Khẩn trương triển khai Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chuyên ngành
![]() |
Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành chủ trì cuộc họp với các đơn vị triển khai Đề án. |
Cụ thể hóa các nhiệm vụ
Để cụ thể hóa các nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính đã giao Tổng cục Hải quan triển khai xây dựng Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Quyết định 38/QĐ-TTg, đồng thời Tổng cục Hải quan cũng phân công nhiệm vụ để triển khai Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính.
Tại cuộc họp, Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành yêu cầu các đơn vị tham mưu cần thảo luận làm rõ, đóng góp ý kiến về các nhiệm vụ cần triển khai, các công việc phối hợp, kết quả đầu ra…
Theo Phó Tổng cục trưởng, Quyết định 38/QĐ-TTg với nhiều nội dung cải cách lớn, trong đó có vai trò trực tiếp của cơ quan Hải quan, do đó, Tổng cục Hải quan phải xây dựng kế hoạch rất chi tiết, cụ thể với các phần việc phải làm.
Cụ thể các nhóm nội dung cần có gồm: Nhóm phối hợp thực thi; nhóm xây dựng Nghị định; nhóm công nghệ thông tin; nhóm quản lý rủi ro; nhóm quy trình thủ tục; nhóm nhân lực…
Trên cơ sở những định hướng, cũng như ý kiến tham gia của các đơn vị, Phó Tổng cục trưởng Mai Xuân Thành yêu cầu Cục Giám sát quản lý về hải quan sớm hoàn chỉnh kế hoạch báo cáo Bộ Tài chính.
5 nhóm giải pháp triển khai Mô hình mới
Tại Quyết định 38/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lương, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu đặt ra 5 nhóm giải pháp triển khai Mô hình mới.
Thứ nhất, giải pháp về hoàn thiện cơ sở pháp lý, cần xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu để thực hiện phương án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu.
Thứ hai, giải pháp về hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, nâng cấp, bổ sung một số chức năng của hệ thống công nghệ thông tin để đáp ứng các yêu cầu sau: tự động xác định đối tượng hàng hóa thuộc hoặc không thuộc diện miễn kiểm tra; được áp dụng hoặc không được áp dụng phương thức kiểm tra giảm/kiểm tra thông thường trên cơ sở các nguyên tắc kiểm tra được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật.
Kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động nhập khẩu, với những thông tin cơ bản bao gồm: hồ sơ kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; tờ khai hải quan; kết quả đánh giá sự phù hợp; kết quả kiểm tra của các cơ quan kiểm tra; danh mục các mặt hàng phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; thông tin liên quan đến vi phạm của doanh nghiệp trong quá trình hậu kiểm.
Công khai, minh bạch các thông tin về chất lượng hàng hóa với những thông tin cơ bản sau: danh mục các mặt hàng phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; kết quả kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra; danh sách hàng hóa được áp dụng phương thức kiểm tra giảm/kiểm tra thông thường, từ đó xác định hàng hóa không đủ điều kiện để được áp dụng phương thức kiểm tra giảm/kiểm tra thông thường mà phải áp dụng phương thức kiểm tra chặt.
Đồng thời tích hợp Hệ thống thông quan tự động hải quan với Cổng thông tin một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, trong đó: kế thừa phần thiết kế các chức năng xử lý dữ liệu thuộc hệ thống xử lý chuyên ngành và chuyển luồng dữ liệu từ Cổng thông tin một cửa quốc gia trực tiếp tới hệ thống thông quan hải quan, các hệ thống chuyên ngành tiếp tục chia sẻ thông tin hiện có và chia sẻ thêm thông tin thông quan từ phía cơ quan Hải quan để phục vụ công tác quản lý nhà nước của các bộ quản lý ngành.
Nâng cấp Cổng thông tin một cửa quốc gia, hệ thống thông quan tự động và hệ thống quản lý rủi ro để bổ sung các tính năng mới (Kết nối và chia sẻ hồ sơ, dữ liệu cho các bên liên quan; phân luồng kiểm tra chuyên ngành kết hợp với phân luồng kiểm tra hải quan; cung cấp các chỉ dẫn cho doanh nghiệp để thực hiện các công đoạn trong kiểm tra chuyên ngành kết hợp với kiểm tra hải quan...).
Thứ ba, giải pháp về nguồn lực thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Đề án đặt ra yêu cầu nâng cao năng lực kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu của cơ quan Hải quan. Theo đó cơ cấu, tổ chức lại nhân lực của cơ quan Hải quan để thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu.
Phối hợp với các bộ quản lý ngành, lĩnh vực đào tạo, hướng dẫn cho công chức hải quan để đảm bảo chuyên môn thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu.
Chuẩn hóa quy trình, thủ tục, trang bị bổ sung máy móc, thiết bị của cơ quan hải quan để đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất lượng hàng hóa, kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định. Các công việc cần triển khai gồm: rà soát, chuẩn hóa năng lực, quy trình nghiệp vụ của các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định; tăng cường năng lực của các đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm định, phân tích, giám định,... của cơ quan Hải quan đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với tổ chức chứng nhận sự phù hợp, được công nhận hoạt động, chỉ định để tham gia thực hiện chứng nhận/giám định hàng hóa.
Thứ tư, giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Trong đó thực hiện hoàn thiện cơ chế áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm.
Xây dựng, nâng cấp các chức năng của hệ thống công nghệ thông tin phục vụ thu thập thông tin, phân tích, đánh giá rủi ro, đối với hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm.
Thứ năm, giải pháp tăng cường phối hợp, kết nối, chia sẻ thông tin giữa khâu kiểm tra trước thông quan và khâu kiểm tra sau thông quan, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực tăng cường cảnh báo đối với hàng hóa có rủi ro, nguy cơ về chất lượng, an toàn thực phẩm, kịp thời thông báo cho cơ quan hải quan để ngăn chặn, phòng ngừa ngay tại cửa khẩu.
Đồng thời thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, trung tâm quản lý rủi ro liên ngành, thông tin về việc kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm trước thông quan được công khai, minh bạch để các cơ quan kiểm tra thuộc bộ quản lý ngành, lĩnh vực thực hiện thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tại khâu lưu thông trên thị trường nội địa.
Tin liên quan

Sửa Thông tư quy định về nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà
07:30 | 13/05/2025 Cần biết

TS. Phan Hữu Thắng: Ứng phó thuế đối ứng từ Mỹ cần chính sách thương mại linh hoạt, chủ động
12:32 | 10/05/2025 Nhịp sống thị trường

Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
10:39 | 08/05/2025 Chính sách thuế, hải quan

Khôi phục mở thông tàu khách liên vận quốc tế qua cửa khẩu Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng
15:57 | 13/05/2025 Hải quan

Gần 24.400 lượt xe chở hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Chi Ma
14:43 | 13/05/2025 Hải quan

3 đóng góp nổi bật của Hải quan khu vực III với sự phát triển của Hải Phòng
10:31 | 13/05/2025 Hải quan

Hệ thống eCustomsV5 đã hoạt động ổn định
08:23 | 13/05/2025 Hải quan

Hải quan Vạn Gia tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác hải quan
16:24 | 12/05/2025 Hải quan

Đề xuất bãi bỏ các trường thông tin không cần thiết trên Nền tảng Cửa khẩu số
16:22 | 12/05/2025 Hải quan

Chi cục Hải quan khu vực XVII: Đồng hành, tiếp sức doanh nghiệp bứt phá
13:44 | 12/05/2025 Hải quan

Lãnh đạo Hải quan khu vực III kiểm tra công tác giám sát trên địa bàn
20:54 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan khu vực VI: Một tháng thu thuế XNK được gần 1.371 tỷ đồng
20:17 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan khu vực IV đối thoại với Hiệp hội doanh nghiệp
11:25 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan cửa khẩu Bắc Phong Sinh lắng nghe góp ý của doanh nghiệp
10:40 | 09/05/2025 Hải quan

Tạm dừng hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan đối với 10 công ty
10:26 | 09/05/2025 Hải quan

Hải quan Ninh Bình thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu
10:23 | 09/05/2025 Hải quan
Tin mới

Cần mạnh dạn giao doanh nghiệp nội triển khai các dự án trọng điểm

SelectUSA 2025 - Cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, mở rộng đầu tư tại Mỹ

Khởi tố nguyên Cục trưởng An toàn thực phẩm liên quan vụ sản xuất, buôn bán hàng giả tại Công ty MediPhar

Rộng cửa xuất khẩu cá tra sang Brazil

Mỹ không áp thuế chống bán phá giá đối với ống thép Hòa Phát

(INFOGRAPHICS): Chế tài xử phạt hộ kinh doanh không thực hiện chuyển đổi áp dụng HĐĐT từ máy tính tiền
08:00 | 10/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Nga đạt hơn 1 tỷ USD trong quý đầu năm
16:42 | 05/05/2025 Infographics

Hải quan khu vực nào có thể phải điều chỉnh theo địa bàn tỉnh, thành mới?
16:22 | 06/05/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng