Cần hoàn thiện khung pháp lý để thu hút vốn đầu tư chất lượng cao cho dự án PPP
TPHCM giải ngân vốn đầu tư công còn chậm | |
Nhiều giải pháp thúc đẩy, giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn ODA vẫn đạt thấp |
Hội thảo thu hút nhà đầu tư tham dự. Ảnh: T.H |
Đánh giá về hiệu quả đầu tư theo hình thức PPP, ông Châu Việt Bắc, Phó Tổng thư ký Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam cho biết, đầu tư theo hình thức PPP là một trong những xu thế nổi bật ở giai đoạn hiện nay trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa và khu vực hóa ngày càng sâu rộng hơn.
Theo thống kê, TPHCM đang quản lý 22 hợp đồng dự án với tổng mức đầu tư gần 65.000 tỷ đồng, 166 dự án đang thực hiện theo hình thức PPP. Số lượng dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP khoảng 293 dự án trên tất cả các lĩnh vực giao thông, môi trường, y tế, văn hóa, giáo dục và các lĩnh vực khác với tổng mức đầu tư dự kiến là 910.426 tỷ đồng.
Theo các chuyên gia, thời gian vừa qua, với việc Luật Đầu tư theo phương thức PPP được ban hành và có hiệu lực, các cơ quan, doanh nghiệp đã có nhiều kỳ vọng hơn trong quá trình thu hút nguồn vốn và triển khai các dự án PPP. Sự xuất hiện của Luật này đã tạo nên hành lang pháp lý đảm bảo cho các bên tham gia thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng, củng cố tính hiệu quả, ổn định lâu dài khi thực hiện dự án.
Đánh giá về khả năng huy động vốn của Việt Nam, ông Trương Trọng Nghĩa, Trọng tài viên, Trung tâm trọng tài quốc tế cho biết, Việt Nam có quy mô nền kinh tế còn chưa lớn, khả năng tích lũy hạn chế, nhưng ngân sách nhà nước phải dành 5,7% GDP để đầu tư cơ sở hạ tầng, cao nhất ở Đông Nam Á và cao hơn Ấn Độ. Việc duy trì đầu tư mức độ cao cho kết cấu hạ tầng ảnh hưởng đến bảo đảm cân đối vĩ mô, đến phát triển chung của toàn nền kinh tế. Đồng thời, việc đầu tư lớn cho kết cấu hạ tầng dẫn đến gây áp lực đối với trần nợ công cao.
Bên cạnh những lợi ích to lớn, không thể phủ nhận một thực tế là hiện nay, việc triển khai các dự án PPP vẫn còn một số tồn tại, bất cập khiến các nhà đầu tư cảm thấy lưỡng lự, băn khoăn khi quyết định “chung tay với nhà nước”. Do gặp vướng mắc ở nhiều khâu, từ khâu lựa chọn dự án, thông tin dự án, thủ tục hành chính cho đến các cơ chế, nên nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư nước ngoài cũng dần cân nhắc hơn, cẩn trọng hơn khi chọn đầu tư vào các dự án PPP.
Không chỉ vậy, nhiều dự án PPP cũng trở nên kém hấp dẫn với nhà đầu tư do thiếu các công cụ chia sẻ rủi ro dự án, giải quyết tranh chấp giữa các bên tham gia thực hiện dự án. Nhà đầu tư cũng chưa cảm nhận được sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đánh giá của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, các tranh chấp liên quan đến dự án PPP đang ngày càng tăng, tính chất cũng dần phức tạp hơn, dẫn đến nhiều thiệt hại về cả vật chất và uy tín của các bên.
Để thực hiện một dự án PPP hiệu quả, bên cạnh các yếu tố về tính chất dự án, tài chính, nguồn lực, nhà đầu tư cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng về những rủi ro có thể phát sinh để có phương án kiểm soát hiệu quả, hạn chế tối đa các tranh chấp không đáng có.
Để phát huy những lợi thế mà PPP mang lại, các chuyên gia kiến nghị, việc cải thiện môi trường đầu tư, khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách hết sức cần thiết và cấp bách. Việt Nam đã xây dựng được một khung khổ pháp lý tương đối phục vụ cho việc triển khai các dự án PPP. Tuy nhiên, qua thời gian vận hành, thực tế cho thấy, nhiều điểm, quy định đã bộc lộ những hạn chế khiến doanh nghiệp thấy không phù hợp.
Do đó, việc điều chỉnh, hoàn thiện khuôn khổ cơ sở pháp lý, rà soát lại khó khăn để có thể kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, tồn đọng cho doanh nghiệp, thu hút mạnh mẽ hơn nguồn vốn từ các nhà đầu tư chất lượng. Bên cạnh đó, để bảo vệ cho các bên trong quá trình thực hiện dự án PPP, việc tạo lập cơ chế kiểm soát, chia sẻ rủi ro, xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp, cũng cần được chú trọng.
Tin liên quan
Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp
08:20 | 22/11/2024 Hải quan
Lạng Sơn ưu tiên thu hút dự án thương mại, đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
10:56 | 15/11/2024 Kinh tế
Hải quan Hòn Gai thu hút 153 doanh nghiệp mới
11:05 | 30/09/2024 Hải quan
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics