởng nặng nề đến nguồn thu, trong khi nhu cầu chi tiêu cho sản xuất, chiến đấu tăng rất nhanh và khẩn trương. Lúc này, ngành Tài chính đã bám sát diễn biến tình hình với những khoảng thời gian chiến tranh, hòa bình xen kẽ để đề ra chủ trương, chính sách và biện pháp quản lý tài chính phù hợp.
Trên lĩnh vực động viên tài chính, Nhà nước đã sửa đổi, bổ sung chế độ thuế, thu quốc doanh để vừa góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, phục vụ chiến đấu, vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách.
Về thuế nông nghiệp, Nhà nước tuyên bố tiếp tục ổn định mức đóng góp, không thay đổi nhằm đảm bảo việc thu nộp nhanh gọn, đáp ứng nhu cầu lương thực và thúc đẩy phát triển sản xuất. Nhờ đó, hàng trăm hợp tác xã nông nghiệp đạt 5 tấn/ha đã ra đời ngay trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
Tháng 1/1966, Điều lệ thuế công thương nghiệp ra đời xác định rõ đối tượng nộp thuế, căn cứ tính thuế, thuế suất, thuế biểu, phân biệt đối với ngành sản xuất, vận tải, xây dựng, phục vụ, ăn uống, thương nghiệp,… Thuế lợi tức doanh nghiệp đối với hợp tác xã được tính trên lợi tức bình quân của từng xã viên. Miễn thuế có thời hạn đối với cơ sở sản xuất bằng phế liệu, phế phẩm, bằng nguyên liệu khai thác tại địa phương; giảm thuế với cơ sở phải di chuyển địa bàn do chiến tranh. Thuế buôn chuyến dao động trong 5-12%,… Những sửa đổi này đã phát huy tốt tác dụng, khuyến khích hoạt động theo hướng có lợi cho quốc kế dân sinh và chiến đấu, thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất, hạ giá thành; hoàn thiện và củng cố hợp tác xã, tích cực hỗ trợ quốc doanh thu mua, nắm nguồn hàng; thúc đẩy sắp xếp hộ kinh doanh cá thể đồng thời dành phần tích lũy thích đáng cho hợp tác xã, xã viên, người lao động,…
Từ năm 1973, sau khi Hiệp định Paris được ký kết, hòa bình lập lại ở miền Bắc, ngành Tài chính đã tích cực tăng cường quản lý, khắc phục những mặt đã bị buông lỏng trong chiến tranh; cải tiến quan hệ tài chính giữa Nhà nước và xí nghiệp, xác lập tốt hơn quyền tự chủ và chế độ tự chịu trách nhiệm về tài chính của xí nghiệp; sử dụng tốt hơn đòn bẩy khuyến khích bằng lợi ích vật chất kết hợp với giáo dục chính trị, tư tưởng.
Kết quả, số thu cả giai đoạn tăng bình quân 12,7%/năm; năm 1973 tăng 2,3 lần so với năm 1966. Ngành Tài chính đã góp phần tích cực cho việc xây dựng cơ sở vật chất, bảo vệ miền Bắc XHCN, chi viện ở mức cao nhất sức người, sức của cho miền Nam ruột thịt.
Sự viện trợ to lớn từ miền Bắc; sự hiện diện của các loại giấy bạc Tài chính, giấy bạc Cụ Hồ... đã giúp đồng bào và chiến sĩ miền Nam có đủ sức người, sức của, bền bỉ chiến đấu đánh đuổi kẻ thù xâm lược.
Động viên tài chính miền Nam
Ở miền Nam, từ năm 1955, với việc dùng Ngô Đình Diệm thay Bảo Đại, trên thực tế, đế quốc Mỹ đã thực hiện âm mưu xâm lược nước ta. Cách mạng miền Nam đã có những hoạt động tài chính thích hợp với từng giai đoạn để cùng với sự chi viện của Trung ương từ miền Bắc, huy động nguồn động viên tài chính tại chỗ, kịp thời đáp ứng nhu cầu đấu tranh của lực lượng cách mạng miền Nam.
Trong giai đoạn đấu tranh chính trị (1954-1960), ta chưa có chính quyền và quân đội cách mạng, chỉ có các cơ quan lãnh đạo các cấp và các tổ chức quần chúng hoạt động, cán bộ phải dựa vào sự giúp đỡ, bảo vệ của dân là chính và nhận một phần trợ cấp lấy từ nguồn thu nhập của các cơ sở kinh tế tự túc lập ra để nuôi cán bộ thoát ly. Ngoài ra, ở các vùng nông thôn có cán bộ, đảng viên hoạt động, nhân dân cũng tự nguyện đóng góp cho các hoạt động cách mạng.
Thời kỳ Chiến tranh đặc biệt (1960-1965), Ban Kinh tài Trung ương Cục miền Nam (tiền thân là Ban Kinh tài xứ ủy Nam Bộ), được thành lập năm 1961 với mạng lưới rộng khắp ở các tỉnh, thành phố, dưới sự chỉ đạo lãnh đạo của Trung ương Cục và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Thời điểm này, để đáp ứng nhu cầu về tài chính tăng lên, một chính sách quan trọng đã được ban hành là áp dụng phương thức động viên nửa bắt buộc, nửa tự nguyện bằng các loại thu đảm phụ nuôi quân, lạc quyên có định mức.
Tháng 6/1964, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời và tiến hành thí điểm ở các vùng mới giải phóng chính sách đảm phụ nông nghiệp thu trên cơ sở diện tích, sản lượng và nhân khẩu nông nghiệp của từng hộ theo một biểu thu lũy tiến toàn phần đơn giản. Kết quả thí điểm đạt được rất tốt, động viên được khoảng 11-12% sản lượng thu hoạch của nông dân. Chính sách này sau đó được mở rộng ra tất cả các tỉnh và áp dụng với cả các lĩnh vực khác như công thương nghiệp, xuất nhập thị. Ngoài ra, các chính sách thu đảm phụ đối với hoa lợi thủy sản, nghề rừng, chủ đồn điền,… cũng chiếm vị trí đáng kể. Ở các đô thị và vùng nông thôn tạm bị chiếm vẫn dùng hình thức lạc quyên có chứng nhận để ghi công khi cách mạng thắng lợi.
Theo thống kê đang được lưu giữ tại Bộ Tài chính, nhờ các chính sách trên, số thu tăng lên hàng năm và chiếm tới 65,2% tổng thu ngân sách toàn miền Nam, giảm phần chi viện của Trung ương xuống còn 34,8% (không kể vũ khí, đạn dược và các phương tiện chiến tranh khác).
Giai đoạn chiến tranh cục bộ (1966-1968), những chính sách động viên tiếp tục được từng bước áp dụng có nề nếp hơn. Nguồn tài chính chi viện từ Trung ương được tăng cường bằng đô la tiền mặt để Ban Kinh tài miền Nam đổi ra tiền Ngụy và ngoại tệ thích hợp cho nhu cầu chi tiêu. Các nguồn thu tại chỗ và chi viện của Trung ương đều tăng cường tạo điều kiện thuận lợi cho ngân sách phát triển nhanh chóng. Số thu năm 1968 bằng gần 2/3 ngân sách toàn miền Nam cả 6 năm chiến tranh đặc biệt. Đó là yếu tố quan trọng thúc đẩy cuộc tổng tấn công tết Mậu Thân 1968 làm thay đổi cục diện chiến tranh miền Nam.
Đến năm 1972, công tác động viên tài chính đã được tiến thêm một bước. Chính sách đảm phụ nông nghiệp lúc này được áp dụng thống nhất, thay thế các quy định, biểu thuế tạm thời do các khu, tỉnh đặt ra trước đây bên cạnh việc hoàn chỉnh và áp dụng thống nhất chung toàn miền các chính sách đảm phụ công thương nghiệp, xuất nhập thị,…. Từ sau khi Hiệp định Paris được ký kết cho đến ngày hoàn toàn giải phóng miền Nam (1972-1975), vùng giải phóng ngày càng mở rộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thông nhiều hành lang đi lại, vận chuyển hàng hóa giữa các vùng. Quanh biên giới Việt Nam – Campuchia, nhân dân và kiều bào ta trở về ngày càng đông, hoạt động công thương nghiệp phát triển. Trước tình hình mới, Trung ương Cục đã sửa đổi, bổ sung hàng loạt chính sách và biện pháp thu. Đơn cử như thu theo tỷ lệ lũy tiến toàn phần trên thu nhập, tính hàng tháng với biểu thuế 5-15% đối với cơ sở sản xuất, vận tải, chăn nuôi; 6-16% với thương nghiệp, ăn uống, phục vụ,… Thuế xuất nhập khẩu 5-10% với một số mặt hàng qua biên giới Việt Nam – Campuchia.
Do chính sách được hoàn thiện, công tác thu được tăng cường nên số thu tăng rõ rệt. Cộng với số chi viện từ Trung ương, số thu tại thời điểm giải phóng đã đảm bảo số chi lớn gấp hơn 2 lần so với năm 1972.
Với đường lối chủ trương đúng đắn và những cơ chế chính sách tài chính phù hợp, kịp thời ,chúng ta đã huy động được nguồn lực tài chính phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ miền Bắc XHCN, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, xây dựng hậu phương vững chắc, tiếp tục chi viện tích cực và hiệu quả cho tiền tuyến miền Nam. Ngành Tài chính cả nước, những cán bộ tài chính ở hậu phương lớn miền Bắc cùng các chiến sĩ kinh-tài ở mặt trận miền Nam đã góp phần xứng đáng vào Đại thắng mùa Xuân 1975, thống nhất đất nước, non sông nối liền một dải.
Tin liên quan
Vinamilk góp thêm 1, nhân đôi hỗ trợ cho học sinh các tỉnh gặp thiên tai
16:34 | 30/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan TPHCM tổ chức giao hữu bóng đá quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc
10:08 | 23/09/2024 Hải quan
Samsung Việt Nam ủng hộ 10 tỷ đồng hỗ trợ các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ
14:52 | 17/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
19:17 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics