Cần tháo gỡ vướng mắc xung quanh Nghị định 15 về an toàn thực phẩm
Công chức Hải quan TPHCM kiểm tra thực phẩm nhập khẩu. Ảnh: T.H. |
Vướng khi áp dụng phương thức kiểm tra giảm
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định 15, để được áp dụng phương thức kiểm tra giảm thì tổ chức, cá nhân phải có lô hàng, mặt hàng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 17 Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Cụ thể: Đã được xác nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm nơi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước đã ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm mà Việt Nam là thành viên; có kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền nước XK đối với lô hàng, mặt hàng phù hợp quy định của pháp luật Việt Nam; đã có 3 lần liên tiếp trong vòng 12 tháng đạt yêu cầu NK theo phương thức kiểm tra thông thường; được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương.
Theo Tổng cục Hải quan, vướng mắc đã phát sinh khi áp dụng các điều kiện để được áp dụng phương thức kiểm tra giảm. Bởi hiện tại các bộ vẫn chưa gửi danh sách các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền các nước đã ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm mà Việt Nam là thành viên để làm cơ sở áp dụng phương thức kiểm tra giảm cho DN.
Đối với điều kiện 3 lần liên tiếp trong vòng 12 tháng đạt yêu cầu NK theo phương thức kiểm tra thông thường, cơ quan Hải quan không có cơ sở để xác định lô hàng, mặt hàng thế nào là 3 lần liên tiếp trong vòng 12 tháng đạt yêu cầu NK theo phương thức thông thường. Do đó, thời gian qua Tổng cục Hải quan đã có một số văn bản đề nghị các bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương chỉ đạo các cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm NK cung cấp kịp thời cho Tổng cục Hải quan các danh mục sản phẩm hàng hóa (kèm mã số HS) và danh sách các tổ chức, cá nhân (kèm mã số DN) đáp ứng đủ điều kiện được áp dụng phương thức kiểm tra giảm để đưa vào cơ sở dữ liệu quản lý phân luồng. Tuy nhiên đến nay Tổng cục Hải quan mới chỉ nhận được 7 đơn vị (trong số 46 đơn vị kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm được 3 bộ chỉ định) thông báo các tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hóa được áp dụng phương thức kiểm tra giảm cho cơ quan Hải quan.
Liên quan đến điều kiện: Được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương, Tổng cục Hải quan cho biết, cơ quan Hải quan không đủ cở sở để xác định bản sao chứng thực hoặc bản chính hợp pháp hóa lãnh sự một trong các giấy GMP, HACCP, ISO, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương để đưa vào danh sách kiểm tra giảm. Tổng cục Hải quan đã từng có văn bản đề nghị các bộ hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, tuy nhiên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết hiện tại chưa có văn bản nào quy định về vấn đề này nên chỉ có thể xem xét cụ thể loại chứng nhận được xuất trình kèm hồ sơ đăng ký NK để đánh giá và kết luận. Điều này gây khó khăn cho cơ quan Hải quan khi thực hiện.
Thống nhất trường hợp miễn “tự công bố sản phẩm” và miễn kiểm tra nhà nước
Trường hợp được miễn “tự công bố sản phẩm” và miễn kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm NK quy định tại Khoản 2 Điều 4 và Khoản 7 Điều 13 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan khi thực hiện cũng phát sinh vướng mắc.
Theo Khoản 2 Điều 4: “Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm”.
Khoản 7 Điều 13 quy định: “Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, NK chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng XK hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.” thuộc đối tượng miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm.
Theo Tổng cục Hải quan, với các quy định trên khi NK nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm mà sản phẩm đó tiêu thụ tại thị trường trong nước có được miễn tự công bố sản phẩm, miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm hay không?
Thực tế trong thời gian thực hiện Nghị định 15/2018/NĐ-CP đã phát sinh trường hợp DN làm thủ tục NK số lượng lớn nguyên liệu để sản xuất sản phẩm tiêu thụ nội địa được miễn thủ tục tự công bố sản phẩm và miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm. Do vậy, để đảm bảo thực hiện đúng quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Tổng cục Hải quan đã có văn bản đề nghị 3 bộ trao đổi về vấn đề này. Tuy nhiên, hiện có hai quan điểm khác nhau giữa 3 bộ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu quan điểm: Không được miễn tự công bố sản phẩm, miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm. Bộ Công Thương, Bộ Y tế thì cho rằng được miễn tự công bố sản phẩm, miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm. Theo quan điểm của Tổng cục Hải quan, nguyên liệu NK để sản xuất ra sản phẩm mà sản phẩm đó được XK, phục vụ tiêu thụ trong nội bộ DN, hoặc tiêu thụ tại thị trường trong nước đều được miễn tự công bố sản phẩm, miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, để thực hiện, Tổng cục Hải quan cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến thống nhất về vấn đề này.
Bên cạnh đó, cơ quan Hải quan cũng gặp vướng mắc liên quan đến việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản. Cụ thể là việc áp dụng mẫu số 11TS-Giấy chứng nhận kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm động vật, sản phẩm động vật thủy sản NK dùng làm thực phẩm và mẫu số 10TS-Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản NK.
Theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP mặt hàng động vật, sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản thuộc đối tượng kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trong khi theo Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì mặt hàng động vật, sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản thuộc đối tượng phải kiểm dịch. Trên cơ sở đó, cơ quan Hải quan căn cứ kết quả ghi trên Giấy chứng nhận kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm động vật, sản phẩm động vật thủy sản NK dùng làm thực phẩm theo mẫu số 11TS ban hành kèm theo Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT để giải quyết thủ tục thông quan hàng hóa.
Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư 36/2018/TT-BNTPTNT thì mẫu số 11TS-Giấy chứng nhận kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm động vật, sản phẩm động vật thủy sản NK dùng làm thực phẩm đã được thay thế bằng mẫu số 10TS-Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản NK; mẫu số 10TS này không có nội dung chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để đảm bảo thực hiện đúng quy định, Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm có hướng dẫn thực hiện việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các lô hàng động vật, sản phẩm động vật thủy sản NK. Tổng cục Hải quan cho rằng việc áp dụng mẫu Giấy chứng nhận vừa kiểm dịch vừa kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo mẫu số 11TS ban hành kèm theo Thông tư 26/2016/TT-BNTPTNT là phù hợp, đáp ứng tinh thần của các Nghị quyết 19/NQ-CP. Trong khi chờ ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để tháo gỡ khó khăn cho DN, cơ quan Hải quan cho biết sẽ căn cứ Thông báo kết quả kiểm dịch theo mẫu số 10TS để giải quyết thông quan đối với lô hàng động vật, sản phẩm động vật thủy sản NK, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm đối với các lô hàng đã được thông quan.
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn
16:01 | 01/10/2024 Kinh tế
Cần rõ nguyên tắc áp dụng danh mục mặt hàng kiểm tra an toàn thực phẩm
09:45 | 27/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
Truy quét hàng nghìn sản phẩm trôi nổi trên “chợ mạng”
11:35 | 18/07/2024 An ninh XNK
Hải quan Hà Nội giải đáp vướng mắc cho doanh nghiệp về chính sách thuế
08:37 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Tài chính đề xuất giảm 2% thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2025
08:34 | 20/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực phẩm xuất khẩu có cần bổ sung I-ốt?
22:43 | 18/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Quá thời hạn không khai bổ sung thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế
17:09 | 17/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng giấy in tiền polymer nhập khẩu có được giảm thuế GTGT?
16:40 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón dựa trên lợi ích lâu dài, tổng thể
14:00 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Loại cần trục gây khó khăn trong xác định chính xác mã số mặt hàng
13:15 | 15/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Còn nhiều hạn chế trong quy trình và sổ tay nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
10:42 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Bãi bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ phải đảm bảo phù hợp thông lệ quốc tế
15:44 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Linh kiện nhập khẩu kèm theo dàn ắc quy phù hợp phân loại nhóm nào?
08:59 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất cơ quan Thuế được linh hoạt áp dụng đồng thời các biện pháp cưỡng chế nợ thuế
07:50 | 13/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thường xuyên tra cứu nghĩa vụ thuế tránh bị bất ngờ tạm hoãn xuất cảnh
14:13 | 12/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics