Cần luật riêng để hòa giải thương mại
Nâng cao hiệu quả hòa giải, đối thoại sẽ giảm bớt áp lực cho tòa án | |
Ra mắt Trung tâm Hòa giải Việt Nam | |
Tăng cường khung pháp luật về trọng tài và hòa giải thương mại |
Hội thảo “Hòa giải thương mại: Lựa chọn hiệu quả cho giải quyết tranh chấp”. Ảnh: H.Dịu |
Ngày 19/6, tại Hà Nội, Trung tâm Hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phối hợp với Trung tâm Hòa giải thương mại quốc tế Việt Nam (VICMC) tổ chức hội thảo “Hòa giải thương mại: Lựa chọn hiệu quả cho giải quyết tranh chấp”.
Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Trọng tài và Hòa giải thương mại Việt Nam 2020 (VAW2020).
Theo bà Nguyễn Thị Mai, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp, xu thế quốc tế đang hướng nhiều hơn việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải. Vì thế, Nghị quyết 02 của Chính phủ về nâng cao năng lực cạnh tranh hàng năm đều có yêu cầu nâng bậc xếp hạng chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Ngoài ra, Nghị định 22/2017/NĐ-CP về Hòa giải thương mại ra đời cùng với Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 với Chương 33 về Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án đã tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành, phát triển dịch vụ hòa giải thương mại.
Vì thế, trong 3 năm qua, hòa giải thương mại đã bắt đầu được doanh nghiệp lựa chọn để sử dụng, Việt Nam hiện có 10 trung tâm hòa giải thương mại.
VMC thống kê, qua hơn 2 năm thành lập, Trung tâm đã nhận 7 đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại với tổng trị giá tranh chấp lên đến hơn 1.000 tỷ đồng tập trung trong các lĩnh vực hàng hải, xây dựng và sở hữu trí tuệ.
Thời gian giải quyết trung bình của một tranh chấp dao động trong khoảng vài tháng tính từ khi VMC nhận được yêu cầu hòa giải cho đến khi các bên nhận được văn bản về kết quả hòa giải thành.
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Minh Hằng, Tổng Thư ký VICMC, hoạt động hòa giải thương mại chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa doanh nghiệp, như tính kỷ luật yếu, thói quen tùy tiện trong kinh doanh, tầm nhìn hạn hẹp, thiếu tính sáng tạo, xem nhẹ “chữ tín”… có thể dẫn tới quy trình hòa giải bị kéo dài.
Chính vì thế, ngoài việc “chuyên nghiệp hóa” các hoạt động kinh doanh, đại diện Bộ Tư pháp khuyến nghị, các bên trong quan hệ hợp đồng cần thực hiện quyền lực của mình trước khi nhờ đến quyền lực nhà nước là Tòa án, đưa ra những điều khoản bắt buộc về sử dụng hòa giải thương mại trong các hợp đồng, xây dựng điều khoản mẫu về giải quyết tranh chấp…
Cùng với vấn đề trên, ông Phan Trọng Đạt, Phó giám đốc thường trực VMC cho biết, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến phương thức hòa giải thương mại, nhưng các doanh nghiệp mong muốn có những quy định pháp lý rõ ràng hơn cho hoạt động này, cũng như phải tăng cường chất lượng của các trung tâm hòa giải và hòa giải viên.
Đồng quan điểm, theo Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch VIAC, để hòa giải thương mại phát triển và là lựa chọn của doanh nghiệp trong việc giải quyết tranh chấp thì hành lang pháp lý cho vấn đề hòa giải cần được nâng lên ở tầm Luật định.
Luật sư Nguyễn Trung Nam cũng đề xuất đẩy mạnh hoạt động đào tạo về hoà giải và cấp chứng chỉ, sớm thành lập Viện hoà giải quốc tế Việt Nam nhằm chuẩn hoá các hoạt động đào tạo về hoà giải tại Việt Nam. Đồng thời, cần tăng cường quảng bá, giới thiệu về các lợi ích của hình thức giải quyết tranh chấp bằng hoà giải đối với các giới luật sư, trọng tài viên, doanh nghiệp, các hiệp hội ngành nghề và các thành phần khác…
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp cần chủ động tuân thủ tốt pháp luật hải quan
18:30 | 09/10/2024 Hải quan
Rào cản thể chế sẽ tác động bất lợi đến sản xuất kinh doanh
17:00 | 09/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics