Cần chính sách đặc thù tạo sức bật cho mía đường Việt Nam
“Chặn” đường Thái bán phá giá, mía đường trong nước khởi sắc | |
Áp thuế chống bán phá giá đường Thái, đường Việt tăng sức bật | |
Ngành Mía đường Việt Nam lắng nghe kinh nghiệm của các nước |
Bà con nông dân thu hoạch mía. Ảnh minh họa: TTXVN |
Đường nhập khẩu áp đảo
Theo báo cáo “Chuỗi cung ngành mía đường Việt Nam: Thực trạng và một số khía cạnh về phát triển bền vững” do Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) phối hợp với Tổ chức Forest Trends công bố mới đây, với diện tích trồng mía hiện tại khoảng 151.000 ha, tương ứng sản lượng khoảng 7,66 triệu tấn mía và 0,77 triệu tấn đường, Việt Nam đứng thứ tư tại Đông Nam Á (sau Thái Lan, Indonesia, Philippines) và thứ 15 trên thế giới về diện tích trồng mía. Khâu sản xuất mía là khâu đầu tiên của chuỗi cung, với sự tham gia chủ yếu khoảng trên 126.000 nông hộ ở nhiều vùng trên cả nước.
Trong giai đoạn 2017-2020, bình quân mỗi năm Việt Nam NK 1,2-1,8 triệu tấn đường. Trong đó, NK chính ngạch chiếm từ gần 30-90% trong tổng lượng NK, tùy theo từng năm; phần còn lại (10- 70%) là đường nhập lậu. Đường NK cả chính ngạch và nhập lậu chủ yếu có nguồn gốc từ Thái Lan, được nhập vào Việt Nam thông qua đường bộ từ Campuchia và Lào. |
Ông Nguyễn Văn Lộc, quyền Tổng Thư ký VSSA cho biết, điểm đáng chú ý là, những năm gần đây ngành mía đường Việt Nam có xu hướng suy giảm... Diện tích trồng mía giảm mạnh, năng suất mía đi xuống, số lượng nhà máy đường phải đóng cửa hoặc giải thể, ngừng hoặc thu hẹp hoạt động, nhiều hộ chuyển đổi cây mía sang các loại cây trồng khác. Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và lượng cung đường nội địa. Các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự suy giảm này là do ngành mía đường bước vào hội nhập chính thức. Cánh cửa thị trường nội địa mở rộng cho dòng đường NK với mức giá cạnh tranh khốc liệt với giá đường sản xuất trong nước.
Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) chính thức có hiệu lực với mặt hàng đường tại Việt Nam từ 1/1/2020, cho phép đường của các nước trong khối ASEAN, đặc biệt từ Thái Lan (cường quốc sản xuất đường) được NK vào Việt Nam với mức thuế từ 0 - 5%. Ngoài ra, Việt Nam còn NK từ 67.000 - 190.000 tấn đường lỏng sirô ngô (HFCS) cũng đang tạo áp lực cạnh tranh rất lớn lên sản xuất trong nước.
“Bên cạnh nguyên nhân này còn phải kể đến việc một số quốc gia, đặc biệt là Thái Lan, vẫn duy trì các chính sách bán phá giá và trợ giá sản xuất đường trong nước, từ đó dẫn đến mức giá XK thấp. Mức giá thấp trong bối cảnh hội nhập làm cho luồng NK tràn vào Việt Nam, không chỉ qua kênh chính ngạch mà cả qua kênh nhập lậu. Ngành sản xuất đường trong nước không cạnh tranh được với luồng cung NK này”, ông Lộc nhấn mạnh.
Xây dựng chính sách đặc thù liên kết chuỗi
Ngoài “cơn lốc” đường NK, theo ông Cao Anh Đương, quyền Chủ tịch VSSA, hiện nay đang tồn tại một số vấn đề có tác động trực tiếp đến tính bền vững của ngành. Đó là tình trạng thiếu các chính sách hoặc các chính sách chưa đủ mạnh, chưa hiệu quả nhằm khuyến khích áp dụng cơ giới hóa, cải thiện giống mía và quy trình canh tác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành mía ở những vùng có lợi thế, duy trì và mở rộng diện tích trồng mía, đảm bảo nguồn cung cho chế biến đường; quy hoạch/định hướng gắn kết vùng trồng mía nguyên liệu với phát triển hệ thống nhà máy chế biến đường; kiểm soát tình trạng nhập lậu và gian lận thương mại xuyên biên giới các sản phẩm đường; định hướng phát triển nguồn mía nguyên liệu chất lượng cao.
“Chính sách quản lý ngành mía đường của nhà nước còn mang tính tình thế, nhiều bất cập, rời rạc và thiếu đồng bộ, chưa tạo được sự cân bằng đối với các quốc gia láng giềng. Hiện, còn thiếu chính sách về tỷ lệ chia sẻ lợi ích giữa nông dân và nhà máy cũng như chính sách kiểm soát giá mía, đường và sự minh bạch trong phân tích xác nhận chữ đường và tỷ lệ tạp chất”, ông Đương nói.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Tổ chức Tổ chức Forest Trends nhìn nhận, nhằm giúp ngành mía đường nâng cao sức cạnh tranh, hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai trước tiên cần xây dựng chính sách đặc thù về liên kết chuỗi. Hình thành liên kết chuỗi không chỉ đơn giản là nhà máy đường và hộ dân trồng mía tự nguyện tham gia vào liên kết mà còn đòi hỏi vai trò quan trọng của Nhà nước. Chính sách này cần quy định rõ ràng về tỷ lệ phân chia lợi ích giữa người trồng mía và các bên tham gia chuỗi cung, đặc biệt là các nhà máy. “Cần đảm bảo lợi ích của người dân ở mức 60 - 70%. Mô hình về tỷ lệ phân chia này đã thành công tại các quốc gia như Thái Lan, Philippines và Indonesia”, ông Phúc thông tin thêm.
Nội dung quan trọng tiếp theo được ông Tô Xuân Phúc đề cập tới là phải nâng cao sức cạnh tranh trong khâu sản xuất; nâng cao sức cạnh tranh trong chế biến và tiêu thụ. Hình thức cạnh tranh không lành mạnh đang diễn ra phổ biến giữa các DN chế biến trong ngành, bao gồm cả hệ thống thương lái cấu kết với các DN trong việc tranh mua bán nguồn mía nguyên liệu. Nâng cao cạnh tranh trong khâu chế biến đòi hỏi các hoạt động cạnh tranh của các nhà máy và hệ thống thương lái lành mạnh và minh bạch hơn. Chính quyền địa phương có thể đưa ra các quy định với sự tham vấn đầy đủ của các bên liên quan trong các hoạt động thu mua chế biến của các nhà máy và hệ thống thương lái.
Ông Cao Anh Đương nhấn mạnh yếu tố tăng cường kiểm soát đường NK, đặc biệt là đường nhập lậu. Kiểm soát hiệu quả đường nhập lậu tạo cơ hội trong việc mở rộng NK theo đường chính ngạch và thúc đẩy sản xuất trong nước. Các cơ chế kiểm tra giám sát cả ở cấp Trung ương và địa phương cần quyết liệt hơn, bao gồm cả việc xử phạt nghiêm minh đối với các hình thức vi phạm, kể cả đối với cán bộ quản lý.
“Ngoài ra, cũng cần thiết lập ngay hệ thống mã QR code truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm đường và bắt buộc yêu cầu tất các nhà sản xuất, XK, NK đường và phân phối đường ở Việt Nam phải tham gia hệ thống này, tích hợp với hệ thống truy xuất nguồn gốc quốc gia và quốc tế. Điều này nhằm kiểm soát chặt chẽ nguồn đường NK, tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng chống buôn lậu đường và Quản lý thị trường kiểm soát, kiểm tra và xử phạt các gian lận thương mại đường nhập lậu”, ông Cao Anh Đương bày tỏ quan điểm.
Tin liên quan
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
10:14 | 24/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Ô tô nhập khẩu có chiều hướng giảm
15:55 | 21/12/2024 Xe - Công nghệ
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
09:10 | 24/12/2024 Kinh tế
Cửa khẩu thông minh - “chìa khóa” để Lạng Sơn cất cánh
08:50 | 24/12/2024 Kinh tế
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
Hiện đại hóa hải quan: Từ VNACCS đến Hải quan số. Bài 3: Chuyển đổi số toàn diện trong lĩnh vực Hải quan
Nhóm hàng nhập khẩu đầu tiên cán mốc 100 tỷ USD
Cạnh tranh khốc liệt, thêm một hãng xe điện Trung Quốc phải tái cơ cấu
Nền kinh tế Hàn Quốc đứng trước nhiều thách thức trong năm 2025
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics