Chạy đua quảng bá sách giáo khoa mới để giành thị phần
Thời gian qua, NXBGDVN đã tổ chức giới thiệu SGK mới đến nhiều địa phương. |
Chạy đua giành thị phần
Thời điểm này, công tác quảng bá SGK mới của NXB Giáo dục Việt Nam (GDVN) “rầm rộ” hơn những năm trước nhằm giới thiệu các bộ SGK mới đến với các địa phương trên cả nước.
PGS.TS. Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng biên tập NXB GDVN cho biết, các cuộc hội thảo giới thiệu SGK mới được tổ chức tại Kiên Giang, TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Sơn La, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Tháp, Lào Cai... đã thu hút gần 3.000 giáo viên tiểu học trực tiếp đứng lớp và các thầy cô làm công tác quản lí giáo dục. “Thông qua các cuộc hội thảo, chuyên đề được tổ chức tại nhiều tỉnh, thành, các thầy cô giáo trực tiếp dạy học ở lớp 1, các cán bộ quản lí giáo dục đã được tiếp cận làm quen với các bộ SGK mới của NXB GDVN, để trên cơ sở đó, khi Bộ chính thức ban hành thông tư hướng dẫn về việc chọn SGK, các cơ sở giáo dục sẽ nhanh chóng có được sự lựa chọn chính xác bộ SGK phù hợp, hiệu quả’, ông Tùng khẳng định.
Đại điện NXB GDVN cũng thông tin, đơn vị đã lập kế hoạch chi tiết cho việc tập huấn sử dụng SGK mới khi các cơ sở giáo dục đã chọn được SGK cho mình. Cụ thể, NXB GDVN đã chuẩn bị các phương thức tập huấn trực tiếp và tập huấn trực tuyến (online) cho các giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục. Đồng thời, NXB GDVN đã xây dựng kế hoạch cung ứng 40.000 bản SGK tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp cho giáo viên và các cơ sở giáo dục trong toàn quốc tiếp cận được với các bộ SGK mới. Thời gian vừa qua, NXB GDVN đã chỉ đạo công ty thành viên này tích cực thực hiện kế hoạch làm SGK điện tử, đặc biệt là hoàn thiện kho tài nguyên học liệu điện tử phục vụ giáo viên và học sinh thực hiện SGK mới.
Mới đây, NXB Đại học Sư phạm, NXB Đại học Sư phạm TPHCM và Công ty Đầu tư Xuất bản – Thiết bị Giáo dục Việt Nam đã tổ chức tọa đàm giới thiệu bộ SGK “Cánh diều”. Đây là bộ SGK đầu tiên thực hiện chủ trương xã hội hóa, xóa bỏ cơ chế độc quyền trong lĩnh vực xuất bản- in- phát hành SGK. Sự ra đời của bộ sách đã bước đầu tạo ra một cuộc cạnh tranh về chất lượng SGK cả về nội dung và hình thức. Tuy là công tác quảng bá bộ SGK “Cánh diều” chậm hơn một chút so với các bộ sách của NXB GDVN, song bộ sách này lại có nhiều ưu thế.
PGS.TS Nguyễn Bá Cường, Giám đốc NXB Đại học Sư phạm cho biết, bộ sách “Cánh diều” hiện là bộ sách duy nhất được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt có đủ tất cả các môn học và hoạt động giáo dục lớp 1, bao gồm: Toán 1, Tiếng Việt 1, Tự nhiên và Xã hội 1, Đạo đức 1, Âm nhạc 1, Mĩ thuật 1, Giáo dục thể chất 1, Hoạt động trải nghiệm 1. 100% bản mẫu của bộ sách được các Hội đồng thẩm định quốc gia thông qua với tỷ lệ phiếu đồng thuận (Đạt) tuyệt đối. Bộ sách quy tụ được hầu hết chuyên gia Ban Phát triển Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ GD&ĐT.
Cũng theo PGS Nguyễn Bá Cường, các đơn vị tổ chức biên soạn, xuất bản bộ SGK “Cánh diều” sẽ hợp tác với cơ sở giáo dục sử dụng bộ sách trong tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và hướng dẫn sử dụng SGK; đồng thời hợp tác với các cơ sở giáo dục để cung cấp học liệu, thiết bị, bài giảng mẫu, tài liệu bồi dưỡng giáo viên hướng dẫn dạy và học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Cạnh tranh có đảm bảo công bằng?
Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố 32 danh mục SGK mới đã “lộ” thông tin NXB GDVN chi tiền thù lao theo tháng cho ban chỉ đạo tổ chức biên soạn bộ SGK miền Nam. Từ đây, dư luận xã hội lo ngại các lãnh đạo Sở GD&ĐT TPHCM tham gia biên soạn sách sẽ ảnh hưởng đến quyền chủ động lựa chọn SGK mới của các trường trên địa bàn TPHCM. Từ hiện tượng này, xã hội cũng lo ngại sẽ có sự chỉ đạo ngầm của lãnh đạo địa phương trong việc lựa chọn SGK.
Về vấn đề này GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông mới nhận định, từ trước đến nay, các phòng, sở GD&ĐT vẫn quen chỉ đạo theo 1 SGK nên dễ xảy ra trường hợp địa phương muốn cả tỉnh chọn 1 bộ SGK nhất định để dễ chỉ đạo. “Cũng không loại trừ khả năng sẽ có những tác động vật chất không tiện nói khiến sự chỉ đạo sai lệch”, GS Thuyết nhấn mạnh.
GS Nguyễn Minh Thuyết cũng thông tin, trước nay vẫn có những chỉ đạo ngầm về chọn sách tham khảo, đôi khi những chỉ đạo này không cần văn bản. “Báo chí gần đây cũng đã phản ánh hiện tượng NXB GDVN chi lương cho các lãnh đạo và chuyên viên Sở GD&ĐT TP HCM suốt 4 năm liền. Việc lãnh đạo và tất cả các chuyên viên chỉ đạo môn học của Sở nhận lương tháng của NXB chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quyết định chọn SGK”, GS Thuyết nhấn mạnh.
Đứng ở góc độ đơn vị cung ứng SGK mới, ông Ngô Trần Ái, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Đầu tư Xuất bản – Thiết bị giáo dục Việt Nam cho biết: “Với kinh nghiệm 40 năm làm trong ngành xuất bản, tôi cho rằng, việc có nhiều bộ sách sẽ tạo ra tính cạnh tranh trong việc lựa chọn sách giáo khoa, mà xưa nay vốn được coi là độc quyền. Theo dự thảo thông hướng dẫn lựa chọn SGK của Bộ GD&ĐT và những quy định trong Luật Giáo dục thì giáo viên và phụ huynh, học sinh có quyền quyết định lựa chọn SGK. Tuy việc lựa chọn SGK hay để đưa vào giảng dạy là quyết định khó khăn, song nếu việc thực hiện lựa chọn SGK minh bạch thì các trường vẫn có thể lựa chọn được bộ SGK hay nhất. Theo quy luật, nhà xuất bản làm sách kém sẽ không thể tồn tại được. Tôi mong rằng, việc cạnh tranh giữa các nhà xuất bản diễn ra công bằng”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ngày 22/11 đã công bố quyết định phê duyệt danh mục 32 SGK lớp 1 của 8 môn học, hoạt động giáo dục sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Theo quyết định này, trong năm học tới sẽ có 2 đơn vị thực hiện cung ứng SGK trên thị trường. Thứ nhất, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXB GDVN) - đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong việc phát hành SGK có đến 24/32 cuốn sách được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt. Từ đây nhiều ý kiến cho rằng, NXB GDVN vẫn sẽ chiếm thị phần SGK lớn trên thị trường. Đơn vị cung cấp SGK thứ hai là liên minh NXB Đại học Sư phạm, NXB Đại học Sư phạm TPHCM và Công ty Đầu tư Xuất bản - Thiết bị Giáo dục Việt Nam có 8/32 cuốn sách được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt. 8 cuốn này nằm trong một bộ SGK có tên là “Cánh diều”. |
Tin liên quan
Gần 100 doanh nghiệp lương thực thực phẩm quảng bá sản phẩm đến đối tác xuất khẩu
14:18 | 11/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
08:17 | 06/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nutifood đứng đầu doanh số sữa bột pha sẵn trẻ em tại Việt Nam
11:01 | 21/08/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics