Cách nào săn cơ hội tỷ USD tại thị trường Trung Đông?
Việt Nam có cơ hội lớn trong xuất khẩu các sản phẩm Halal. Ảnh minh họa: ST |
Nhiều tiềm năng
Thông tin về thị trường sản phẩm công nghiệp Halal tại khu vực châu Phi - Trung Đông, bà Nguyễn Minh Phương, Trưởng phòng Tây Á, châu Phi - Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, đây là một thị trường có tiềm năng lớn cho hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam. Theo thống kê, chi tiêu của người Hồi giáo cho thực phẩm hàng năm khoảng 1.400 tỷ USD; tổng kim ngạch thương mại thực phẩm Halal của các nước thành viên OIC là 444,7 tỷ USD.
“Ước tính năm 2030, số người theo đạo Hồi trên thế giới vượt ngưỡng 2 tỷ người, hứa hẹn một thị trường rộng lớn tiêu thụ các sản phẩm Halal”, bà Nguyễn Minh Phương nhấn mạnh.
Hiện ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của các nước Trung Đông - châu Phi kém phát triển, rất nhiều sản phẩm chế biến phục vụ nhu cầu của người dân khu vực này chủ yếu từ nguồn nhập khẩu. Chính vì vậy, thị trường sản phẩm Halal rất tiềm năng cho doanh nghiệp Việt Nam khai thác.
Hơn nữa, do những lợi ích cho sức khỏe, môi trường nên hiện nay nhu cầu về sản phẩm Halal không chỉ phổ biến với những người theo đạo Hồi mà ngày càng nhiều thị trường lớn trên thế giới như: Hoa Kỳ, châu Âu... gia tăng nhập khẩu sản phẩm Halal để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Điểm đáng chú ý là so với mặt bằng chung giá cả sản phẩm thông thường thì giá sản phẩm Halal thường cao hơn từ 5-10% và những người tiêu dùng mong muốn sử dụng sản phẩm Halal sẵn sàng chi trả cho những sản phẩm này.
Tuy nhiên, để có thể thâm nhập thành công và cạnh tranh được với các nguồn cung đối thủ khác tại khu vực châu Phi - Trung Đông, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần tìm hiểu, nắm bắt những tập quán kinh doanh, quy định thị trường.
Ông Trần Trọng Kim, Bí thư thứ nhất, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Ả Rập xê út cho hay, Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu các sản phẩm Halal bởi thị trường này vẫn còn nhiều dư địa. Các thị trường quan trọng ở châu Á - Thái Bình Dương có nhu cầu rất cao đối với các sản phẩm Halal. Còn Bắc Phi và Trung Đông cũng là thị trường tiềm năng do phần đông dân số thuộc các quốc gia này theo đạo Hồi.
Trong khi đó, ông Lê Châu Hải Vũ, Chuyên gia tư vấn xây dựng chất lượng thực phẩm Halal, Giám đốc Công ty CP Consultech nhìn nhận, hiện nay tuy có những tín hiệu tăng trưởng khả quan về xuất khẩu nông sản sang Trung Đông nhưng hàng nông sản Việt Nam vẫn còn chưa tạo được thương hiệu mạnh và phải chịu cạnh tranh gay gắt với hàng nông sản của các quốc gia khác.
Chẳng hạn, tại khu vực Trung Đông nhập khẩu hàng nông sản chủ yếu từ châu Âu, Mỹ và một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan... Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Israel là những nước sản xuất nông nghiệp lớn với nhiều sản phẩm nông sản không chỉ xuất khẩu ra thế giới mà còn xuất khẩu vào những nước khác trong nội khối Trung Đông.
Tại thị trường UAE, các mặt hàng nông sản như gạo, hạt tiêu, hạt điều, chè, gia vị, cà phê... của Việt Nam phải cạnh tranh với Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan, Trung Quốc và Brazil...
Hiểu thị trường để cạnh tranh thành công
Theo ông Lê Châu Hải Vũ, điều đầu tiên khi doanh nghiệp muốn khai thác thị trường sản phẩm Halal đó là cần tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng về đặc điểm sản phẩm Halal và thị trường các sản phẩm này (tìm hiểu kỹ về xu hướng thị trường, sở thích của người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh...).
Khi xây dựng kế hoạch sản xuất, cung ứng sản phẩm Halal cho thị trường Trung Đông, các doanh nghiệp cần có quy trình sản xuất đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn Halal. Bên cạnh đó cần đầu tư xây dựng chiến lược kinh doanh, marketing bài bản, phù hợp với thị trường...
Tuy vậy, khi có kế hoạch xuất khẩu vào thị trường này, ông Lê Châu Hải Vũ khuyến nghị doanh nghiệp cần lưu ý các loại thuế quan. Chẳng hạn, tại UAE thuế quan được sửa đổi liên tục. Vì vậy, các doanh nghiệp nên kiểm tra lại những nội dung này trước khi xuất khẩu. Đặc biệt, doanh nghiệp không giao dịch với đối tác yêu cầu chuyển trước phí môi giới, phí luật sư hay phí chấp thuận hợp đồng để tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
Ngoài ra, để kinh doanh thành công tại thị trường UAE, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu đúng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa kinh doanh của người Arab, nắm rõ thị hiếu cũng như những vấn đề nhạy cảm về tôn giáo và văn hóa tiêu dùng, đáp ứng các tiêu chuẩn đặc thù về bao bì sản phẩm và quảng cáo.
Đặc biệt, doanh nghiệp cần liên lạc và trao đổi thường xuyên với các cơ quan đại diện ngoại giao, Thương vụ tại Trung Đông bởi đây chính là đơn vị “mở đường, đồng hành và hỗ trợ” chính thức và đại diện cho Việt Nam.
Với thị trường Ả Rập Xê Út, ông Trần Trọng Kim cho biết, trước tình hình thực tế khi xung đột tại Biển Đỏ vẫn đang gia tăng, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị hiếu thị trường, quy định sở tại về quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ động gửi mẫu sản phẩm quảng bá, trưng bày tại Thương vụ và Đại sứ quán.
Theo ông Trần Trọng Kim, Ả Rập Xê Út đang hướng tới cuộc sống xanh, lành mạnh và phát triển môi trường bền vững. Do đó, những sản phẩm organic, thân thiện với môi trường bắt đầu được đánh giáo cao và đang có nhu cầu trong trong thời gian tới. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu sản xuất theo hướng này để gia tăng giá trị xuất khẩu. Ngoài ra, cần xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm của mình bên cạnh việc bán hàng, đóng bao bì, in nhãn mác theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10
09:41 | 22/11/2024 Xe - Công nghệ
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
“Thủ phủ” xuất khẩu đồ gỗ trước nhiều cơ hội bứt phá
13:30 | 20/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024
10:33 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô
09:03 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Triển vọng xuất khẩu tôm thời điểm cuối năm
08:41 | 20/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Mỹ tăng nhập khẩu tôm trước thông tin tăng thuế
21:37 | 19/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics