Cần sửa đổi quy định xử lý vi phạm kinh doanh rượu nhập lậu
Theo Bộ Quốc phòng, trong 5 năm thi hành Điều 5 và Điều 6 Thông tư liên tịch số 36/2012/TTLT-BCT-BCA-BTP-BYT-TANDTC-VKSNDTC ngày 7/12/2012 của Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn xử lý vi phạm về kinh doanh rượu lậu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá nhập lậu (gọi tắt là Thông tư liên tịch 36) đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền áp dụng xử lý hiệu quả, đúng quy định của pháp luật đối với tang vật bị tịch thu là rượu lậu. Đồng thời đã hạn chế cơ bản tình trạng rượu không có nguồn gốc, kém chất lượng thâm nhập vào thị trường nội địa.
Thống kê trong 2 năm 2015 và 2016, các lực lượng của Bộ Quốc phòng trực tiếp phát hiện và phối hợp với các lực lượng, cơ quan chức năng tiến hành bắt giữ và xử lý tổng số 22 vụ với 26 đối tượng, tịch thu 3.598 chai rượu nhập lậu với tổng giá trị trên 1,6 tỷ đồng.
Theo Bộ Công Thương, trong 2 năm 2015 và 2016, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, xử lý 344 vụ, tổng trị giá tang vật bị tịch thu trên 5 tỷ đồng, với tổng số lượng rượu tiêu hủy trên 27.207 chai các loại. Tuy nhiên, thực tế qua công tác kiểm tra mặt hàng rượu ngoại nhập lậu được lực lượng Quản lý thị trường phát hiện chủ yếu trên khâu lưu thông, đa phần không xác định được chủ sở hữu, số lượng hàng hóa trong một vụ vi phạm thường nhỏ lẻ hoặc nhãn hiệu rượu trong vụ việc không đồng nhất.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 36 thì rượu nhập lậu bị tịch thu trong một vụ vi phạm buộc phải tiêu hủy trong các trường hợp sau: Không có nhãn hiệu, không xác định được nhà sản xuất hoặc có số lượng dưới 100 đơn vị sản phẩm. Trường hợp có số lượng từ 100 đơn vị sản phẩm trở lên được giám định theo quy định nhưng có tối thiểu 1 đơn vị sản phẩm có thành phần, chỉ tiêu, hàm lượng không phù hợp thì bị tiêu hủy.
Trường hợp số lượng rượu nhập lậu bị tịch thu từ 100 đơn vị sản phẩm trở lên, giám định có thành phần, chỉ tiêu, hàm lượng phù hợp với thành phần, chỉ tiêu, hàm lượng tương ứng của sản phẩm rượu đối chứng cùng loại do nhà sản xuất chính thống cung cấp và phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng của Việt Nam hoặc phù hợp với quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thì được bán đấu giá.
Theo đánh giá của Bộ Quốc phòng, thực tiễn áp dụng các quy định rượu nhập lậu là chưa phù hợp với thực tiễn xử lý đối với loại hàng hóa này, gây lãng phí cho xã hội và nhà nước. Bên cạnh đó, việc lấy mẫu giám định tối thiểu 0,5% số lượng rượu bị tịch thu cũng không hợp lý, gây tốn kém cho chi phí lấy mẫu giám định. Bộ Quốc phòng cho rằng, có vụ việc tang vật rượu nhập lậu bị tịch thu cùng chủng loại, một nhãn hiệu, được đóng gói thống nhất như nhau, cùng ký mã hiệu, cùng dung tích, cùng nhà máy sản xuất, có hình thức bên ngoài giống nhau thì việc lấy quá nhiều mẫu đối với vụ việc này là không cần thiết.
Mặt khác, trước khi gửi mẫu giám định đối với mặt hàng rượu nhập lậu, các lực lượng chức năng cần có thông tin của nhà sản xuất để đối chứng, xác định xem có phải là rượu do cơ sở sản xuất hay không, nếu đúng cơ sở sản xuất mới giám định theo thành phần, hàm lượng, chỉ tiêu của cơ sở để xác định sự phù hợp với quy chuẩn quốc gia. Trong khi đó, đối với rượu nhập lậu thường được sản xuất bằng nhiều nguồn và từ nhiều nước khác nhau, việc tra cứu thông tin hoặc liên hệ với nhà sản xuất là rất khó khăn đối với lực lượng chức năng. Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất về kho hàng, phương tiện bảo quản đối với rượu nhập lậu ở nhiều địa phương còn nhiều hoặc có nhưng không đủ điều kiện đặc thù đảm bảo chất lượng sản phẩm rượu theo quy định.
Cũng theo nhiều UBND các tỉnh, thành phố và các đơn vị hải quan địa phương, hiện các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Thông tư liên tịch 36 đã hết hiệu lực thi hành. Do đó, để việc xử lý rượu nhập lậu đảm bảo phù hợp với thực tế, tránh lãng phí trong việc sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện tiêu hủy và thất thoát tài sản thuộc sở hữu nhà nước, đồng thời thống nhất việc áp dụng quy định pháp luật của các lực lượng thực thi, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thay thế Thông tư liên tịch 36.
Đối với quy định về xử lý rượu nhập lậu bị tịch thu, trong trường hợp giảm số lượng đơn vị rượu nhập lậu bị tịch thu buộc tiêu hủy, Bộ Công Thương đề nghị đơn vị được giao chủ trì soạn thảo xem xét, cân nhắc quy định tỷ lệ % mẫu lấy giám định đối với các mức số lượng bị tịch thu khác nhau để phù hợp với thực tế. Ngoài ra, cần quy định cụ thể các thành phần, chỉ tiêu, hàm lượng cơ bản tối thiểu cần phải giám định đối với rượu nhập lậu bị tịch thu để làm cơ sở cho đơn vị xử lý có căn cứ giám định phù hợp, chính xác.
Cũng theo Bộ Quốc phòng, đơn vị soạn thảo cần sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định cụ thể đối với việc xử lý rượu nhập lậu bị tịch thu, quy định bán đấu giá tang vật cũng như xem xét cân nhắc quy định tỷ lệ % mẫu lấy giám định đối với các mức số lượng bị tịch thu khác nhau để phù hợp với thực tế.
Tin liên quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
08:48 | 23/12/2024 Multimedia
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
08:43 | 23/12/2024 Hải quan
Hải quan Móng Cái tiếp tục giữ vị trí quán quân chỉ số năng lực cạnh tranh
10:56 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu nỗ lực để sẵn sàng triển khai hiệu quả mô hình tổ chức mới
09:46 | 21/12/2024 Hải quan
Hải quan Tây Ninh: Hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao
21:48 | 20/12/2024 Hải quan
Đảng bộ Cục Hải quan Quảng Ninh thực hiện thắng lợi, toàn diện mọi mặt công tác
20:53 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Nam Giang đưa máy soi hành lý vào hoạt động
18:25 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy theo chủ trương đề ra
16:20 | 20/12/2024 Hải quan
PHOTOS: Nhọc nhằn đường lên cửa khẩu quốc tế Nam Giang
16:05 | 20/12/2024 Hải quan
Cao Bằng: Hải quan Tà Lùng thu ngân sách hơn 770 tỷ đồng tăng 38%
14:50 | 20/12/2024 Hải quan
Hải quan Lạng Sơn bám sát thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ được giao
14:17 | 20/12/2024 Hải quan
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 2: Đòi hỏi cấp thiết về hệ thống công nghệ thông tin mới
07:47 | 20/12/2024 Hiện đại hóa hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
Doanh nghiệp đồng thuận, đánh giá cao hỗ trợ của Hải quan Quảng Ngãi
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics