Cần nhận diện, phân tích rủi ro trước khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính). |
TPDN giảm áp lực cung ứng vốn cho nền kinh tế
Theo ông Nguyễn Hoàng Dương, mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) là để tạo ra sự cân bằng giữa thị trường tín dụng ngân hàng - một kênh cung ứng vốn truyền thống của thị trường tài chính Việt Nam và kênh huy động vốn thông qua thị trường vốn.
“Thị trường vốn là thị trường trung và dài hạn, nếu chúng ta phát triển thị trường vốn sẽ giảm tải áp lực về cung ứng vốn cho nền kinh tế từ hệ thống các tổ chức tín dụng”, ông Dương nói.
Tuy nhiên, theo ông Dương, trong thời gian vừa qua, thị trường TPDN của Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh, đây là một xu hướng rất tốt. Nhưng cùng với sự phát triển đó đặt ra cho cơ quan quản lý cũng như thị trường cần có sự quan tâm đến những rủi ro mới phát sinh, những vấn đề lưu tâm trong quản lý, giám sát thị trường.
Thời gian qua, Bộ Tài chính đã rất nỗ lực cho việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến việc phát triển thị trường trái phiếu. Theo đó, Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ lộ trình phát triển thị trường trái phiếu, trình Chính phủ ban hành các Nghị định về TPDN phù hợp với từng thời kỳ và kèm theo đó là các giải pháp quản lý cũng như các giải pháp phát triển thị trường.
Bộ Tài chính cũng đã chủ động tạo các kênh để cung cấp thông tin cho nhà đầu tư. Cụ thể, từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 163/NĐ-CP về phát hành TPDN thì Sở GDCK Hà Nội (HNX) đã thiết lập Cổng thông tin về TPDN tại HNX, qua đây có thể khai thác những thông tin liên quan đến thị trường TPDN mà trước đây chúng ta không có, đặc biệt là đối với TPDN riêng lẻ.
Về vai trò của nhà đầu tư và việc vì sao phải phân biệt phát hành TPDN ra công chúng và phát hành riêng lẻ, ông Dương cho biết, đối với phát triển thị trường vốn, việc phát triển cơ sở nhà đầu tư là rất quan trọng và việc đa dạng hóa các loại hình nhà đầu tư tham gia vào thị trường sẽ giúp thị trường phát triển.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư đều có khẩu vị đầu tư và có sự chấp nhận các rủi ro khác nhau, do đó mỗi loại hình nhà đầu tư thì sẽ có những sản phẩm đầu tư phù hợp và diễn tiến của việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với thị trường trái phiếu DN của Việt Nam cũng gắn với thực tế phát triển này.
Khung khổ pháp lý mới để giảm rủi ro cho nhà đầu tư
Làm rõ vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Dương cho hay, trước đây, theo quy định của Luật Chứng khoán 2010, nhà đầu tư cá nhân không chuyên nghiệp cũng được đầu tư TPDN phát hành riêng lẻ.
“Nhưng khi thị trường có bước phát triển nhanh và lượng nhà đầu tư cá nhân tham gia lớn, chúng tôi đánh giá sẽ có những rủi ro nếu nhà đầu tư không có khả năng đánh giá hết những rủi ro của TPDN, đặc biệt là những nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ. Do vậy, cơ quan quản lý đã cụ thể hóa chính sách mới vào Luật Chứng khoán 2020, theo đó, việc phát hành TPDN riêng lẻ sẽ chỉ dành cho những nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, là những người có khả năng đánh giá nhận biết được những rủi ro khi đầu tư, còn việc phát hành trái phiếu ra công chúng thì dành cho tất cả công chúng đầu tư”, ông Dương nói.
Thông tin về quy định chào bán hai loại hình TPDN, ông Dương cho biết, việc phát hành ra công chúng sẽ được cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thẩm định hồ sơ để cấp phép chào bán.
Điều kiện phát hành trái phiếu ra công chúng yêu cầu DN bắt buộc phải có lãi, đối tượng mua bao gồm cả nhà đầu tư chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, cá nhân chuyên nghiệp, cá nhân không chuyên.
Theo quy định tại Luật Chứng khoán 2020, từ 1/1/2023, TPDN ra công chúng bắt buộc phải có đánh giá tín nhiệm. Trái phiếu sau khi phát hành sẽ được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Còn đối với phát hành TPDN riêng lẻ, cơ quan quản lý nhà nước không cấp phép chào bán như đối với phát hành TPDN ra công chúng, giới hạn chỉ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được mua và giao dịch trái phiếu riêng lẻ.
Các đợt phát hành TPDN riêng lẻ phải được tư vấn bởi công ty chứng khoán và DN phát hành phải đáp ứng các điều kiện phát hành, công bố thông tin đầy đủ theo quy định và đặc biệt là công bố thông tin về mục đích huy động vốn trái phiếu.
Bên cạnh đó, khung khổ pháp lý mới cũng quy định rõ về ba đối tượng là nhà đầu tư chuyên nghiệp, mức xử phạt với những hành vi vi phạm quy định về đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Về vấn đề phát triển thị trường TPDN thời gian tới có thể sẽ có những rủi ro bởi nhà đầu tư cá nhân tham gia quá nhiều và các DN phát hành quá nhiều TPDN, nếu thị trường có biến động, DN gặp khó khăn thì một cục nợ lớn sẽ chờ phía trước, ông Nguyễn Hoàng Dương cho biết, để xử lý những rủi ro của thị trường thì phải làm sao để đưa nhà đầu tư tiếp cận đúng với khẩu vị rủi ro của họ.
“Tôi cho rằng, khi nhà đầu tư đã được đào tạo để hiểu biết, nhận diện được rủi ro, nếu DN không tốt phát hành trái phiếu mà chỉ có lãi suất cao thôi thì nhà đầu tư sẽ không đầu tư”, ông Dương nói.
Ông cũng cho biết, với những nhà đầu tư chuyên nghiệp là ngân hàng, công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư thì dù DN phát hành có nâng lãi suất lên cao đến bao nhiêu, họ vẫn phải theo một quy trình nhận định đánh giá rủi ro để quyết định việc mua TPDN.
Như vậy, đối tượng đáng lo ở đây là nhà đầu tư cá nhân, khi họ không hiểu biết thì họ vẫn mua trái phiếu và DN vẫn phát hành được, lúc đó đúng là cục nợ sẽ tích lũy dần và to dần lên.
Do đó, ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước, ông Dương cho rằng, cần làm thế nào để nhà đầu tư cá nhân nhận diện được rủi ro, phân tích rủi ro trước khi họ tham gia đầu tư vào sản phẩm tài chính nói chung và các sản phẩm TPDN nói riêng.
Tin liên quan
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Lên các kịch bản điều hành giá phù hợp cho năm 2025
21:32 | 07/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng gửi thư chúc mừng năm mới 2025
10:46 | 01/01/2025 Tài chính
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì sức hấp dẫn
19:13 | 31/12/2024 Chứng khoán
10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2024
10:20 | 31/12/2024 Chứng khoán
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Dùng AI để phát hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán
15:14 | 13/12/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu Chính phủ: Thực hiện tốt chức năng huy động cho đầu tư phát triển
19:54 | 05/12/2024 Chứng khoán
Việt Nam- Trung Quốc hợp tác, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán
15:24 | 26/11/2024 Chứng khoán
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt
10:25 | 22/10/2024 Chứng khoán
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng
09:34 | 22/10/2024 Chứng khoán
Vốn ngoại đang đảo chiều?
15:43 | 11/10/2024 Tài chính
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics