Cần thiết tái cơ cấu thị trường khách du lịch
Du lịch Việt thất thu 23 tỉ USD | |
Hàng nghìn khách hủy tour du lịch đến Đà Nẵng | |
Tín hiệu khả quan của du lịch Thủ đô | |
Rà soát lượng khách du lịch nước ngoài hiện đang có mặt tại Việt Nam | |
Du lịch |
Sau những ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid -19, ngành Du lịch đang tìm giải pháp cho sự phát triển bền vững trong thời gian tới, nhất là tái cơ cấu lại thị trường khách quốc tế, nội địa. Ảnh: DN |
Tập trung phát triển du lịch nội địa
Theo ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, trong bối cảnh hiện nay việc cơ cấu lại thị trường khách là cần thiết nhằm đa dạng hóa, giảm phụ thuộc vào một số thị trường nhất định, hạn chế rủi ro; tăng trưởng ổn định khách nội địa, phân bố cân đối các vùng miền.
Thống kê của ngành Du lịch trong thời gian qua cho thấy, dưới tác động của dịch Covid-19, ngành Du lịch Việt Nam thất thu khoảng 23 tỷ USD. Cụ thể, đến nay, khoảng 95% DN lữ hành quốc tế đã ngừng hoạt động. Công suất sử dụng phòng của nhiều khách sạn ở các thành phố lớn, các khu du lịch chỉ đạt từ 10-15%, nhiều khách sạn phải đóng cửa và cho nhân viên nghỉ việc. Ngành vận chuyển, hàng không quốc tế cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. |
Với từng địa phương cụ thể, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nêu quan điểm, tỉnh cần làm mới lại các sản phẩm, mở rộng các loại hình, sản phẩm du lịch mới, mở rộng không gian du lịch, không chỉ bó hẹp quanh Hội An. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, ngành Du lịch tỉnh cần “nhắm” vào thị trường khách nội địa.
Là một thị trường trọng điểm của du lịch Việt, Đà Nẵng hiện đang phát triển khá “nóng”. Tuy nhiên, theo ông Phạm Trung Lương, nguyên Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Du lịch, có một thực tế là du lịch Đà Nẵng ít sản phẩm mới, lại đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi các điểm đến mới nổi; do vậy ngành Du lịch Đà Nẵng cần phải cơ cấu lại để đảm bảo hạn chế các tác động tiêu cực từ những bất hợp lý về cơ cấu khách tồn tại trong thời gian qua.
Chuyên gia này cho hay, ngành Du lịch Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung phải điều chỉnh cơ cấu khách theo quốc gia, khu vực để hạn chế những rủi ro khi có biến động, làm lượng khách giảm đột ngột. Thay vào đó, cần đa dạng thị trường, đặc biệt thị trường có khả năng chi tiêu cao và lưu trú dài.
Nêu đề xuất về tái cơ cấu thị trường khách du lịch, ông Nguyễn Minh Tâm, đại diện của Vietnam Airlines cho rằng, hiện sản phẩm du lịch của Việt Nam vẫn còn theo xu hướng truyền thống, du khách cứ mặc định đi biển là tới Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang; tour Tây Bắc thì Sapa, Hà Giang…, trong khi còn nhiều điểm khác hấp dẫn. Do vậy nếu các DN lữ hành không khai thác tốt các điểm đến thì du khách đi mãi những điểm quen thuộc sẽ rất dễ chán, tần suất đi du lịch sẽ giảm.
“Để thay đổi, thời gian tới các DN lữ hành cần khai thác những điểm đến mới, tăng sự mới lạ, hấp dẫn tại các điểm đã quen thuộc để thu hút khách nội địa”, đại diện Vietnam Airlines cho biết thêm.
Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Công Hoan, Tổng giám đốc Flamingo Redtours cho rằng, hiện yếu tố hấp dẫn và quan trọng nhất với du khách là sản phẩm mới lạ, độc đáo, mang lại nhiều trải nghiệm khác biệt cho du khách chứ không phải là giá thành.
"Khi nhà nhà làm tour nội địa, du khách sẽ có nhiều lựa chọn hơn và trở nên khắt khe hơn khi tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm. Giảm giá không còn là yếu tố hấp dẫn hàng đầu mà quan trọng hơn là sản phẩm mới, có tính chất cá biệt hóa cao, đem lại nhiều trải nghiệm khác biệt cho khách hàng", ông Hoan chia sẻ.
Tập trung phát triển du lịch xanh
Ngoài việc cơ cấu lại thị trường khách, tập trung trọng điểm vào thị trường nội địa, ông ông Phan Xuân Thanh, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Quảng Nam đề xuất, Nhà nước và DN cùng đồng hành để xây dựng và bảo trợ thương hiệu du lịch xanh trên cơ sở giảm thiểu rác thải, khí thải gây ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó, cộng đồng DN du lịch cùng hợp tác để tạo ra một mạng lưới hỗ trợ rộng khắp trong quá trình bảo trợ sản phẩm du lịch xanh. Điều quan trọng nhất là trong quá trình xây dựng thương hiệu du lịch xanh, cộng đồng DN và các địa phương phải phối hợp chặt chẽ nhằm tạo ra sự thay đổi nhận thức trong cộng đồng, cải thiện sinh kế cho cộng đồng, bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị thiên nhiên, di sản và văn hóa truyền thống.
Ở một khía cạnh khác, theo Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist, các DN cần phải nghiên cứu có các sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách, chú trọng các sản phẩm phục vụ khách du lịch có khả năng chi tiêu cao, lưu trú dài ngày. Ngoài ra, cần sử dụng các sản phẩm du lịch mà Việt Nam có lợi thế, đảm bảo sự phát triển cân đối cơ cấu khách du lịch quốc tế đến từ nhiều thị trường. Cụ thể, tăng tỷ lệ khách đến từ các thị trường còn chiếm tỷ lệ thấp như ASEAN, hoặc các thị trường xa như Tây Âu, Bắc Mỹ có thời gian lưu trú dài và chi tiêu cao...
Nêu lên yêu cầu cấp thiết cần chuyển đổi số trong ngành Du lịch, ông Ngô Minh Đức, Chủ tịch HG Holding cho hay đây yêu cầu bắt buộc. Để làm tốt điều này cần có sản phẩm tốt, có nền tảng; sự chia sẻ, liên kết các hệ sinh thái cần được phát triển bởi người Việt Nam; phải có chính sách bảo hộ từ phía cơ quan quản lý nhà nước để đảm bảo công bằng; tập trung truyền thông.
Đồng quan điểm, bà Trâm Nguyễn, đại diện Google cho biết, qua khảo sát cho thấy du khách Việt khi quyết định lựa chọn các dịch vụ du lịch là uy tín thương hiệu của DN, sau đó mới là giá cả. Điều này đồng nghĩa với việc các DN phải đầu tư cho các kênh thông tin số, không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ, cải tiến các chuyến đi cho hấp dẫn, đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng, tạo sự thành công bền vững, từ đó nâng cấp thương hiệu DN.
Tin liên quan
Khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường biển nhộn nhịp trở lại
19:51 | 26/10/2024 Kinh tế
Du lịch y tế
06:34 | 20/10/2024 Người quan sát
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng nhờ chính sách đột phá
08:32 | 15/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
19:50 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông qua Luật Dược sửa đổi: Quản chặt giá thuốc, cho phép bán thuốc online
19:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
15:40 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng RON95-III về sát 20.500 đồng/lít
15:16 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
GE Vernova Foundation hỗ trợ người dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
15:14 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics