Chế biến sâu, đầu ra thuận lợi
Nông sản Việt Nam sẽ có lợi thế lớn về thuế quan khi EVFTA có hiệu lực. Ảnh: N.H |
Dư địa lớn cho nông sản chế biến
Thị trường châu Âu vốn rất ưa chuộng các sản phẩm trái cây của Việt Nam, nhưng khoảng cách địa lý khiến cho nhiều loại trái cây của Việt Nam gặp khó khăn khi tiếp cận thị trường này dưới dạng quả tươi. Theo đó, việc di chuyển bằng đường biển mất thời gian khá dài, lên tới 30 ngày, còn đường hàng không thì lại tốn chi phí quá cao, làm giảm sức cạnh tranh của trái cây Việt Nam. Do đó, phát triển công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ chế biến đang là hướng đi được nhiều doanh nghiệp (DN) hướng tới để tấn công thị trường EU đầy tiềm năng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện cả nước có 7.500 cơ sở chế biến nông sản quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu và hàng vạn cơ sở chế biến nông sản nhỏ, lẻ, hộ gia đình. Riêng trong 2 năm 2018 – 2019, có 30 dự án chế biến nông sản mới với số vốn khoảng 1 tỷ USD đã được khởi công và đi vào hoạt động. Trong đó có nhiều DN lớn tham gia vào chế biến nông sản như Công ty Đồng Giao, TH True Milk, Intimex…
Đáp ứng nguồn vốn cho chế biến nông sản Nhằm giải tỏa khó khăn về vốn cho các dự án chế biến nông sản, Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ các dự án đầu tư phát triển chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp, theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP. Đồng thời, tăng cường kết nối giữa ngân hàng với doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo thuận lợi trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các dự án đầu tư vào chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp. |
Nông sản chế biến được đánh giá là hướng đi bền vững cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian tới. Điều này đã được chứng minh qua mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm này trong thời gian dịch bệnh Covid-19 vừa qua. Cụ thể, theo số liệu của Bộ Công Thương, trong khi kim ngạch xuất khẩu rau quả nói chung bị suy giảm do ảnh hưởng dịch bệnh, rau quả chế biến vẫn có mức tăng trưởng rất mạnh. Trong quý 1/2020, xuất khẩu các mặt hàng này đã đạt giá trị trên 166 triệu USD, tăng trưởng 33% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, các sản phẩm chế biến có giá trị xuất khẩu lớn gồm có xoài sấy 14,4 triệu USD (tăng gần 150%), bột ớt 10,6 triệu USD (tăng 1.375%), nước chanh leo 10,6 triệu USD (tăng 3,5%), trái cây sấy gần 9,5 triệu USD (tăng 222%)…
Với đặc tính dễ sử dụng, tiện lợi và thời gian dài, sản phẩm nông sản chế biến tỏ ra có ưu thế hơn hẳn trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp. Tuy nhiên, do mới chỉ chiếm chưa tới 19% trong tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả, nên mức tăng trưởng của xuất khẩu rau quả chế biến vẫn chưa thể bù đắp cho sự sụt giảm của ngành hàng rau quả nói chung. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chế biến để gia tăng giá trị.
Thời gian tới, các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam sẽ còn có lợi thế lớn hơn nữa tại thị trường EU khi thuế suất của 85,6% dòng sản phẩm rau quả chế biến của Việt Nam vào EU sẽ được giảm về 0% ngay khi hiệp định EVFTA có hiệu lực. Các sản phẩm từ gạo cũng được giảm thuế về 0% sau 3-5 năm. Đối với các sản phẩm xay xát như tinh bột gạo, tinh bột ngô hiện đang có mức thuế trên 100% và lộ trình cắt giảm sau 7 năm…
Dồn lực phát triển chế biến nông sản
Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), ngành chế biến nông sản có dư địa phát triển rất lớn. Nhưng để phát triển ngành này, DN cần tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi từ vùng nguyên liệu – chế biến – tiêu thụ để đảm bảo có đủ nguyên liệu đạt chuẩn cho sản xuất và có đầu ra ổn định cho sản phẩm. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có một số ngành tổ chức tốt được khâu chế biến gắn với sản xuất nguyên liệu như mía đường, cá tra, tôm… Các ngành khác như rau quả có tỷ lệ chế biến rất thấp, chỉ đạt 5 – 10%; một số ngành khác như chè, cao su, sắn… thì vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, năng suất thấp…
Ông Nguyễn Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam thừa nhận, việc thiếu vùng nguyên liệu tập trung đạt chuẩn, giá thành cao do sản xuất nhỏ lẻ, thiếu vốn thu mua, thị trường tiêu thụ hạn chế… là những nút thắt khiến cho ngành chế biến rau quả kém phát triển trong thời gian qua.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dù đã có nhiều dự án lớn đầu tư vào chế biến nông sản, nhưng sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam hiện chủ yếu vẫn là sơ chế có gia trị gia tăng (GTGT) thấp, chỉ khoảng 15 – 30% sản phẩm có GTGT cao.
Để thúc đẩy phát triển chế biến nông sản, tại Chỉ thị số 25/CT-TTg vừa được ban hành, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, NHNN Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung tập trung chỉ đạo, thực hiện các định hướng về thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp.
Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao xây dựng các đề án phát triển ba ngành chế biến nông sản để phấn đấu đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới về: Rau, củ, quả; thủy, hải sản; gỗ và sản phẩm từ gỗ, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý 4/2020. Cùng với đó, chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai đẩy nhanh tiến độ một số dự án trọng điểm chế biến nông sản; đẩy mạnh công suất các nhà máy chế biến gắn với các vùng nguyên liệu tập trung để phục vụ nhu cầu tiêu thụ của thị trường nội địa và xuất khẩu.
Bộ Khoa học và Công nghệ được yêu cầu tập trung, ưu tiên đầu tư ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản đối với các ngành hàng nông sản; triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia để hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân, hợp tác xã nâng cấp công nghệ chế biến, bảo quản nông sản, trong đó ưu tiên đối với sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia.
Tin liên quan
Nông nghiệp ĐBSCL: Nhìn đâu cũng thấy cơ hội đầu tư
08:52 | 30/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
16:20 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất khẩu nông sản năm 2024 vượt 60 tỷ USD?
08:33 | 17/12/2024 Kinh tế
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics