Facebook Twitter youtube Tiktok

Chỉ thị của Thủ tướng xây dựng Kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán ngân sách 2025

(HQ Online) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTg về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2023 với chỉ tiêu GDP tăng khoảng 6,5% Thủ tướng đốc thúc gỡ vướng về đất đai, vật liệu xây dựng để triển khai các dự án cao tốc Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh kết nối dữ liệu phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế Xây dựng, hiện đại hoá hệ thống triển khai chiến lược phát triển dự trữ quốc gia

Chỉ thị của Thủ tướng xây dựng Kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán ngân sách 2025

Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025 tăng bình quân khoảng 4-6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2024.

Theo Chỉ thị, Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 được xây dựng trong bối cảnh tình hình thế giới dự báo tiếp tục chuyển biến nhanh, khó lường. Hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng cạnh tranh chiến lược, chủ nghĩa bảo hộ, xu hướng liên kết mới trên thế giới, chiến tranh thương mại, phân tách chuỗi cung ứng, trừng phạt về kinh tế, chạy đua về khoa học công nghệ ngày càng gia tăng. Kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, còn đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức.

Trong nước, năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025, đồng thời là năm tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV. Thế và lực của đất nước sau gần 40 năm đổi mới đã lớn mạnh hơn cả về quy mô và sức cạnh tranh; tình hình chính trị – xã hội và kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, các cân đối lớn được đảm bảo; nhiều dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia đưa vào khai thác; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện; vị thế, uy tín của nước ta tiếp tục được nâng lên. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức còn rất lớn, nhất là việc hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương nghiên cứu, xác định các vấn đề cơ bản của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

Bối cảnh xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025, bao gồm nhận định, phân tích những cơ hội, thuận lợi, thách thức, rủi ro của bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế tác động đến việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội; đặc biệt lưu ý những vấn đề như ảnh hưởng của xung đột quân sự Nga – Ucraina, dải Gaza, Biển Đỏ, chủ nghĩa bảo hộ, xu hướng liên kết mới trên thế giới, tình hình lạm phát, điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn, biến động giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu, xu hướng dịch chuyển dòng vốn, chuỗi cung ứng toàn cầu, các xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, các vấn đề an ninh phi truyền thống như dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, an ninh mạng… tác động trực tiếp, nhiều mặt đến Việt Nam…

Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025:

Chỉ tiêu chủ yếu và một số cân đối lớn: Trong đó, tập trung cân đối các chỉ tiêu chủ yếu phù hợp với tình hình thực tiễn, nhằm dự báo khả năng thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 và Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030.

Các định hướng, nhiệm vụ chủ yếu: Các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương nghiên cứu, đề xuất các định hướng, nhiệm vụ chủ yếu của năm 2025 bảo đảm thống nhất với mục tiêu chung, đồng thời phải phù hợp với điều kiện thực tiễn và trình độ phát triển của từng ngành, từng địa phương và những định hướng lớn, gồm:

Tiếp tục nắm chắc tình hình, chủ động phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả; điều hành đồng bộ, thống nhất các chính sách vĩ mô, phối hợp chặt chẽ, kết hợp hài hòa giữa các chính sách tiền tệ, tài khóa, đầu tư, thương mại và các chính sách khác để thực hiện nhất quán mục tiêu xuyên suốt là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển đồng bộ các loại thị trường; đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện, rà soát chính sách pháp luật để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, nhất là các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, có tính liên vùng, hạ tầng đô thị lớn, cảng biển và sân bay.

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Tiếp tục cơ cấu lại 3 lĩnh vực trọng tâm về đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng. Cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả.

Tiếp tục phát triển hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng thương mại điện tử, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, ứng phó với biến đổi khí hậu… Hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch với sản phẩm du lịch chất lượng cao, có thương hiệu, có năng lực cạnh tranh tầm khu vực. Phát triển kinh tế biển, từng bước hình thành khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái ven biển…

Nhiệm vụ, giải pháp phải cụ thể về nội dung, thời gian, tiến độ thực hiện được lượng hóa rõ ràng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Các mục tiêu, định hướng và giải pháp đề ra phải bám sát, cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm, 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, phù hợp với khả năng thực hiện; huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh đầu tư theo phương thức hợp tác công tư, phát huy tính tự lực, tự cường của các cơ quan, đơn vị, gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và kế hoạch đầu tư công; quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Các nhiệm vụ, giải pháp phải cụ thể về nội dung, thời gian, tiến độ thực hiện, hoàn thành, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp; đồng thời phải được lượng hóa rõ ràng như: số km đường cao tốc; số văn bản quy phạm pháp luật được rà soát, xây dựng, hoàn chỉnh; thủ tục hành chính được rút gọn; biên chế được tinh giản…

Phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2025 tăng tối thiểu 5-7%

Đối với nhiệm vụ xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025, Chỉ thị nêu rõ, phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2025 không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước bình quân cả nước tăng tối thiểu khoảng 5-7% so với đánh giá ước thực hiện năm 2024 (đã loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách), mức tăng trưởng tại từng địa phương phù hợp với tăng trưởng kinh tế và nguồn thu phát sinh tại từng địa bàn trên cơ sở có tính đến cả yếu tố tăng cường quản lý thu, chống thất thu và thu hồi nợ thuế. Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025 tăng bình quân khoảng 4-6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2024.

Toàn bộ số thu sắp xếp lại, xử lý tài sản công (trong đó có nhà, đất), số thu từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng và số thu từ khai thác quỹ đất, mặt nước (sau khi trừ đi các chi phí có liên quan) phải được lập dự toán đầy đủ và thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.

Dự toán chi ngân sách nhà nước sát khả năng thực hiện, hạn chế tối đa việc hủy dự toán và chuyển nguồn sang năm sau

Xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2025 đảm bảo các quy định của pháp luật; nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển, chi thường xuyên ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngân sách theo Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị, gắn với việc đẩy mạnh sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đầu mối khu vực sự nghiệp công lập; kinh phí về chế độ tiền lương mới, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024.

Bảo đảm nguồn lực để tiếp tục triển khai chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo các Nghị quyết số 27-NQ/TW, Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XII) và Nghị quyết số 104/2023/QH15 của Quốc hội khóa XV.

Quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hành tiết kiệm chống lãng phí theo Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội ngay từ khâu xác định nhiệm vụ, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ thống nhất từ khâu lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; xây dựng dự toán sát khả năng thực hiện phân bổ trước ngày 31/12, hạn chế tối đa việc hủy dự toán và chuyển nguồn sang năm sau. Chủ động rà soát các chính sách, nhiệm vụ trùng lắp, sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản chi thực hiện theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện năm 2025. Chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định; không bố trí dự toán chi cho các chính sách chưa ban hành. Sử dụng hiệu quả nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ lưu ý về chi đầu tư phát triển: Kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2025 bố trí cho các nhiệm vụ, dự án phải phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân của từng nhiệm vụ, dự án, bảo đảm phân bổ, giao chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án trước ngày 31/12/2024; khắc phục tình trạng phân bổ vốn manh mún, dàn trải, kém hiệu quả, giao vốn nhưng không phân bổ hết nguồn vốn được giao, đảm bảo tiến độ phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, xây dựng dự toán chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở định hướng tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII và các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương tiếp tục xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2025 giảm tối thiểu 3% chi hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước so với dự toán năm 2024, giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo đúng Nghị quyết số 19-NQ/TW; các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan Trung ương giảm tối thiểu 2% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước so với dự toán năm 2024 trừ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do ngân sách nhà nước đảm bảo.

Đối với các cơ quan, đơn vị đang áp dụng cơ chế tài chính đặc thù: Từ năm ngân sách 2025, các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước không còn được áp dụng cơ chế tài chính đặc thù về tiền lương, phụ cấp, thu nhập và kinh phí thường xuyên. Các đơn vị lập dự toán thu, chi năm 2025 trên cơ sở quyết định của có cấp thẩm quyền về cơ chế tài chính áp dụng từ ngày 1/7/2024 và cho năm 2025, phù hợp với Nghị quyết số 104/2023/QH15 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

Chỉ thị cũng nêu rõ, các bộ, cơ quan Trung ương căn cứ vào chế độ tiền lương, lương hưu, trợ cấp đối với người có công, các chính sách an sinh xã hội được cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện trong năm 2024 để rà soát, lập dự toán cho năm 2025, chi tiết quỹ lương, các khoản đóng góp, các chính sách, chế độ chi cho con người, kèm theo mức tăng, giảm cụ thể; các kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế (nếu có).

Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách địa phương phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia và địa phương năm 2025

Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2025 phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia và địa phương năm 2025, giai đoạn 2023-2025; kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia và địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện; chế độ, chính sách chi ngân sách nhà nước, bảo đảm đủ nguồn lực thực hiện các chế độ, chính sách do Trung ương đã ban hành.

Ngoài các quy định hướng dẫn chung về công tác lập dự toán ngân sách nhà nước, việc lập, xây dựng dự toán ngân sách địa phương cần chú ý một số nội dung chủ yếu sau:

Các địa phương xây dựng dự toán thu ngân sách trên địa bàn trên cơ sở tổng hợp toàn bộ các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn theo quy định tại Điều 7 của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.

Yêu cầu lập dự toán thu ngân sách nhà nước tích cực, sát thực tế, tổng hợp đầy đủ các khoản thu mới phát sinh trên địa bàn để tính đúng, tính đủ nguồn thu, không dành dư địa để địa phương giao chỉ tiêu phấn đấu thu; phân tích đánh giá cụ thể những tác động ảnh hưởng đến dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2025 theo từng địa bàn, lĩnh vực thu, khoản thu, sắc thuế.

Đồng thời, xây dựng dự toán chi ngân sách địa phương trên cơ sở nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp, số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương xác định bằng số giao được dự toán năm 2024 (nếu có), số bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện cải cách tiền lương năm 2025 sau khi đã sử dụng nguồn cải cách tiền lương theo quy định của địa phương (nếu có). Căn cứ mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội cả giai đoạn 2021-2025, trong đó bám sát vào mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 của địa phương; ước thực hiện các nhiệm vụ thu – chi ngân sách của địa phương năm 2024 để xây dựng dự toán chi ngân sách địa phương chi tiết từng lĩnh vực chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, đảm bảo ưu tiên bố trí đủ dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện các dự án, nhiệm vụ đã cam kết, chế độ chính sách đã ban hành.

Hải Nam

Tin liên quan

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7/2024, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch

Đúng 15 giờ ngày 26/7/2024, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Hành trình đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng

Hành trình đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng

Chiều 26/7, sau lễ truy điệu, đoàn xe nghi lễ đưa linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông về Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Ban Lễ tang đọc Lời điếu, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng.
(VIDEO) Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(VIDEO) Lễ truy điệu và an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(HQ Online) - Tang lễ của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra từ ngày 25-26/7. Lễ truy điệu được tổ chức lúc 13 giờ ngày 26/7 tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Ngày Quốc tang thứ 2: Người dân xếp hàng từ 2 giờ sáng chờ viếng Tổng Bí thư

Ngày Quốc tang thứ 2: Người dân xếp hàng từ 2 giờ sáng chờ viếng Tổng Bí thư

Hàng trăm người dân đã có mặt từ sớm tại khu vực Nhà tang lễ Quốc gia để chờ đến lượt viếng trong ngày Quốc tang thứ 2 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hàng vạn người dân xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàng vạn người dân xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Theo thông báo của Ban tổ chức Lễ tang, lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ngày 25/7/2024 đến 22h. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người thành kính, trật tự xếp hàng dài hàng tới cả cây số, chờ đợi đến lượt vào viếng Tổng Bí thư.
Giá xăng dầu tiếp tục giảm, RON95-III xuống dưới ngưỡng 23.000 đồng/lít

Giá xăng dầu tiếp tục giảm, RON95-III xuống dưới ngưỡng 23.000 đồng/lít

(HQ Online) - Giá các loại xăng dầu đã được liên Bộ Công Thương-Tài chính điều chỉnh giảm từ 274 đồng/lít đến 433 đồng/lít tùy loại; áp dụng từ 15 giờ ngày 25/7.
Xúc động những dòng sổ tang của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân

Xúc động những dòng sổ tang của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân

Chủ tịch nước Tô Lâm ghi sổ tang: “Vô cùng thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người con yêu quý của dân tộc Việt Nam, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, người đảng viên cộng sản kiên trung."
Người dân cả nước bày tỏ niềm tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân cả nước bày tỏ niềm tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tại các tuyến phố quanh Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, dòng người kiên nhẫn xếp hàng đợi vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giản dị, nhân văn trong lòng bạn bè Mỹ Latinh

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giản dị, nhân văn trong lòng bạn bè Mỹ Latinh

Nhà báo Hacthoun khẳng định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người kiên quyết bảo vệ công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, nỗ lực tăng cường kỷ luật đảng, thúc đẩy ổn định chính trị.
(VIDEO) Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(VIDEO) Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ sáng ngày 25/7, theo nghi thức Quốc tang.
Chủ tịch nước kiểm tra việc chuẩn bị lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước kiểm tra việc chuẩn bị lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 24/7, Chủ tịch nước Tô Lâm và Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xem thêm
peugeot-viet-nam
cty-toan-phat
cty-vinexad-vilog2024
acecook-tra-quyen-loi-talkshow-2-thang

Vấn đề Bạn quan tâm

Tin mới

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 26/7/2024, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Hoàn thiện quy định về giao dịch chứng khoán, đưa thị trường có bước phát triển về chất

Hoàn thiện quy định về giao dịch chứng khoán, đưa thị trường có bước phát triển về chất

Bộ Tài chính sẽ thống nhất với các bộ, ngành, các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan để ban hành và triển khai thông tư quy định về giao dịch chứng khoán... trong thời gian sớm nhất.
ESG không còn là “sân chơi” dành riêng cho những doanh nghiệp lớn

ESG không còn là “sân chơi” dành riêng cho những doanh nghiệp lớn

Việc phát triển doanh nghiệp bền vững theo các tiêu chí ESG (môi trường, xã hội và quản trị) hiện nay đang dần không còn là sự lựa chọn mà trở thành yếu tố quyết định mang tính sống còn của doanh nghiệp trong thời gian tới.
Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch

Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nghĩa trang Mai Dịch

Đúng 15 giờ ngày 26/7/2024, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Hành trình đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng

Hành trình đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng

Chiều 26/7, sau lễ truy điệu, đoàn xe nghi lễ đưa linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông về Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
(LONGFORM) Cảng biển TPHCM – Vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước

(LONGFORM) Cảng biển TPHCM – Vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước

Hệ thống cảng biển TPHCM có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng; là cửa ngõ đưa sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam đi ra thế giới.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 7/2024 (từ ngày 15/7/2024 đến 21/7/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 7/2024 (từ ngày 15/7/2024 đến 21/7/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 7/2024 (từ ngày 15/7/2024 đến 21/7/2024) có các tin chính sau:
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 7/2024 (từ ngày 8/7/2024 đến 14/7/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 7/2024 (từ ngày 8/7/2024 đến 14/7/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần2tháng 7/2024 (từ ngày 8/7/2024 đến 14/7/2024) có các tin chính sau:
(Infographics) Tổng quan thương mại Việt Nam - Campuchia

(Infographics) Tổng quan thương mại Việt Nam - Campuchia

Campuchia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á với quy mô kim ngạch đạt hơn 5 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2024.
LONGFORM: Làm gì để đầu tư tư nhân phục hồi?

LONGFORM: Làm gì để đầu tư tư nhân phục hồi?

Việc quản lý và thúc đẩy tổng cầu trong giai đoạn vừa qua đã có nhiều dấu hiệu tích cực nhưng tác động chưa nhiều tới khu vực đầu tư tư nhân. Thực tế cho thấy, khu vực này vẫn đang chật vật chống chọi với nhiều khó khăn.
Hải quan là cầu nối giữa doanh nghiệp với các sở, ban, ngành

Hải quan là cầu nối giữa doanh nghiệp với các sở, ban, ngành

Cục Hải quan Hải Phòng sẵn sàng tiếp nhận yêu cầu của doanh nghiệp, thậm chí cử cán bộ xuống ...
Hải quan Hải Phòng làm thủ tục cho gần 1,3 triệu tờ khai

Hải quan Hải Phòng làm thủ tục cho gần 1,3 triệu tờ khai

6 tháng đầu năm 2024, tổng số tờ khai xuất nhập khẩu làm thủ tục tại Cục Hải quan Hải ...
Hải quan Khánh Hòa: Thu NSNN khả quan, dự tính sẽ vượt chỉ tiêu

Hải quan Khánh Hòa: Thu NSNN khả quan, dự tính sẽ vượt chỉ tiêu

Với kết quả thu NSNN chiếm hơn 77% chỉ tiêu của toàn đơn vị, một chi cục thuộc Cục Hải ...
Hải quan Việt Nam: Dấu ấn đậm nét về kết quả hợp tác quốc tế nửa đầu năm 2024

Hải quan Việt Nam: Dấu ấn đậm nét về kết quả hợp tác quốc tế nửa đầu năm 2024

Các hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế tiếp tục được Hải quan Việt Nam chủ động triển ...
Hải quan Hòa Lạc lưu ý doanh nghiệp tránh “lỗi” khi làm thủ tục

Hải quan Hòa Lạc lưu ý doanh nghiệp tránh “lỗi” khi làm thủ tục

Ngày 25/7, Chi cục Hải quan Hòa Lạc (Cục Hải quan Hà Nội) phối hợp với Ban quản lý khu ...
Doanh nghiệp và EuroCham đánh giá cao nỗ lực tạo thuận lợi thương mại của Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu

Doanh nghiệp và EuroCham đánh giá cao nỗ lực tạo thuận lợi thương mại của Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu

Ngày 25/7, Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức Hội nghị đối thoại Hải quan - doanh ...
Tạm giữ hàng nghìn sản phẩm quần áo nghi nhập lậu

Tạm giữ hàng nghìn sản phẩm quần áo nghi nhập lậu

Kiểm tra thực tế tại địa điểm kinh doanh của 1 cá nhân bán hàng trên mạng xã hội Facebook, ...
Khai báo sai, doanh nghiệp bị xử phạt hàng trăm triệu đồng

Khai báo sai, doanh nghiệp bị xử phạt hàng trăm triệu đồng

Từ đầu năm 2024 đến nay, Cục Hải quan TPHCM đã xử phạt vi phạm hành chính đối với nhiều ...
Tội phạm đặc biệt nguy hiểm móc nối người nước ngoài để buôn ma túy ở Tây Bắc

Tội phạm đặc biệt nguy hiểm móc nối người nước ngoài để buôn ma túy ở Tây Bắc

Trung tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng C04 cho biết: thời gian qua, tình hình tội phạm ma túy trên ...
TPHCM: Phát hiện 196 vụ vi phạm kinh doanh vàng

TPHCM: Phát hiện 196 vụ vi phạm kinh doanh vàng

Cục Quản lý thị trường TPHCM đã kiểm tra, phát hiện 196 vụ vi phạm, tạm giữ 1.657 đơn vị ...
Chặn bắt xe khách vận chuyển trái phép gần 700 chai rượu ngoại

Chặn bắt xe khách vận chuyển trái phép gần 700 chai rượu ngoại

Lực lượng Hải quan phát hiện trong thùng chở hàng có 684 chai rượu các loại, có nguồn gốc nước ...
Nạn hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng tinh vi, phức tạp

Nạn hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng tinh vi, phức tạp

Tình trạng vi phạm về hàng giả, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn ...
ESG không còn là “sân chơi” dành riêng cho những doanh nghiệp lớn

ESG không còn là “sân chơi” dành riêng cho những doanh nghiệp lớn

Việc phát triển doanh nghiệp bền vững theo các tiêu chí ESG (môi trường, xã hội và quản trị) hiện ...
Xà lách Thuỷ tinh WinEco chinh phục người tiêu dùng tại Hàn Quốc

Xà lách Thuỷ tinh WinEco chinh phục người tiêu dùng tại Hàn Quốc

Tháng 7/2024, container xà lách Thuỷ tinh sạch thứ 12 của WinEco đã cập bến Hàn Quốc. Đây là một ...
Emirates SkyCargo đặt 5 máy bay Boeing 777F, dự kiến nhận hàng trong năm tài chính 2025-2026

Emirates SkyCargo đặt 5 máy bay Boeing 777F, dự kiến nhận hàng trong năm tài chính 2025-2026

(HQ Online) - Emirates Skycargo, bộ phận vận tải hàng hoá của hãng hàng không quốc tế lớn nhất ...
Xu hướng mở rộng kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp

Xu hướng mở rộng kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp

Mở rộng thị trường xuất khẩu là mục tiêu của hầu hết DN nhằm gia tăng doanh thu, lợi nhuận ...
Tân Hiệp Phát sát cánh cùng chính quyền địa phương trong hoạt động đền ơn đáp nghĩa

Tân Hiệp Phát sát cánh cùng chính quyền địa phương trong hoạt động đền ơn đáp nghĩa

Vừa qua, Tân Hiệp Phát đã có buổi gặp mặt thân mật, thăm hỏi và trao tặng số tiền phụng ...
Các tập đoàn, tổng công ty tăng doanh thu và lợi nhuận

Các tập đoàn, tổng công ty tăng doanh thu và lợi nhuận

Cần sự quyết liệt hơn của khối doanh nghiệp để khắc phục những tồn tại, hạn chế, tìm kiếm cơ ...
Cần quy trình giám sát hải quan đặc thù tại cửa khẩu phụ Bình Nghi (Lạng Sơn)

Cần quy trình giám sát hải quan đặc thù tại cửa khẩu phụ Bình Nghi (Lạng Sơn)

Cần phải có Hệ thống phần mềm quản lý, giám sát phương tiện đặc thù phù hợp với thực tế ...
Thêm 15 chất vào danh mục chất ma túy

Thêm 15 chất vào danh mục chất ma túy

Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy toàn quốc đã phối hợp các lực lượng chức ...
Quy định mới không cấm ngân hàng bán bảo hiểm liên kết đầu tư

Quy định mới không cấm ngân hàng bán bảo hiểm liên kết đầu tư

Khác với dự thảo đưa ra hồi tháng 3/2024, quy định tại thông tư mới của Ngân hàng Nhà nước ...
Xây dựng Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam - Lào giai đoạn 2024-2029

Xây dựng Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam - Lào giai đoạn 2024-2029

Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Nghị định ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ...
Đề xuất 13 ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công giai đoạn 2026-2030

Đề xuất 13 ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công giai đoạn 2026-2030

Theo dự thảo Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ...
Loan tin gây nhiễu loạn thị trường giá cả, phạt tiền tới 20 triệu đồng

Loan tin gây nhiễu loạn thị trường giá cả, phạt tiền tới 20 triệu đồng

Nghị định của Chính phủ quy định phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với hành vi loan tin không ...
Xe không người lái khuynh đảo thị trường taxi truyền thống Trung Quốc

Xe không người lái khuynh đảo thị trường taxi truyền thống Trung Quốc

Theo báo cáo năm 2023 của công ty tư vấn McKinsey, Trung Quốc, vốn là thị trường ôtô lớn nhất ...
Hơn 82.000 ô tô ngoại lăn bánh về Việt Nam

Hơn 82.000 ô tô ngoại lăn bánh về Việt Nam

Lũy kế từ đầu năm đến 15/7, cả nước nhập khẩu 82.557 ô tô nguyên chiếc các loại với tổng ...
Đằng sau "cơn sốt" taxi tự hành trên mạng xã hội Trung Quốc

Đằng sau "cơn sốt" taxi tự hành trên mạng xã hội Trung Quốc

Nỗ lực phát triển robotaxi (taxi tự hành hoàn toàn) trong nhiều năm qua của Trung Quốc đang bắt đầu ...
Nissan Navara phiên bản mới có giá từ 685 triệu đồng

Nissan Navara phiên bản mới có giá từ 685 triệu đồng

Nissan Việt Nam chính thức ra mắt Nissan Navara phiên bản mới với những cải tiến đáng kể về nội ...
Nhập khẩu từ Trung Quốc, 3 mẫu xe điện của BYD chốt giá bán từ 659 triệu đồng

Nhập khẩu từ Trung Quốc, 3 mẫu xe điện của BYD chốt giá bán từ 659 triệu đồng

BYD, hãng xe năng lượng mới có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới hiện nay đã chính thức ...
Thêm các thương hiệu đến từ Trung Quốc, VMS 2024 sẽ là kỳ triển lãm đa chiều nhiều màu sắc

Thêm các thương hiệu đến từ Trung Quốc, VMS 2024 sẽ là kỳ triển lãm đa chiều nhiều màu sắc

Sau 1 năm gián đoạn vì những khó khăn do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sức ...
Hội nghị ASEAN: Đề cao đoàn kết, duy trì cách tiếp cận cân bằng

Hội nghị ASEAN: Đề cao đoàn kết, duy trì cách tiếp cận cân bằng

Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực phức tạp, nhiều biến động, các Trưởng đoàn đề cao ...
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cân nhắc tăng lãi suất và giảm mua trái phiếu

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cân nhắc tăng lãi suất và giảm mua trái phiếu

Quyết định về lãi suất sẽ phụ thuộc vào việc các thành viên Hội đồng chính sách BoJ muốn chờ ...
Ấn Độ áp thuế nhập khẩu 10% đối với kính năng lượng mặt trời

Ấn Độ áp thuế nhập khẩu 10% đối với kính năng lượng mặt trời

(HQ Online) - Chính phủ Ấn Độ sẽ áp thuế 10% đối với kính năng lượng mặt trời nhập ...
Hàn-Trung đối thoại chiến lược cấp thứ trưởng lần đầu tiên sau hơn 2 năm

Hàn-Trung đối thoại chiến lược cấp thứ trưởng lần đầu tiên sau hơn 2 năm

Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất của Hàn Quốc Kim Hong-kyun và người đồng cấp Trung Quốc Mã Triêu Húc ...
Tổng thống Joe Biden và cuộc đua dang dở

Tổng thống Joe Biden và cuộc đua dang dở

Sau thông báo rút khỏi chiến dịch tái tranh cử năm 2024, ông Joe Biden sẽ dồn toàn lực hoàn ...
EU áp thuế nhập khẩu tạm thời với dầu diesel sinh học Trung Quốc

EU áp thuế nhập khẩu tạm thời với dầu diesel sinh học Trung Quốc

Ủy ban châu ÂU (EC) đã đề xuất áp thuế tạm thời từ 12,8 đến 36,4% đối với dầu diesel ...
Phiên bản di động