Cần thêm chế tài để thúc đẩy công khai ngân sách
Việt Nam đã có những thay đổi tích cực trong việc tăng cường công khai minh bạch ngân sách. Ảnh: ST |
Điểm mấu chốt thúc đẩy công khai ngân sách
Kết quả khảo sát công khai ngân sách (OBS) 2023 ghi nhận những thay đổi tích cực của Việt Nam trong việc tăng cường công khai minh bạch ngân sách.
Điểm xếp hạng của Việt Nam trong khảo sát OBS 2023 ở cả 3 trụ cột minh bạch, sự tham gia của công chúng và giám sát ngân sách đều tăng so với OBS 2021 và cao hơn điểm trung bình toàn cầu.
Ông Vũ Ngọc Tuấn, Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành III cho biết, trong quá trình kiểm toán, KTNN cũng sẽ kiểm toán việc thực thi trách nhiệm, nghĩa vụ về công khai ngân sách của các đơn vị quản lý, sử dụng ngân sách. Tuy nhiên, khi chỉ ra việc không tuân thủ thì các kết luận và kiến nghị sẽ như thế nào cũng là vấn đề vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Liên quan đến vấn đề chưa có chế tài đối với những đơn vị, địa phương không công khai ngân sách, vấn đề này cần được nghiên cứu thêm khi sửa Luật NSNN sắp tới. |
Theo ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính, có 3 yếu tố giúp công khai ngân sách được cải thiện.
Trong đó, điểm mấu chốt là khung khổ pháp lý từng bước được hoàn thiện bằng việc ban hành Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015, có hiệu lực thi hành từ năm 2017.
Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 163/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN.
Bộ Tài chính cũng đã ban hành các Thông tư hướng dẫn về công khai ngân sách đối với các cấp chính quyền cũng như đối với các đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chức được NSNN hỗ trợ.
Theo đó, Luật NSNN năm 2015 đã quy định rõ ràng và khá toàn diện nội dung, phạm vi, quy trình, mẫu biểu cũng như thời gian thực hiện việc công khai, minh bạch ngân sách, từ các dự toán Chính phủ trình Quốc hội, dự toán UBND trình HĐND, các báo cáo về tình hình thực hiện thu, chi ngân sách trong quý, 6 tháng, 9 tháng đến các vấn đề liên quan đến báo cáo quyết toán ngân sách và báo cáo thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước (KTNN).
Bên cạnh khuôn khổ pháp lý, góp phần làm cho chỉ số công khai, minh bạch ngân sách của Việt Nam được cải thiện là ý thức tổ chức thực hiện.
Bộ Tài chính đã tuân thủ rất nghiêm quy chế công khai, minh bạch ngân sách. Khi thay mặt Chính phủ báo cáo Quốc hội dự toán hằng năm, Bộ Tài chính đều đăng công khai.
Sau khi Quốc hội biểu quyết dự toán ngân sách năm, Bộ cũng tiếp tục công khai đúng thời hạn quy định. Trong quá trình điều hành, hằng quý, 6 tháng, 9 tháng, Bộ Tài chính đều có báo cáo công khai ngân sách để đăng trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Đồng thời, đôn đốc các địa phương tuân thủ tốt hơn quy định về công khai ngân sách. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã, đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu những kinh nghiệm tốt để quản lý ngân sách, giúp thúc đẩy công khai, minh bạch ngân sách.
Cần chế tài đối với việc không công khai ngân sách
Bên cạnh các kết quả tích cực, theo kết quả khảo sát của Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI), sự tham gia của công chúng vào quá trình này tại Việt Nam còn thấp, mới đạt 19/100, dù vẫn cao hơn so với bình quân chung của thế giới (15/100).
Lí giải điều này, đại diện Bộ Tài chính cho biết, khảo sát trong năm 2024 của Bộ Tài chính tại 9 địa phương về tình hình công khai ngân sách cho thấy, dù các quy định về công khai ngân sách đã đầy đủ nhưng dường như thông tin được ban hành chưa thực sự phù hợp, sát đúng với nhu cầu của bà con, đặc biệt là bà con ở cấp thôn bản.
Do đó, tới đây, các cơ quan quản lý sẽ phải nghiên cứu để điều chỉnh cho phù hợp với từng địa phương, đối tượng, từng cấp.
Bên cạnh đó, lĩnh vực tài chính, ngân sách là lĩnh vực hẹp, người có nghề mới đọc và hiểu được, đa phần những tài liệu công khai này dường như mới chỉ đến những người làm công tác nghiên cứu. Hơn nữa, còn có tình trạng chậm, muộn và không đầy đủ trong việc công khai thông tin theo quy định hoặc chỉ công khai số liệu mà không thuyết minh.
Theo ông Nguyễn Minh Tân, khuôn khổ pháp luật về công khai, minh bạch ngân sách tương đối đầy đủ, quyết tâm của các cấp đều có nhưng vẫn có đơn vị chưa thực hiện công khai, minh bạch ngân sách do thiếu chế tài. Do đó, tới đây, khi sửa đổi toàn diện Luật NSNN, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu để có thể đưa chế tài về vấn đề này vào trong Luật.
Nhấn mạnh sự cải thiện trong việc công khai ngân sách thông qua kết quả giám sát của KTNN, ông Vũ Ngọc Tuấn, Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành III cho biết, trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội, trong 2 năm gần đây, KTNN công khai danh mục các đơn vị cũng như các tổ chức, cá nhân chưa thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
Nhờ đó, tỷ lệ thực hiện kiến nghị kiểm toán có nhiều tiến bộ. Nếu trước đây, tỷ lệ thực hiện kiến nghị kiểm toán khoảng 70% thì giai đoạn gần đây, tỷ lệ này là 75-80%; đặc biệt năm 2023, tỷ lệ thực hiện kiến nghị lên đến 87%.
Theo ông Vũ Ngọc Tuấn, các đối tượng tiếp cận, sử dụng báo cáo kiểm toán cần được phân nhóm, phân loại.
Ví dụ, đối với đơn vị được kiểm toán, KTNN phải cung cấp đầy đủ thông tin về kết quả kiểm toán để đơn vị đó nắm được và chấn chỉnh, sửa đổi, khắc phục những hạn chế, bất cập của mình hoặc phải gửi đầy đủ cho cơ quan quản lý nhà nước.
Hoặc khi công khai một vấn đề, chẳng hạn như công khai về quản lý, sử dụng xe công, bên cạnh việc đưa ra đánh giá đơn vị sử dụng vượt định mức xe như thế nào, cần phải giải trình, minh bạch thông tin liên quan để người tiếp cận hiểu rõ vấn đề đó.
Tin liên quan
Hiện đại hoá nghiệp vụ, Kho bạc Nhà nước tăng hiệu quả thu - chi ngân sách
20:46 | 30/01/2025 Thuế - Kho bạc
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Tính toán điều hành giá để bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2025
18:32 | 04/02/2025 Tài chính
Hành trình kiến tạo chính sách tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế
10:31 | 01/02/2025 Tài chính
Cung cầu thị trường Tết không có diễn biến bất thường về giá
18:38 | 29/01/2025 Tài chính
Những bước đi quan trọng thúc đẩy hiện đại hoá toàn diện ngành Thuế
08:40 | 27/01/2025 Thuế - Kho bạc
Bước vào kỳ nghỉ Tết, giá cả mặt hàng thiết yếu cơ bản không có biến động bất thường
12:22 | 26/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chính thức vận hành sàn giao dịch các-bon tại Việt Nam từ năm 2029
12:06 | 26/01/2025 Tài chính
Sức bật của ngành bảo hiểm trong năm 2024
08:12 | 26/01/2025 Tài chính
Nâng hạng thị trường chứng khoán: Việt Nam đã sẵn sàng cho sân chơi lớn
13:41 | 25/01/2025 Chứng khoán
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Móng Cái: Hơn 2.300 tấn hàng xuất khẩu qua Lối mở cầu phao Km3+4 sau kỳ nghỉ Tết
Doanh nghiệp linh hoạt khai thác cơ hội “vàng” xuất khẩu trong năm 2025
Xuất khẩu tăng 1 tỷ USD trong 15 ngày đầu năm
Nhập khẩu hơn 3.800 ô tô trong 15 ngày đầu năm
Xuất nhập khẩu qua Quảng Trị diễn ra thuận lợi ngày đầu Xuân
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics