Cải tiến biểu giá bán lẻ điện: Ai lợi, ai thiệt?
Cải tiến biểu giá điện sinh hoạt bậc thang không phải là điều chỉnh giá điện mà chỉ xem xét lại các bậc thang giá điện sinh hoạt cho phù hợp với thực tế sử dụng điện. Ảnh: Nguyễn Thanh. |
0,46 triệu khách hàng bị thiệt
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho hay, để xem xét các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt, Bộ Công Thương đã cho thống kê thực tế sản lượng điện của các khách hàng trong thời gian vừa qua. Theo đó, khoảng hơn 1,2 triệu khách hàng dùng dưới 50 kWh/tháng; khoảng trên 18 triệu khách hàng, chiếm 72% tỷ lệ khách hàng dùng từ 50-300 kWh/tháng, tương ứng khoảng 60% tổng sản lượng. Số khách hàng trên 700 kWh/tháng so với lần khảo sát năm 2015 đã tăng lên đáng kể, chiếm khoảng 1,7%, với sản lượng tiêu thụ khoảng 13%.
Trên cơ sở báo cáo của EVN, ý kiến của các chuyên gia, hiệp hội, Bộ Công Thương đã nghiên cứu, kiểm tra và đề ra 5 phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện; trong đó, có phương án 1 bậc (tất cả các khách hàng sinh hoạt áp dụng chung 1 mức giá), 3 bậc, 4 bậc và 5 bậc. Riêng phương án 5 bậc có 2 phương án khác nhau. Việc thay đổi các bậc thang này phải bám sát với mức giá điện sinh hoạt bình quân đã được phê duyệt. Như vậy, việc cải tiến biểu giá điện sinh hoạt bậc thang thực chất không phải là điều chỉnh giá điện mà chỉ xem xét lại các bậc thang giá điện sinh hoạt cho phù hợp với thực tế sử dụng điện hiện nay của các khách hàng.
"Với mỗi phương án đưa ra, Bộ Công Thương đều có tính toán, so sánh về số tiền khách hàng ở mỗi bậc thang phải chi trả so với phương án 6 bậc đang được áp dụng. Tất cả các phương án được đưa ra đều có ưu điểm là giảm số bậc thang so với quy định hiện hành. Tuy nhiên, các phương án 1 bậc, 3 bậc, 4 bậc đều có nhược điểm chung là các khách hàng ở mức thấp đều phải trả nhiều tiền hơn, còn khách hàng sử dụng nhiều điện lại phải trả ít đi", ông Tuấn nói.
Cụ thể, với phương án 1 bậc, 2 bậc và 3 bậc, các khách hàng sử dụng dưới 300 kWh/tháng, chiếm tỷ lệ 87% khách hàng lại bị thiệt. Điều này không thực hiện được mục tiêu là khuyến khích người dân sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả; đồng thời ngân sách nhà nước cũng phải hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ chính sách bị tăng lên. Trong khi đó, phương án được Bộ Công Thương đề xuất lựa chọn là 5 bậc lại khắc phục được các nhược điểm nêu trên. Hàng chục triệu khách hàng sử dụng dưới 300 kWh/tháng được hưởng lợi và trả tiền điện thấp hơn, đặc biệt là các hộ nghèo, chính sách tiếp tục được nhà nước hỗ trợ, khoảng 1,8 triệu hộ với tổng số tiền hỗ trợ khoảng trên 1.000 tỷ đồng/năm như hiện nay. Ở chiều ngược lại, với phương án này, các hộ khách hàng sử dụng điện nhiều trên 700 kWh/tháng sẽ bị thiệt. Tổng số có 0,46 triệu khách hàng, chiếm 1,8% tổng số khách hàng phải trả cao hơn.
Vì sao dùng càng nhiều giá càng cao?
Trên thực tế, khi biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt cải tiến được đưa ra lấy ý kiến, không ít quan điểm bày tỏ sự quan tâm ở góc độ tại sao điện lại trái ngược với các mặt hàng khác, dùng càng nhiều phải trả mức giá càng cao?
Về điều này ngay từ khi tham gia góp ý cho "Đề án Cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện Việt Nam" tại hội thảo do EVN tổ chức giữa tháng 5/2019, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội thẩm định giá đã phân tích: Dùng càng nhiều càng phải trả giá cao hơn thực chất là logic kinh tế đi từ đặc trưng của hệ thống điện. Phương thức đó là để giải bài toán về chi phí sản xuất điện, kể cả ở thời điểm bình thường và cả thời kỳ gia tăng phụ tải cao điểm; phải huy động các nguồn điện có giá thành khác nhau đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
"Dùng càng nhiều điện trả tiền càng nhiều với giá càng cao chính là cách ứng xử về giá đáp ứng với yêu cầu khách quan của quy luật khan hiếm tài nguyên, mà quy luật này lại hoạt động trong một thị trường độc quyền có kiểm soát, chứ không phải ở hình thái thị trường cạnh tranh”, ông Thỏa nói. Vị Chủ tịch Hội thẩm định giá nhấn mạnh: Điện là loại tài nguyên được chuyển hóa từ nhiều loại tài nguyên không tái tạo sang. Các loại tài nguyên này không phải là vô tận, thậm chí có loại đang cạn kiệt dần (dầu, than, khí đốt tự nhiên,... ) dẫn đến điện không phải là nguồn tài nguyên vô tận mà sử dụng lãng phí.
Xung quanh câu chuyện cải tiến biểu giá bán lẻ điện, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết thêm: Việc cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt lần này giữ nguyên mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bình quân đã được ban hành theo Quyết định 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 về điều chỉnh mức giá bán lẻ điện. Vì vậy, việc điều chỉnh cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt lần này chỉ với mục đích là điều chỉnh lại cơ cấu cho phù hợp nhất với thực tế sử dụng điện sinh hoạt của các khách hàng, không làm thay đổi mức giá bán lẻ điện bình quân sinh hoạt.
"Hiện Bộ Công Thương đã có văn bản gửi xin ý kiến rộng rãi tới 155 đơn vị bao gồm các UBND tỉnh, các bộ, ngành, hiệp hội ngành hàng... Trên cơ sở các ý kiến đóng góp từ các đơn vị, Bộ Công Thương sẽ tổng hợp và hoàn chỉnh phương án, báo cáo và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo. Sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định, Bộ Công Thương sẽ ban hành biểu giá mới", lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực nói.
Bộ Công Thương đề xuất 5 phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt gồm 1, 3, 4 và 5 bậc (phương án 5 bậc có 2 kịch bản). Kịch bản 1, giá điện sinh hoạt bao gồm 5 bậc thang (thay vì 6 bậc thang như hiện hành). Trong đó, giá điện bậc 1 (cho 0 - 100 kWh) giữ như mức giá bậc 1 theo biểu giá hiện hành; bậc 2 mới từ 101 - 200 kWh; bậc 3 mới từ 201 - 400 kWh; bậc 4 mới từ 401 - 700 kWh; bậc 5 từ 701 kWh trở lên. Kịch bản 2, giá bán lẻ điện bình quân cho sinh hoạt không đổi; gộp bậc 1 và bậc 2 với giá điện giữ nguyên theo bậc 1 nhằm đảm bảo Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội không thay đổi. Phần doanh thu thiếu được bù vào bậc trên 700 kWh. Giá điện của bậc 201 - 400 kWh được gộp theo giá bình quân của bậc 4 (201 - 300 kWh) và bậc 5 (từ 301 - 400 kWh) của giá điện cũ. Theo Bộ Công Thương: Kịch bản 1 có mức tăng giá điện giữa các bậc ở mức hợp lý; đảm bảo toàn bộ số hộ có mức sử dụng điện dưới 700 kWh (chiếm 98,2% tổng số hộ) có mức tiền điện không tăng hoặc giảm khi áp dụng biểu giá điện mới nên tác động khi áp dụng kịch bản này là nhỏ hơn so với phương án 5 bậc, kịch bản 2. Ngoài ra, mức chênh lệch giữa bậc thang cuối và bậc thang đầu là phù hợp với xu thế của các nước trên thế giới nhằm khuyến khích các hộ có mức sử dụng điện lớn sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Bộ Công Thương kiến nghị lựa chọn Phương án 5 bậc, kịch bản 1 để áp dụng. |
Tin liên quan
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Công Thương khuyến cáo người dân dự trữ nhu yếu phẩm đủ dùng
13:45 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần rõ nguyên tắc áp dụng danh mục mặt hàng kiểm tra an toàn thực phẩm
09:45 | 27/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ vướng mắc thực hiện gỡ thẻ vàng IUU
08:30 | 26/11/2024 Kinh tế
7 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực mang về 234,5 tỷ USD
20:41 | 25/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sản xuất bền vững sẽ mang lại lợi thế cho hồ tiêu và gia vị Việt Nam
18:35 | 25/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu của Việt Nam vào Philippines tăng gần 24% sau 10 tháng
11:55 | 25/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vĩnh Phúc gỡ rào cản để xanh hóa nền kinh tế
20:14 | 24/11/2024 Kinh tế
Dệt may, da giày cần trợ lực để xanh hóa chuỗi cung ứng
08:11 | 24/11/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi toàn diện Luật Thuế thu nhập cá nhân
EU chính thức khiếu nại lên WTO việc Trung Quốc áp thuế rượu mạnh
Thị trường ôtô châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi rõ rệt
Hai kịch bản về cách AI tác động đến tăng trưởng thương mại toàn cầu
Tháo gỡ vướng mắc thực hiện gỡ thẻ vàng IUU
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics