Facebook Twitter youtube Tiktok

Cách đón mừng năm mới của các nước trên Thế giới

Năm mới đến, người dân khắp nơi trên thế giới tổ chức đón mừng. Câu đầu tiên mà mọi người đều nói khi gặp nhau vào ngày đầu tiên của năm mới, đó là “Chúc mừng năm mới”.

cach don mung nam moi cua cac nuoc tren the gioi

Tết năm mới tại Mỹ.

Năm mới, với mọi người ở các nước khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Không phải năm mới ở đâu cũng phảng phất hương vị cây thông và tuyết trắng. Ở mỗi nước khác nhau có những cách chào đón năm mới theo các phong tục truyền thống riêng. Có bao nhiêu dân tộc là có bấy nhiêu phong tục năm mới, từ ngắm pháo hoa đến thưởng thức các món ăn đặc biệt. Phong tục một số nước khá lạ như người Thái té nước vào nhau, người Mexico và Venezuela ăn 12 quả nho khi đồng hồ điểm 12 tiếng...

Các dân tộc trên thế giới đều có những ngày Tết độc đáo của riêng mình. Hãy cùng khám phá những phong tục diễn ra trong những ngày tết ở các nước trên thế giới, để phần nào hiểu thêm về con người, văn hoá và lối sống ở những nơi ta sẽ ghé qua.

1. Tết năm mới tại Mỹ

Năm mới, người Mỹ thường đi thăm hỏi gia đình, họ hàng và bạn bè hoặc tổ chức ăn uống… Tuy nhiên, ngày đầu tiên của năm mới luôn là một ngày khá tĩnh lặng với nhiều người Mỹ. Họ thường ở nhà bên người thân suốt cả ngày.

Vào đêm 31 tháng 12, hàng ngàn người Mỹ tập trung ở Quảng trường Thời Đại (Times Square). Họ đứng sát bên nhau cùng đón chờ khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Khi mọi người cùng hô to đến giây cuối cùng cũng là lúc một quả cầu thuỷ tinh đẹp mê hồn rơi xuống. Lúc quả cầu chạm đất là thời khắc mọi người hô vang lời chúc mừng năm mới: “Happy New Year!” và đồng thanh cất lên những giai điệu tuyệt vời của bài hát truyền thống ” Auld Lang Syne”, tung những mảnh giấy nhiều màu sắc lên trời.

Lễ đón năm mới truyền thống ở đây bắt đầu từ năm 1904. Năm đó, chủ nhân của toà nhà Số 1 trên Quảng trường Thời Đại đã tổ chức một bữa tiệc trên đỉnh của toà nhà này. Hiện nay, nóc của toà nhà vẫn được chọn làm điểm đặt quả cầu thuỷ tinh. Nó chứa hàng nghìn mảnh thuỷ tinh tượng trưng cho những vì sao đang cháy sáng xuyên qua bóng đêm của năm cũ.

Rất nhiều người Mỹ đón mừng năm mới với những bữa tiệc tổ chức tại gia đình hay tập trung ăn uống ở những điểm công cộng. Khi chuông đồng hồ điểm đúng 12 giờ, họ ôm hôn nhau, nhảy múa theo những điệu nhạc vui vẻ và cụng ly chúc nhau những điều tốt đẹp nhất.

Điều thú vị là ở chỗ có nhiều người mặc trang phục và ăn những đồ ăn đặc biệt. Những người mong muốn tìm thấy tình yêu thực sự thường chọn những bộ đồ màu vàng còn những người hy vọng kiếm được nhiều tiền thì mặc trang phục màu bạc.

Có những người khác lại đón chào năm mới bằng những bữa ăn ngon. Song có một điểm mà không phải ai cũng biết là họ ăn bắp cải với hy vọng nó sẽ mang đến cho mình… may mắn và tiền bạc. Ở miền nam, bữa ăn truyền thống trong năm mới gồm đậu, hành, gạo, thịt lợn muối xông khói…

2. Tết của người Anh

Tuy ở Anh lễ đón năm mới không được tổ chức long trọng như lễ Giáng sinh, nhưng vẫn có nhiều hoạt động chức mừng năm mới theo phong tục tập quán riêng. Vào đêm cuối cùng của năm cũ, người ta tụ tập ở quảng trường Trafalgar và Piccally Circus hay quanh những nơi có thể nghe được tiếng chuông đồng hồ Big Ben của thủ đô London báo hiệu năm mới đã đến. Mọi người nắm tay nhau hát bài Auld Lang Syne.

cach don mung nam moi cua cac nuoc tren the gioi

Đêm giao thừa, người Anh mang rượu và bánh ngọt đi chúc Tết. Người Anh không gõ cữa mà tiến thẳng vào nhà bạn bè hoặc người thân. Theo phong tục của người Anh, sau giao thừa, người đầu tiên bước vào nhà xông đất sẽ báo hiệu năm mới tốt lành hay xui xẻo. Nếu người khách đầu tiên là đàn ông tóc đen hoặc là người vui vẻ, hạnh phúc và giàu có thì chủ nhà cũng may mắn cả năm. Nếu người khách đầu tiên là cô gái tóc vàng nhạt hoặc là người u buồn, nghèo khó, bất hạnh chủ nhà sẽ gặp nhiều tai họa và khó khăn trong năm mới. Người đến làm khách trong đêm giao thừa trước khi nói chuyện phải cời lửa bếp lò, chúc chủ nhà "mở cửa gặp may". Bữa tiệc đón mừng năm mới bắt đầu từ 8h tối giao thừa đến sáng sớm hôm sau mới kết thúc. Nữa đêm người Anh lắng nghe tiếng chuông nhà thờ ngân vang, cùng nhau chạm cốc, hát hò và nhảy múa trong không khí tưng bừng, náo nhiệt đón mừng năm mới.

3. Tục đón tết tại Đức

Lễ đón năm mới ở Đức kéo dài trong một tuần. 15 phút trước giao thừa mọi người đều ngồi yên trên ghế, khi chuông đồng hồ điểm họ đều nhảy xuống khỏi ghế và ném một vật nặng ra phía sau coi như vứt bỏ mọi khó khăn, hoạn nạn để bước vào năm mới. Trẻ em tập hợp thành những nhóm nhạc với những chiếc kèn Harmonica và phong cầm đem đến một bầu không khí náo nhiệt trên khắp các đường phố. Người lớn thì cầm trong tay những lá cờ rực rỡ màu sắc theo sau ca hát đón chào năm mới. Ở nông thôn Đức còn lưu giữ một phong tục cổ xưa, đó là "thi leo cây". Các chàng trai thi nhau treo lên nhưng cái cây nhẵn bóng, người leo giỏi nhất được coi là "anh hùng năm mới".

cach don mung nam moi cua cac nuoc tren the gioi

Người Đức nổi tiếng là tiết kiệm, nhưng họ cũng để lại một phần các món trong các bữa ăn đầu năm mới cho đến sau nửa đêm để đảm bảo rằng năm tới đồ ăn của mình không bao giờ hết. Ngoài ra, người ta còn cho vào tủ đựng thức ăn một con cá chép vì tin rằng nó mang lại sự thịnh vượng.

Tại Đức, người ta để một giọt kim loại nóng chảy rơi vào nước lạnh và căn cứ vào hình dạng của nó mà đoán những điều sẽ xảy ra trong năm mới. Nếu là hình trái tim hoặc chiếc nhẫn thì sẽ có tin mừng về cưới xin, hình một con tàu thì sẽ phải đi xa, hình con lợn nghĩa là sẽ được thưởng thức những món ăn ngon.

4. Người Pháp với đêm giao thừa

Người Pháp dùng rượu đón năm mới, từ đêm giao thừa mọi người bắt đầu mở tiệc ăn uống đến 3/1 mới kết thúc. Sáng sớm ngày mùng 1, mọi người đều xem hướng gió, nếu là gió Nam thì năm ấy mưa thuận gió hòa, năm mới sẽ bình an, nếu là gió Tây sẽ là năm nghề cá và nghề vắt sữa bò phát đạt, nếu là gió Đông thì năm đó hoa quả được mùa, còn nếu là gió Bắc thì đó là năm mất mùa.

5. Đêm giao thừa tại đất nước Brazil

cach don mung nam moi cua cac nuoc tren the gioi

Vào đêm Giao thừa, ở khắp các thành phố trên toàn Brazil đều tổ chức tiệc mừng, đặc biệt là ở Rio de Janeiro, mọi người sẽ tới bờ biển để ngắm pháo hoa. Người Brazil thường mặc quần áo trắng với mong muốn may mắn sẽ tới vào năm mới.

Tiệc mừng năm mới thường là tiệc về tín ngưỡng nhưng ngày nay nó đã trở thành một buổi trình diễn lớn dành cho du khách lẫn người dân. Việc chuẩn bị cho bữa tiệc năm mới thường bắt đầu vào sáng ngày 31/12 của năm cũ và tới giữa đêm, pháo hoa bắt đầu bừng lên. Bữa tiệc ánh sáng kéo dài khoảng 30 phút và trong thời điểm đó, mọi người cầu nguyện những điều ước nhân dịp năm mới như tiền bạc, tình yêu, sức khoẻ. Nếu ở gần biển, sau lúc nửa đêm, mọi người thường đi nhảy sóng, thường là 7 ngọn sóng và ném hoa ra biển khi ước. Ngoài ra, một số người còn thắp nến trên bờ biển.

6. Đón tết tại Colombia

Đốt ''ông năm cũ'' là một phong tục đón năm mới ở nhiều thành phố tại Colombia. Nghi lễ này đòi hỏi sự tham gia của toàn thể gia đình. Đây là việc làm rất vui, mọi người thường làm một con búp bê nam đại diện cho năm cũ. Sau đó, họ nhồi búp bê bằng nhiều vật liệu khác nhau. Đôi lúc, họ cho vào đó pháo hoa để khi đốt trông đẹp hơn.

Ngoài ra, mọi người cùng thường nhồi búp bê bằng những thứ họ không muốn dùng nữa, các vật đem lại đau buồn hay gợi sự không vui. Tất cả sẽ được thiêu rụi cùng với năm cũ, đồng nghĩa với việc họ muốn quên đi những điều không mong muốn đã xảy ra. Thông thường, con búp bê thường mặc quần áo cũ của các thành viên trong gia đình.

Vào đêm Giao thừa, người Colombia sẽ đốt con búp bê. Hành động này biểu trưng cho việc thiêu rụi những gì không mong muốn trong quá khứ và tất cả sẵn sàng đón nhận năm mới vui vẻ. Martha Leverett, người Colombia kể.

7. Mexico

Cũng vào đêm Giao thừa, một số người, đặc biệt là phụ nữ sẽ mặc đồ lót màu đỏ - với ý nghĩa năm mới sẽ tìm được tình yêu. Ngoài ra, còn một số người sẽ xách vali đi vòng quanh nhà với hy vọng sang năm sẽ xuất ngoại. Người Mexico còn có một tập tục, ăn một loại bánh đặc biệt vào ngày 6/1. Loại bánh này có một cái lỗ ở giữa và chứa một món đồ nhỏ trong đó. Người nào nhận được chiếc bánh có món đồ ở trong sẽ phải làm một món đặc biệt vào ngày 5/2.

8. Tết tại Thuỵ Sĩ

Vào ngày cuối cùng của tháng 12, tất cả mọi người đều rất bận rộn. Tất cả các cửa hàng bán đồ ăn và rượu đều chật cứng. Dường như tất cả đều không thân thiện và mất kiên nhẫn vì việc mua sắm chiếm quá nhiều thời gian. Rốt cuộc, tới khoảng 7h tối mọi người trở về nhà, mệt bã vì công việc lẫn đi mua sắm, khó có thể đủ sức để nấu một bữa ăn thịnh soạn.

Tuy nhiên, tới 11h đêm, mọi người đều rất phấn khích, từ trong sâu thẳm, người Thuỵ sĩ cảm thấy rằng chẳng bao lâu nữa sẽ tới thời điểm nghĩ lại quá khứ và hướng tới tương lai. Khi kim đồng hồ chỉ tới số 12, chúng tôi nâng cốc và ăn bánh mỳ vì tất cả những điều tốt đẹp đã xảy ra trong năm qua. Chúng tôi ôm hôn lẫn nhau không chỉ ba lần mà rất nhiều lần. Sylvia Bopp, công dân Thuỵ Sĩ kể.

10. Tết ở nước Nga

cach don mung nam moi cua cac nuoc tren the gioi

Đất nước Nga rộng lớn bao la, nhưng dù ở đâu, đến ngày Tết, từ vùng lạnh giá đến những miền đất ấm áp, từ những làng quê xa xôi đến đất thị thành, hay tại thủ đô, nhà nhà đều tổ chức đón Tết vui vẻ, thoải mái, ấm áp tình gia đình.

Người Nga ở đâu cũng muốn được đón năm mới với cây thông Tết trong nhà. Trước năm mới, đường phố chật ních người qua lại, ai ai cũng cố kết thúc mọi việc để đón Tết thoải mái, đặc biệt lo sắm quà cho con cái và mua một cây thông thật đẹp. Có nhiều loại thông nhựa, nhưng thông thiên nhiên được quý hơn nhiều. Trang hoàng cây thông Tết là công việc thích thú của người Nga. Nhiều gia đình cha mẹ cùng con cái tiến hành, cũng có nhà chỉ có người lớn trang hoàng thông khi trẻ ngủ, để sáng mùng một, chúng có một niềm vui sướng bất ngờ: nhìn thấy trong nhà một cây thông tuyệt đẹp. Một đặc trưng nữa trong lễ Tết ở Nga là việc ông già Tuyết và bà chúa Tuyết tặng quà cho trẻ em.

11. Tại Kênia

Năm mới ở nơi đây người ta cũng đón chào cùng với cây tùng được trang hoàng đẹp. Những cư dân sống bên sông nước thì đón Tết trên nước: tắm táp, bơi thuyền. Ngày Tết, khắp nơi tưng bừng tiếng hát và tiếng nhạc. Người Kênia đãi khách bằng những bữa ăn ngon. Món ăn được mọi người thích nhất là thịt cừu xông khói và mứt.

12. Người Gana đón tết

Người Gana không đón Tết với cây thông trong nhà mà làm những ngôi nhà nho nhỏ bằng lá dừa, dùng bóng đèn trang trí, rồi dựng khắp nơi trên đường phố. Thanh niên nam nữ tới các ngôi nhà đón xuân đó, hát hò vui vẻ. Trong các căn nhà ấy, cả gia đình quây quần bên mâm cỗ. Món ăn ngày Tết được ưa thích nhất là gà trống rán. Vào lúc nửa đêm những ai cãi cọ nhau trong năm cũ, đều giải hòa với nhau, xóa đi mọi nỗi bực bội. Theo tục cũ, đúng vào lúc nửa đêm, vang lên một tiếng thét lớn. Người ta cho rằng: cần thét đuổi những gì của năm cũ. Nếu trong năm trước, gia đình gặp xui xẻo: phải la thét và khóc lóc, nếu có nhiều niềm vui - cần thét mừng. Vào 4 - 5 giờ sáng, người Gana đi thăm chúc mừng những người ruột thịt và bạn bè thân quen. Khi tới chúc mừng, họ phải kể về những bất hạnh và niềm vui của bản thân trong năm ngoái. Ngoài đường phố, người ta ca hát…

13. Tết ở nước Ý

cach don mung nam moi cua cac nuoc tren the gioi

Vào ngày 25 tháng chạp, toàn gia đình quây quần ăn bữa tiệc Tết bên cây thông Noel. Họ chờ đợi ông già Tuyết mang túi quà tới. Trong đêm giao thừa, không một ai ra đường vì có lệ, hễ chuông đồng hồ đánh xong 12 tiếng, người Ý vứt hết ra đường phố mọi đồ cũ, bàn ghế hỏng, thậm chí cả giường hỏng. Theo tập tục cũ: nếu nửa đêm giao thừa vứt hết đồ cũ, thì trong năm mới, người ta sẽ tậu được những đồ vật đó còn mới tinh. Trẻ con trước khi đi ngủ để đôi tất ở lò sưởi. Đêm đến, nàng tiên Bêphane bay qua ống khói, mang tặng phẩm tới. Khi bọn trẻ thức dậy, chúng tìm thấy quà tiên cho trong bít tất. Những bé không ngoan trong năm cũ, mỗi lần, nàng tiên không cho kẹo, mà cho một hòn than củi nhỏ xíu. Như vậy là có túi chứa nhiều, túi chứa ít cục than hơn, không có túi quà nào có kẹo mà không có than. Nàng tiên đúng là một nhà sư phạm.

14. Tết ở Ấn Độ

Tết ở Ấn Độ kéo dài trong 5 ngày, bắt đầu từ 31/10, ngày thứ tư được coi là ngày đầu tiên của năm mới. Vào dịp Tết, không ai được phép giận dỗi và nổi cáu. Ở một số vùng ở Ấn Độ, buổi sáng đầu tiên của năm mới ai cũng nước mắt lưng tròng để đón mừng năm mới. Một số nơi khác thì lại có tục nhịn ăn một ngày, một đêm. Buổi sáng đầu tiên của năm mới mọi người sau khi chúc tụng nhau, dùng một chiếc túi nhỏ đựng phấn hồng xoa lên trán người đối diện chúc cho mọi sự may mắn như ý. Thanh niên đổ mực đỏ vào súng phun nước và phun vào bạn bè, người thân.

Mọi người trang hoàng các cửa sổ và cửa lớn bằng những bóng đèn nhỏ xinh, trước ngưỡng cửa mỗi nhà trên phố, người ngoài có thể trông thấy các hình vẽ màu sắc khác nhau. Đó là dấu hiệu tượng trưng cho lòng hiếu khách. Để đón năm mới, người ta thức dậy lúc 4 - 5 giờ sáng. Những bóng đèn trang trí được bật lên, mọi người ăn mặc diện và theo tục lệ cũ, họ đi tới thăm nhà những người lớn tuổi để cầu phước lành, sự yên bình trong tâm hồn, cũng như sức khỏe. Trong ngày đầu tiên của năm mới, người ta nhớ lại quá khứ, nói những lời chúc tốt lành cho tương lai.

Vào những ngày này, người ta cầu xin vị thần của sự giàu sang và hy vọng cho họ tài lộc dồi dào hơn trong năm mới. Họ đeo những vòng hoa quanh cổ và tay trong những buổi lễ. Mỗi loại hoa tượng trưng cho một màu quan trọng trong tôn giáo. Màu hồng, màu đỏ và màu tím là tượng trưng cho thánh thần của người theo đạo Hindu còn màu vàng tượng trưng cho Chúa Trời.

15. Người Nhật Bản với tục đón tết

cach don mung nam moi cua cac nuoc tren the gioi

Ở Nhật Bản, năm mới gọi là Oshogatsu, là dịp tụ họp gia đình nên tất cả cừa hàng, văn phòng, cơ quan đều đóng cừa. Trong năm mới, người ta thường treo một vòng làm bằng rơm khô trước cừa nhà vì đó là biểu tượng của niềm vui và sự may mắn. Trong năm mới khi gặp nhau, người ta thường cười to với hy vọng sẽ vui vẻ quanh năm. Để xua tan mọi điều xui xẻo trong đêm giao thừa, người Nhật thường rung chuông 100 lần! Tết ở Nhật Bản kéo dài tới 2 tuần.

Người Nhật tổ chức ngày lễ mừng năm mới cũng vào ngày 1/1 Tây lịch như các dân tộc khác nhưng đồng thời, họ vẫn giữ niềm tin theo đạo Shinto của mình. Để đuổi tà ma, họ treo một sợi rơm ngang qua cửa nhà, tượng trưng cho sự hạnh phúc và may mắn. Khi năm mới bắt đầu, người Nhật sẽ cười thật to vì như thế may mắn sẽ tới với họ.

Cũng như tập tục cũ ở một số nước vùng Á châu, người Nhật cho rằng vào dịp Tết, thần linh cũng như những linh hồn người thân có thể về thăm, cho nên nhà cửa được dọn dẹp thật sạch sẽ và đẹp. Trước cửa mọi nhà đều có các cành thông và tre bện vào nhau tượng trưng cho sự trung thành và trường thọ, đôi khi còn có thêm cành mận. Người Nhật chuẩn bị Tết từ trước đó khá lâu. Họ có thú vui mua sắm Tết và tặng quà nhau. Hàng được sắm nhiều nhất là kimônô đẹp. Vào những ngày này, khắp nơi vang lên tiếng chày giã bột gạo làm bánh. Bánh Tết đặc trưng là bánh bột gạo môchi. Đúng 12 giờ đêm giao thừa, trong các trường vang lên 108 tiếng chuông. Tiếng chuông còn được truyền qua radio. Nhiều người Nhật đổ tới các chùa để làm lễ đầu năm, mua bùa hộ mệnh. Theo truyền thống, trong những ngày đầu năm, các cô gái được sai ra đồng bứt hái nhiều loại cây cỏ (không độc) khác nhau. Tới ngày mồng bảy Tết, chủ nhà đem nấu những lá “lộc xuân” đó với gạo thành món ăn đặc biệt dùng để ăn sáng.

16. Khám phá Ai Cập qua lễ đầu năm

Dù biết từ trước là năm mới sẽ đến nhưng người dân nơi đây vẫn ngóng đợi lúc mặt trăng có hình lưỡi liềm và sự tuyên bố bắt đầu năm mới. Thông điệp năm mới bắt đầu được phát ra từ nhà thờ Muhammed Ali ở Cairo. Các thủ lĩnh tôn giáo sẽ lan truyền tin này tới dân thường. Những người này trước đó đứng đợi bên ngoài nhà thờ sẽ chúc mừng lẫn nhau. Sau đó, họ về nhà kể cho gia đình mình nghe và ăn một bữa đặc biệt mừng năm mới. Ngày hôm ấy, ngay cả gia đình nghèo nhất cũng cố tổ chức một bữa ăn thịnh soạn. Trên bàn ăn không có rượu (đạo Hồi cấm rượu).

Năm mới tới, ai cũng mặc đồ đẹp. Ngay cả những cô gái ngày thường chỉ mặc trang phục đen theo quy định của Hồi giáo thì lúc đón tân niên cũng được phép mặc những bộ quần áo nhiều màu rực rỡ.

17. Đón tết ở sứ Kim chi - Hàn Quốc

Năm mới, người Hàn Quốc thường mặc Han-Boks, một loại trang phục cổ truyền, Seung Hye Lee - người Hàn Quốc cho hay. Vào buổi sáng của năm mới, chúng tôi thường có nghi lễ tưởng nhớ tổ tiên, sau đó là ăn món Dduk-gook - một loại súp làm bằng gạo. Tiếp theo, khi gặp người già, chúng tôi cúi chào. Năm mới là ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc, chúng tôi thường dành những ngày này cho gia đình và người thân.

18. Tục đón tết tại Trung Quốc

cach don mung nam moi cua cac nuoc tren the gioi

Tết cổ truyền ở Trung Quốc là những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Bắt đầu từ 8/12 âm lịch mọi người dân Trung Hoa trên khắp thế giới kéo nhau về quê ăn Tết để được đoàn tụ với gia đình, quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên trong dịp năm mới và những lễ hội vui Tết Nguyên Đán của họ được kéo dài cho đến hết ngày 15/1 âm lịch.

Mừng năm mới theo tiếng Trung Quốc là "Guo Nian", trong đó Nian có nghĩa là năm. Tuy nhiên, theo truyền thuyết thì Nian là tên một con quái vật luôn xuất hiện vào ngày cuối cùng của năm cũ để quấy phá dân lành, và một năm nọ người ta phát hiện con quái vật này rất sợ màu đỏ và tiếng ồn.

Trước ngày Tết, người ta cũng làm vệ sinh nhà cừa để “xả xui”. Trong năm mới có phong tục đốt pháo để đuổi ma quỷ và những điều xui xẻo. Người ta thường mua cành đào để nhà vì cho rằng cây đào nở hoa tượng trưng cho “tài lộc”. Trong năm mới, trẻ em và người già thường được mừng tuổi, gọi là “lì xì”, tiền đựng trong bao đỏ để lấy may. Mỗi năm trong lịch của người Trung Quốc tương ứng với một con vật nên trong năm của “con vật” nào thì người ta thường tránh ăn thịt con vật đó vào đầu năm.Kể từ đó cứ mỗi dịp năm hết Tết đến người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn ***g đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành.

19. Tết ở Lào

cach don mung nam moi cua cac nuoc tren the gioi

Tết đón năm mới của các bộ tộc Lào là Bun-gu-may (quen gọi là Tết buộc chỉ cổ tay hay Tết té nước). Tết Bun-gu-may được tổ chức trong ba ngày 13,14,15 tháng 4 dương lịch. Trong những ngày Tết, mọi người gặp nhau vui vẻ chúc Tết bằng cách buộc những sợi chỉ bằng bông hay len có màu trắng, xanh, hồng vào cổ tay nhau. Trong suốt ba ngày tết ai nhận được nhiều chỉ buộc cổ tay được coi là người sẽ gặp may mắn cả năm.

Tiếp theo là tục té nước thơm cho tượng phật, sư sãi và bạn bè người thân. Người ta càng vui càng té nhiều nước. Một số nơi, người dân Lào còn làm lễ phóng sinh cho chim, cá, rắn... và coi đó là một trong những việc thiện đầu năm mới.

20. Đón Tết ở Campuchia

cach don mung nam moi cua cac nuoc tren the gioi

Người Campuchia lấy ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để tính niên đại, vì vậy từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 4 năm dương lịch là thời gian diễn ra Tết đón năm mới (Tết Choi Chơnăm Thmay - hay Tết Núi Cát). Trong dịp tết, các đền chùa thường treo cờ ngũ sắc và cờ trắng hình cá sấu của đạo phật. Trước khi đón năm mới, mọi nhà đều dựng bàn thờ để đón ông bà tổ tiên, trên bàn thờ thường thắp 5 nén nhang, 5 đèn cầy. Và các gia đình đều làm 5 núi cát, có nơi người ta không đắp bằng cát mà đắp bằng trái cây, các loại bánh hoặc những chẽn lúa...

Ngày đầu năm mới, mọi người trong nhà đều ngồi xếp chân một phía trước bàn thờ, chắp tay vái cầu nguyện Phật Trời để xin tận hưởng phước lộc. Sau đó họ ăn mặc sặc sỡ để đến chùa dự lễ, nghe sư đọc kinh cầu nguyện, tưới nước thơm vào tượng phật, sư sãi, dâng các loại bánh ngon lên ông bà cha mẹ, để chúc thọ và báo hiếu.

21. Tết Philippin

cach don mung nam moi cua cac nuoc tren the gioi

Năm mới ở Philippin diễn ra từ ngày 30/12 dương lịch cũng chính là dịp lễ kỷ niệm ngày Philippin Jose Lisarơ - nhà thơ yêu nước, người anh hùng dân tộc khởi xướng phong trào độc lập, vì thế ngày nay người ta còn gọi là "ngày anh hùng". Vào những ngày lễ hội đón năm mới, mọi ngả đường lầu hoa dựng lên như nấm, quần chúng khắp nơi đi diễu hành múa hát dọc theo đường phố, khua chiêng gõ trống ầm trời. Hoạt động này kéo dài đến ngày 7 tháng 1. Sau đó ngày 9 tháng 1 người dân Philippin lại tiếp tục Tết đón thần Narareno.

22. Đón Tết ở Malaysia

cach don mung nam moi cua cac nuoc tren the gioi

Ngày đầu năm mới của Malaysia bắt đầu từ mùng 1 tháng 1 (theo lịch Hồi giáo). Vẫn là những ngôi nhà được quét dọn, trang hoàng sạch sẽ, phố xá được trang trí với nhiều mầu sắc rực rỡ. Chỉ có điều trước Tết khoảng 10 ngày, những người dân Malaysia theo đạo Hồi không mua sắm nhiều thức ngon vật lạ cho Tết mà bắt đầu nhịn ăn (chỉ ăn nhẹ trước khi mặt trời lặn), vì họ cho rằng đó là sự thể hiện lòng cảm thông với sự thống khổ của những người nghèo trên trái đất như lời thánh Ala răn dạy.

23. Tết ở Tiệp Khắc

Tết ở Tiệp Khắc cũng như ở các nước châu Âu khác, thường diễn ra vào dịp Giáng Sinh và được kéo dài đến ngày đầu năm mới dương lịch. Ngay đầu tháng 12, người dân Tiệp đã đi mua sắm cây thông về trang trí nhà đón năm mới. Theo phong tục của Tiệp Khắc, chiều ngày 24/12 hầu hết mọi gia đình đều có món súp cá, cá rán tẩm bột ăn với xà lách. Từ 5-7h tối đêm Giáng Sinh, các gia đình sum họp quây quần ngồi ăn tiệc xung quanh cây thông, đồng thời hát những bài dân ca bên ánh đèn nhiều mầu sắc rực rỡ.

Trong phút đầm ấm đó, những người thân trong gia đình tặng nhau món quà nhân dịp lễ Giáng Sinh và năm mới. Đêm 31/12 gia đình lại đoàn tụ bên nhau, kể chuyện vui cùng bữa ăn tất niên. Giao thừa mọi người đi thăm chúc tụng hàng xóm láng giềng. Đặc biệt ngày đầu năm mới người dân Tiệp Khắc kiêng ăn thịt bò, thịt vịt, thịt gà, thịt ngỗng vì họ tin rằng nếu ăn phải thịt những con thú và gia cầm biết bay, biết chạy thì may mắn và hạnh phúc của họ trong năm mới sẽ bị tan biến mất.

24. Tết ở xứ sở Bạch Dương - Ba Lan

Ngày đầu năm còn là ngày hội hoá trang. Đàn ông ăn mạc như đàn bà đeo mặt nạ trùm kín đầu, trẻ con vẽ thêm râu, thêm tai dài... để cho mọi người không thể nhận ra.

25. Ở Canada

Đón năm mới bằng cách xây tuyết xung quanh nhà, họ cho rằng núi tuyết có thể ngăn được ma quỷ và năm mới được bình yên.

26. Tết ở Cu ba

cach don mung nam moi cua cac nuoc tren the gioi

Đêm giao thừa, ở cửa sổ các nhà, nước được đổ ào ào... đến 12 giờ khuya để lấy hên. Khi chuông nhà thờ điểm tiếng đầu tiên, người ta bắt đầu nuốt hạt nho, đến khi dứt 12 tiếng chuông phảt nuốt hết 12 hạt nho, như vậy năm mới sẽ được thịnh vượng, may mắn.

27. Tục đón tết ở châu Mỹ

Có phong tục chung là sắp tới năm mới các gia đình thường chọn ba củ khoai tây giống nhau. Một củ gọt sạch vỏ, một củ gọt một nửa vỏ và một củ để nguyên không gọt, cả ba củ được mang đặt dưới gần giường đợi đến lúc giao thừa người chủ quờ tay nhặt ra để đoán số mệnh. Nếu nhặt được củ nguyên vỏ là điều may, nửa vỏ là điềm bình thường và được củ sạch vỏ thì coi như gặp điềm xúi quẩy.

28. Tại Hy Lạp

Ngày đón năm mới mọi người ôm đá qua cửa nhà mình cầu cho sang năm mới được mùa, cầu cho cuộc sống năm mới hạnh phúc.

29. Tết ở Mianam

Người dân coi nước tượng trưng cho hạnh phúc. Ngày đón năm mới, mọi người đều ăn mặc đẹp để làm lễ xúc nước. Lễ xúc nước giúp cho họ tránh được bệnh tật trong năm mới.

30. Đón tết ở Myanmar

cach don mung nam moi cua cac nuoc tren the gioi

Năm mới của người dân Myanmar được tổ chức theo phật lịch, tức vào giữa tháng 4 dương lịch. Vào dịp này, người Myanmar sẽ tổ chức lễ hội thi nhảy ếch và bưng nước chạy. Những người tham dự trò chơi phải nhảy theo tư thế của ếch hết đọan đường quy định. Còn người thi bưng nước phải vừa chạy vừa bưng một bát nước đầy đến điểm quy định sao cho nước không bị sánh ra ngoài.

Lời chúc mừng năm mới của người Myanmar là "hắt nước vào người nhau". Ở các thành phố lớn như Rangoon, Mandalay người ta để các thùng nước dọc các con phố. Luôn có người đứng chầu chực bên những thùng nước, "rình" người đi đường rồi hắt nước vào họ thay cho lời mừng tuổi.

Lễ mừng năm mới luôn là một dịp của vô số những cuộc vui tưng bừng thú vị được diễn ra. Nhưng dù các phong tục có khác nhau nhưng đều có mục đích chung là cầu mong năm mới được ấm no, hạnh phúc, xua tan những phiền muộn của năm cũ.

(Btgcp.gov.vn)

Tin liên quan

Trải nghiệm các món ẩm thực đặc sắc tại miền đất nắng gió Ninh Thuận

Trải nghiệm các món ẩm thực đặc sắc tại miền đất nắng gió Ninh Thuận

Bên cạnh những cảnh quan thiên nhiên thơ mộng và kỳ bí, ẩm thực cũng là một nét đặc sắc của mảnh đất "nắng, gió" Ninh Thuận. Ẩm thực nơi đây nổi tiếng với nhiều món ăn mang đậm văn hoá của người Chăm.
Vẻ đẹp kiến trúc di tích lịch sử quốc gia thành cổ Diên Khánh

Vẻ đẹp kiến trúc di tích lịch sử quốc gia thành cổ Diên Khánh

Nằm ở thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, cách trung tâm tỉnh khoảng 10km về phía Nam, thành cổ Diên Khánh được coi là tòa thành nguyên vẹn nhất của nhà Nguyễn bên ngoài Cố đô Huế.
Bánh thắng dền – Món ăn dung dị nơi cao nguyên đá

Bánh thắng dền – Món ăn dung dị nơi cao nguyên đá

Hà Giang, mảnh đất địa đầu Tổ quốc, nơi mà cảnh đẹp đến nao lòng với khí hậu quanh năm mát mẻ, không khí trong lành hấp dẫn du khách. Bên cạnh đó, đặc sản Hà Giang cũng rất phong phú với nhiều món ăn nức tiếng gần xa như cháo ấu tẩu, thắng cố, chè San Tuyết, phở chua… và có một món ăn không thể không thử khi đến đây là món bánh thắng dền.
5.000 suất du lịch khám phá TPHCM dành cho thiếu nhi, hộ nghèo

5.000 suất du lịch khám phá TPHCM dành cho thiếu nhi, hộ nghèo

(HQ Online) - Ngày 26/12, Sở Du lịch TPHCM đã phối hợp cùng Hiệp hội Du lịch TPHCM và các đơn vị tổ chức Lễ phát động chương trình TPHCM - Thành phố nghĩa tình "Du lịch - Chắp cánh ước mơ".
Núi Fajing - Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của "Thành phố Bầu Trời"

Núi Fajing - Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của "Thành phố Bầu Trời"

Chìm trong màn sương mờ bí ẩn bao phủ, núi Fanjing nằm ở phía Đông Bắc Quý Châu, Trung Quốc được mệnh danh là “thành phố bầu trời, ” nổi tiếng với hai ngôi chùa Phật có lịch sử hơn 500 năm.
Giòn, thơm củ cải khô Đầm Hà

Giòn, thơm củ cải khô Đầm Hà

Củ cải khô Đầm Hà là sản phẩm nông nghiệp truyền thống do nông dân huyện Đầm Hà trồng, chăm sóc và sơ chế. Củ cải khô Đầm Hà đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh.
Nét đặc trưng kiến trúc cổ  nhà thờ Domain de Marie

Nét đặc trưng kiến trúc cổ nhà thờ Domain de Marie

Nhà thờ Domaine de Marie nằm trên ngọn đồi Mai Anh, còn có tên gọi là nhà thờ Vinh Sơn (vì là nguyện đường của các sơ Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn), hay nhà thờ Mai Anh (do trước đây từng là khu vực có rất nhiều hoa mai anh đào). Đây là điểm du lịch nổi tiếng về kiến trúc và cảnh quan của Đà Lạt.
Canh thưng mồng tơi

Canh thưng mồng tơi

Canh rau mồng tơi từ lâu coi được như món ăn dân giã, vị thanh mát hợp khẩu vị của rất nhiều người. Đến Quảng Ninh, trong các bữa ăn, bạn có thể được mời thưởng thức canh khai vị hải sản như: canh cá bớp, canh ngán... với mỗi vị riêng, đặc trưng khác nhau. Trong đó, canh thưng biển nấu mồng tơi cho hương vị thơm, ngọt. Vị đậm đà của món canh, chắn hẳn sẽ khiến thực khách hài lòng.
Chinh phục Tà Chì Nhù - thiên đường mây và hoa tím

Chinh phục Tà Chì Nhù - thiên đường mây và hoa tím

Nếu bạn chưa biết làm gì trong 2 ngày cuối tuần, hãy rời đô thị chật chội để thử sức bản thân, đắm mình trong núi rừng và biển mây trên đỉnh Tà Chì Nhù.
Đặc sản vùng đất Hậu Giang

Đặc sản vùng đất Hậu Giang

Hậu Giang - vùng đất có nhiều món ngon, vật quý như khóm Cầu Đúc, bưởi Năm Roi Phú Hữu, quýt đường Long Trị,… Đến nay những loại đặc sản này đã tạo nên thương hiệu để mỗi khi nhắc đến Hậu Giang là người ta nghĩ ngay đến nó.
Ra mắt chuỗi khách sạn SOJO Hotels

Ra mắt chuỗi khách sạn SOJO Hotels

(HQ Online) - 3 khách sạn thuận ích đầu tiên trên thị trường mang thương hiệu SOJO Hotels vừa được Công ty Cổ phần Đầu tư và Quản lý khách sạn TNH (TNH Hotels & Resorts) chính thức đưa vào hoạt động tại Thái Bình, Nam Định và Bắc Giang.
Khám phá 13 thành phố rực rỡ sắc màu nhất trên thế giới

Khám phá 13 thành phố rực rỡ sắc màu nhất trên thế giới

Sự ra đời của những điểm đến rực rỡ sắc màu trên thế giới thường gắn liền với truyền thống lịch sử của thành phố đó.
Google ra mắt công cụ hỗ trợ phục hồi ngành du lịch Việt Nam

Google ra mắt công cụ hỗ trợ phục hồi ngành du lịch Việt Nam

(HQ Online) - Travel Insights with Google hướng tới việc hỗ trợ ngành du lịch nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu thực.
Xem thêm
peugeot-viet-nam
cty-toan-phat
cong-ty-tan-cang-sg-vpdd

Tin mới

Doanh nghiệp nhỏ và vừa hưởng lợi lớn từ chính sách hỗ trợ thuế, phí

Doanh nghiệp nhỏ và vừa hưởng lợi lớn từ chính sách hỗ trợ thuế, phí

Đội ngũ doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội đã và đang ngày càng khẳng định vai trò nòng cốt, tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô.
Tạm hoãn xuất cảnh nữ giám đốc một doanh nghiệp bất động sản

Tạm hoãn xuất cảnh nữ giám đốc một doanh nghiệp bất động sản

Nữ giám đốc, đại diện pháp luật Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Cận Viễn Đông bị tạm hoãn xuất cảnh từ ngày 16/5/2024.
14.900 lượng vàng SJC đã được cung ứng ra thị trường qua đấu thầu

14.900 lượng vàng SJC đã được cung ứng ra thị trường qua đấu thầu

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, 3 phiên đấu thầu thành công đã cung ứng ra thị trường 14.900 lượng vàng miếng SJC.
Đề xuất gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu nợ đến hết năm 2024

Đề xuất gia hạn Thông tư 02 về cơ cấu nợ đến hết năm 2024

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề xuất gia hạn thời gian cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN thêm 6 tháng, đến hết năm 2024.
Trái cây, thủy sản… Việt Nam có lợi thế lớn tại thị trường Anh

Trái cây, thủy sản… Việt Nam có lợi thế lớn tại thị trường Anh

Nhờ UKVFTA, thủy sản Việt Nam trở nên cạnh tranh hơn tại thị trường Anh so với sản phẩm của Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và Ấn Độ, trong khi thủy sản được hưởng lợi từ yêu cầu thủ tục nhập khẩu ít phức tạp hơn so với nhiều nước k
LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

Đến nay, hầu hết lĩnh vực trong ngành Tài chính đều đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong chuyển đổi số, đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm thuế, hải quan, kho bạc…
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Ngày 26/3/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 779/QĐ-TCHQ bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan Khánh Hòa giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Hải quan Khánh Hòa kể từ ngày 5/4/20
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Sáng ngày 27/3/2024, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đối với ông Đinh Ngọc Thắng.
Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Ngày 31/1/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã ký Quyết định số 299/QĐ-TCHQ điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Dương Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam từ ngày 1/3/2024.
Ngành Hải quan: Thu ngân sách tháng 4 tăng 4,5% so với tháng 3

Ngành Hải quan: Thu ngân sách tháng 4 tăng 4,5% so với tháng 3

Theo thống kê, công tác thu NSNN tháng 4 của ngành Hải quan đạt kết quả khả quan với con số 34.992 tỷ đồng, tăng 4,5% so với tháng 3.
Phiên bản di động