Cần chế tài cụ thể để thúc đẩy doanh nghiệp giảm phát thải khí nhà kính
Nâng cao kiến thức về báo cáo khí nhà kính cho doanh nghiệp niêm yết | |
Việt Nam luôn tích cực, chủ động giảm phát thải nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu |
Ông Nguyễn Sỹ Linh, Trưởng ban Ban Biến đổi khí hậu và các vấn đề toàn cầu, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. |
Xin ông chia sẻ thông tin về tình hình phát thải cacbon của Việt Nam và liệu Việt Nam có thực hiện được mục tiêu trung hoà phát thải cacbon vào năm 2050 như đã cam kết?
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã thực hiện 5 lần kiểm kê phát thải khí nhà kính. Trong đó, 3 lần gần nhất là năm 2010, 2014 và 2016. Đối với số liệu của năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện thẩm định lần cuối và sẽ công bố trong thời gian sớm. Như vậy, số liệu năm 2016 là số liệu chính thức và cập nhật nhất đến thời điểm hiện nay về phát thải khí nhà kính của Việt Nam. Theo đó, mức phát thải của Việt Nam là khoảng 316 triệu tấn, còn số liệu của năm 2020 sẽ được công bố chính thức trong thời gian tới sẽ cao hơn con số là 316 triệu tấn đó.
Với mức phát thải 316 triệu tấn, Việt Nam đang đứng số 27 trong số các nước có lượng phát khí nhà kính lớn trên thế giới và đứng thứ tư trong khu vực Đông Nam Á chỉ sau Singapore, Indonesia và Malaysia. Trong đó, năng lượng vẫn là lĩnh vực phát thải chính của Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050, Việt Nam đã ban hành 3 chính sách quan trọng. Thứ nhất là đề án thực hiện cam kết tại COP 26 của Chính phủ theo Quyết định 888/QĐ-TTg ngày 25/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ hai là Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến 2050 được phê duyệt tại Quyết định 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là văn bản đầu tiên đề cập đến mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam ngoài cam kết tại COP 26, trong đó đã đề cập đến các mục tiêu về giảm phát thải đến năm 2030 và mục tiêu giảm phát thải đến 2050 cùng những giải pháp rất cụ thể cho từng lĩnh vực phát thải chính.
Thứ ba là Kế hoạch hành động giảm phát thải khí metan đến năm 2030, được phê duyệt tại Quyết định 942/QĐ-TTg ngày 5/8/2022, với mục tiêu đến năm 2030 sẽ giảm 30% lượng khí metan so với mức năm 2020. Cần lưu ý rằng khí metan là một trong những loại khí nhà kính và một đơn vị khí metan tương đương với khoảng 280 đơn vị cacbon, tức là khí này gây ra nguy cơ về nóng lên toàn cầu rất cao.
3 văn bản trên quy định rất cụ thể về chính sách, định hướng chung để góp phần đạt được mục tiêu giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
Bên cạnh đó, Việt Nam là nước thứ ba tham gia vào thỏa thuận chuyển dịch năng lượng công bằng, sau Nam Phi và Indonesia. Qua đó đã huy động được khoảng 15,5 tỷ USD vốn vay ưu đãi và vốn vay ngắn hạn để giúp Việt Nam chuyển dịch năng lượng theo hướng ít phát thải cacbon hơn. Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thay mặt Chính phủ xây dựng đề án để thực hiện thỏa thuận về chuyển dịch năng lượng công bằng JETP.
Như vậy, ở góc độ Chính phủ đã có những hành động về mặt chính sách. Nhưng để thực hiện được mục tiêu về phát thải ròng về 0 thì rất cần có thêm vai trò của DN và từng người dân. Trong đó người dân cần giảm tiêu dùng và chuyển sang tiêu dùng theo hướng bền vững. DN cần chuyển đổi sang sử dụng các loại năng lượng ít phát thải hơn hoặc sử dụng công nghệ cacbon thấp.
Ông đánh giá như thế nào về những công nghệ mà các DN đang sử dụng để giảm cacbon?
Tùy vào quy mô DN và lĩnh vực công nghiệp mà DN có thể áp dụng các công nghệ khác nhau. Nhưng theo tôi, trong giai đoạn trước mắt các DN nên thực hiện các biện pháp về sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, cùng với đó là thúc đẩy các quy trình sản xuất tuần hoàn và giảm thiểu chất thải cũng như kéo dài vòng đời sản phẩm. Còn về công nghệ để giảm phát thải khí nhà kính thì các DN Việt Nam sẽ cần có nhiều thời gian để chuẩn bị về mặt tài chính cũng như về quản trị để có thể áp dụng được giải pháp.
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, từ năm 2025, DN sẽ phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, Bộ Tài nguyên và Môi trường có giải pháp gì hướng dẫn hoặc hỗ trợ DN để thực hiện kiểm kê, thưa ông?
Để giảm phát thải thì phải xây dựng được cơ sở dữ liệu hay nói đúng hơn là hiện trạng về phát thải của DN, từ đó mới đề xuất được giải pháp. Để hỗ trợ DN trong hoạt động này, hiện tổ chức JICA của Nhật Bản đang hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện việc tập huấn, đào tạo liên quan đến kiểm kê khí nhà kính cho DN. Bên cạnh đó, các DN và các công ty tư vấn cũng cung cấp những khóa đào tạo cho DN để thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Thông qua các chương trình đó cũng cần thực hiện tuyên truyền, phổ biến các luật về bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.
Do đó, các DN và cả chính quyền các địa phương cần phải chủ động tham gia các chương trình đào tạo này. Bởi có thể tại một số địa phương sẽ có rất nhiều DN thuộc danh mục bắt buộc phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính và giảm phát thải khí nhà kính. Theo đó, Chính phủ, chính quyền địa phương, DN và các cơ quan dịch vụ tư vấn cũng như cơ quan nghiên cứu phải cùng nhau song hành thì mới thực hiện được mục tiêu này.
Hiện khung pháp lý đã quy định chế tài về vấn đề này như thế nào, thưa ông?
Hiện nay, Nghị định 06/2022/NĐ-CP ngày 7/1/2022 Quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon cũng như một số quy định của Luật Bảo vệ môi trường đã từng bước đưa ra những chế tài, song vẫn chưa có mức cụ thể. Tuy nhiên, hiện đây vẫn là một vấn đề mới và tương đối là thách thức đối với cả DN và cơ quan quản lý, nên tôi nghĩ việc đưa ra Nghị định 06 và Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/1/2022 quy định danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính đã một bước tiến rất lớn rồi. Song để nâng cao hiệu quả thì vẫn cần có chế tài cụ thể hơn. Tôi hy vọng trong những lần sửa đổi hoặc cập nhật sau thì sẽ có quy định cụ thể hơn để DN thấy được những cái được và mất khi thực hiện hoặc không thực hiện quy định về giảm phát thải khí nhà kính.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1
16:46 | 09/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng và hoàn thiện thể chế để thực sự là "đột phá của đột phá" năm 2025
19:17 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm
16:29 | 08/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics