Cẩn thận "vỡ mộng" điện mặt trời
Đến ngày 31/5, đã có 50 nhà máy điện mặt trời đi vào vận hành với tổng công suất lắp đặt là 2.481,4 MW . Ảnh: N.Thanh. |
Truyền tải chật vật
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN): Với nhu cầu điện tăng trưởng khoảng 10%/năm, Việt Nam cần bổ sung khoảng 3.500- 4.000 MW công suất nguồn điện mới mỗi năm. Tuy nhiên, trong 2 năm tới, sẽ chỉ có khoảng 2.000- 2.500 MW nguồn điện truyền thống và khoảng 4.000 MW năng lượng tái tạo với tính chất không ổn định được bổ sung vào hệ thống. Thực tế này gây không ít khó khăn trong việc vận hành hệ thống điện để cân đối cung- cầu, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. |
Theo Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, chỉ trong 3 tháng 4, 5, 6, dự kiến có tới 88 NMĐ mặt trời đóng điện hòa lưới nếu đủ điều kiện vận hành theo quy định. Đây là một kỷ lục trong lịch sử ngành điện lực Việt Nam. Trước đó, suốt 65 năm xây dựng và phát triển của ngành điện, tổng số chỉ có 147 nhà máy có công suất đạt từ 30 MW trở lên đã hòa lưới và vận hành.
Số liệu mới nhất cập nhật từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy: Đến ngày 31/5, đã có 50 NMĐ mặt trời đi vào vận hành với tổng công suất lắp đặt là 2.481,4 MW với sản lượng đã phát trong tháng 5 là 185,33 triệu kWh. Dự kiến, sẽ có hơn 30 nhà máy điện mặt trời vào vận hành trong tháng 6. Đến nay, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia đã chuẩn bị các phương án thi công đấu nối và thử nghiệm các NMĐ mặt trời; chuẩn bị nguồn dự phòng riêng cho miền Trung và miền Nam tùy theo khả năng của các dự án năng lượng tái tạo; có chế độ vận hành phù hợp các đường dây 500 kV, giám sát chất lượng điện năng... đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện.
Ông Nguyễn Đức Ninh- Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia cho hay: Việc đóng điện hàng loạt NMĐ mặt trời với tỷ lệ đa số các NMĐ tập trung ở khu vực miền Nam sẽ góp phần bổ sung nguồn điện, giảm bớt sự thiếu hụt về năng lượng ở miền Nam. Tuy nhiên, thực tế, việc đóng điện, nghiệm thu, công nhận chứng nhận vận hành thương mại (COD) các NMĐ mặt trời gặp không ít khó khăn bởi nhiều quy định, căn cứ pháp lý chưa cập nhật, theo kịp với tốc độ thực tế phát triển các dự án điện mặt trời đang diễn ra quá nhanh. Ngoài ra, việc các dự án điện mặt trời chủ yếu tập trung tại 6 tỉnh ở miền Trung, miền Nam cũng gây áp lực rất lớn cho khả năng tải lượng điện phát ra từ điện mặt trời lên lưới. Nhiều công trình lưới điện đấu nối lưới điện khu vực rơi vào tình trạng đầy, quá tải.
Thách thức nữa còn đến từ câu chuyện, tỷ trọng năng lượng tái tạo tăng cao nhưng lại có đặc tính không ổn định. Thống kê của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia về các dự án điện mặt trời đã vận hành cho thấy: Công suất phát có thể thay đổi từ 60-80% trong khoảng thời gian chỉ 5-10 phút. Các biến động xảy ra ngẫu nhiên theo điều kiện thời tiết. Các dự án trong cùng một khu vực thường biến động đồng thời. Trong khi đó, đặc điểm vận hành hệ thống điện luôn cần duy trì cân bằng giữa nguồn và tải. Với sự biến thiên công suất như vậy, hệ thống điện luôn cần phải duy trì một lượng công suất dự phòng điều chỉnh tần số tương ứng, gây khó khăn và tăng chi chí trong công tác vận hành. "Đây là thách thức lớn, trong bối cảnh hệ thống điện Việt Nam còn rất ít nguồn dự phòng”, ông Nguyễn Đức Ninh nhấn mạnh.
Giá điện đắt đỏ
Bên cạnh những khó khăn chất chồng kể trên, sòng phẳng mà nói, giá điện mặt trời cũng là yếu tố đặt ra nhiều lo ngại. Theo Quyết định 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, mức giá điện mặt trời khoảng 2.086 đồng/kWh (tương ứng 9,35 cent/kWh, điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD) và kéo dài tới 20 năm. Đây là mức giá cao hơn nhiều giá nguồn điện khác. Tuy nhiên, đó mới là mức giá mà EVN mua của chủ đầu tư nhà máy điện mặt trời. Giá điện đến tay người tiêu dùng, tính đúng, tính đủ còn phải kể tới các nguồn chi phí gồm truyền tải, phân phối và nguồn dự phòng.
EVN tính toán, chỉ nói riêng về các dự án Trang trại điện mặt trời, chi phí truyền tải và phân phối hiện nay khoảng 410 đồng/kWh. Để truyền tải năng lượng mặt trời từ các dự án này đến khách hàng tiêu thụ cuối cùng ứng với hệ số công suất bằng 1/3 nguồn truyền thống thì tổng chi phí truyền tải ước tính 1.230 đồng/kWh, tương ứng 5,2 cent. Bên cạnh đó, khi vận hành điện mặt trời, EVN phải có thêm chi phí dịch vụ hệ thống. Chi phí này liên quan đến các nguồn dự phòng hệ thống do tính không điều khiển được (đứt quãng) của năng lượng mặt trời. Điều đó có nghĩa là, khi điện mặt trời “sụp” công suất vì mây che hay giông lốc, thì phải có nguồn điện dự phòng phát lên lưới để bù đắp. Nếu dự phòng bằng điện khí thì chi phí gấp đôi điện mặt trời, còn dự phòng bằng nguồn điện chạy dầu diesel thì khá đắt đỏ. Chi phí cho 1 kWh điện chạy bằng dầu diesel là khoảng trên 5.000 đồng. Đối với hệ thống điện Việt Nam, tư vấn ELIA - Bỉ đã tính toán lượng dự phòng cho năm 2025 khoảng 1.250 MW (ứng với sai số dự báo nguồn năng lượng tái tạo là 5%), với chi phí cho dịch vụ dự phòng khoảng 1,3 cent/kWh. "Như vậy, tổng hợp các yếu tố trên, ngoài giá phải trả cho chủ đầu tư (2.086 đồng/kWh), chi phí hệ thống tăng thêm ít nhất 5,5 cent/kWh. Tính đầy đủ các yếu tố, giá điện mặt trời đến tay người tiêu dùng khoảng 3.500 đồng/kWh (khoảng 14,95 cent/kWh)", EVN tính toán.
Xung quanh câu chuyện vận hành nguồn điện mặt trời, Phó Tổng giám đốc EVN Ngô Sơn Hải cho biết: EVN đã đề xuất với Chính phủ bổ sung phát triển các dự án lưới điện, đồng thời đôn đốc các đơn vị đẩy nhanh tiến độ, thi công các công trình lưới điện liên quan, góp phần giải toả công suất các NMĐ mặt trời. Bên cạnh đó, EVN cũng đã chỉ đạo Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia nghiên cứu, đề xuất các phương án vận hành tối ưu, linh hoạt trong việc huy động các nguồn điện, đảm bảo vận hành hệ thống điện an toàn, liên tục, ổn định... Về mặt giá điện sau thời điểm tháng 6/2019, EVN cho rằng nên thực hiện cơ chế đấu thầu với mức giá trần theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Ngày 11/4/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Quyết định có hiệu lực thi hành hết tháng 6/2019. Để tiếp nối triển khai các cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời, Bộ Công Thương đã "chắp bút" Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam. Cụ thể, Dự thảo Quyết định đề xuất phân vùng cường độ bức xạ để tính toán cơ chế giá hỗ trợ cố định (FIT) như sau: Vùng 1: 3,36-3,98 kWh/m2/ngày; vùng 2: 3,99-4,61 kWh/m2/ngày; vùng 3: 4,62-5,23 kWh/m2/ngày; vùng 4: bao gồm 6 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk hiện đang bị quá tải về lưới điện, vì vậy đề xuất áp dụng tính giá FIT với cường độ bức xạ khoảng 5,1 kWh/m2/ngày. Biểu giá mua điện mặt trời như sau: Dự án điện mặt trời nổi: Vùng 1 (2.281 đồng/kWh); vùng 2 (1.963 đồng/kWh); vùng 3 (1.758 đồng/kWh); vùng 4 (1.655 đồng/kWh), tương đương lần lượt là 9,98 cent/kWh; 8,95 cent/kWh; 7,69 cent/kWh; 7,24 cent/kWh. Dự án điện mặt trời mặt đất: Vùng 1 (2.102 đồng/kWh); vùng 2 (1.809 đồng/kWh); vùng 3 (1.620 đồng/kWh); vùng 4 (1.525 đồng/kWh), tương đương 9,20 cent/kWh; 7,91 cent/kWh; 7,09 cent/kWh; 6,67 cent/kWh. Dự án điện mặt trời mái nhà: Vùng 1 (2.486 đồng/kWh); vùng 2 (2.139 đồng/kWh); vùng 3 (1.916 đồng/kWh); vùng 4 (1.803 đồng/kWh), tương đương 10,87 cent/kWh; 9,36 cent/kWh; 8,38 cent/kWh; 7,89 cent/kWh. Giá mua điện được áp dụng cho hệ thống điện mặt trời mái nhà có ngày vận hành thương mại trong giai đoạn từ ngày 1/7/2019 đến ngày 31/12/2021 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại. |
Tin liên quan
HSBC cho vay 593 tỷ đồng phát triển nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo 6
15:24 | 08/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Intech Energy sẽ tài trợ 3 hệ thống điện mặt trời mỗi năm cho các điểm trường vùng cao
19:29 | 14/05/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bộ Công Thương lý giải vì sao đề xuất điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu giá 0 đồng
10:47 | 30/04/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics