Bùng phát bệnh tật khi thời tiết nắng nóng
Người dân mệt mỏi đưa con đi khám trong thời tiết nắng nóng tại BV Nhi Trung ương. Ảnh: DN. |
Nguy cơ đột quỵ tăng cao
Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang bước vào những ngày nắng nóng đầu mùa, vì thế, lượng bệnh nhân đang mắc các bệnh mãn tính cộng thêm thời tiết nắng nóng khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao.
PGS.TS. Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong những ngày nắng nóng đầu tiên của mùa hè, có ngày Bệnh viện tiếp nhận tới vài chục ca đột quỵ vào cấp cứu. Số lượng bệnh nhân nặng tăng vọt khiến các bác sỹ phải làm việc cật lực từ sáng sớm đến tối.
Không chỉ người mắc các bệnh lý nền mà ngay cả người trẻ, hoạt động thể lực cường độ cao cũng mắc đột quỵ. Theo PGS. TS Chi, ngày nắng nóng đỉnh điểm 22/4 vừa qua, có một nam bác sỹ trẻ đang làm việc tại một bệnh viện lớn của Hà Nội khi đang đá bóng ngoài trời nắng bất ngờ ngã lăn ra sân, ngất xỉu rồi nhanh chóng rơi vào hôn mê. Bệnh nhân được chẩn đoán phình mạch máu não và dù được cấp cứu ngay lập tức nhưng đã tử vong sau đó. “Việc vận động với cường độ mạnh trong thời tiết nắng nóng có nguy cơ gây nguy hiểm bởi khi nhiệt độ cao hơn cơ thể sẽ dễ xảy ra nhiều biến cố “sốc nhiệt”, bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng hôn mê”, PGS.TS Chi nói.
Cũng theo Phó trưởng khoa Cấp cứu, thời tiết quá nóng, quá lạnh hoặc điều kiện khắc nghiệt khác làm các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ phát huy, tác động mạnh mẽ đến người bệnh, khiến nguy cơ đột quỵ cao hơn. Bên cạnh đó, thời tiết nóng bức sẽ gây căng thẳng, khó chịu, người bệnh quên uống thuốc, ngại đi khám..., dẫn đến tình trạng bất ổn tăng lên.
Thời tiết nắng nóng, đối tượng trẻ nhỏ cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Theo thông tin từ một số cơ sở y tế nhi khoa trên cả nước như BV Nhi Trung ương ở Hà Nội, BV Đa khoa Hà Tĩnh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM, BV Phụ sản- Nhi Đà Nẵng..., bệnh nhi nhập viện do các bệnh lý hô hấp, tiêu hóa tăng cao.
Cảnh báo nguy cơ bệnh tật bùng phát mùa hè, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, có tới 10 loại bệnh truyền nhiễm dễ gia tăng và lây lan trong thời tiết nắng nóng gồm cúm, tiêu chảy, tay chân miệng, sốt xuất huyết, lỵ trực trùng, thủy đậu, adeno vi rút, lỵ amip, rubella, viêm não virus. Trong đó, người dân cần đặc biệt chú ý tới dịch sởi.
Theo ông Phu, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra cảnh báo về số trường hợp mắc sởi trong 3 tháng đầu năm 2019 trên thế giới đã tăng lên 300% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh chung của thế giới.
Tại Hà Nội, trong tuần qua, số bệnh nhân mắc sởi trên địa bàn thành phố tăng gần gấp đôi. Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, nếu trong tháng 3 và đầu tháng 4/2019, số ca mắc sởi trên địa bàn Hà Nội dao động từ 70 đến 80 ca/tuần thì riêng tuần vừa qua (từ 15/4 đến 21/4), số ca mắc sởi đã tăng cao, ở mức 123 trường hợp. Tính chung từ đầu năm đến nay, thành phố đã ghi nhận 928 ca mắc sởi, gấp hơn 15 lần so với cùng kỳ năm 2018 và vẫn có xu hướng gia tăng hơn.
Phân tích dịch tễ bệnh nhân sởi năm 2019 ông Hạnh cho rằng, hơn 55% trường hợp mắc sởi là trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng (trẻ dưới 9 tháng) hoặc người lớn (trên 15 tuổi) có tỷ lệ tiêm vắc xin thấp.
Nâng tỷ lệ tiêm vắc xin
Những ngày tới, thời tiết trên cả nước được dự báo sẽ tiếp tục nắng nóng gay gắt. Các bác sỹ khuyến cáo, mỗi người phải biết bảo vệ mình trong điều kiện môi trường nắng nóng. Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 16 giờ là thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày, người dân nên hạn chế vận động, lao động ngoài trời nếu không thực sự cần thiết. Bên cạnh đó, cần chú ý mặc quần áo dài tay, thoáng mát, đội nón rộng vành, hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng lâu.
Nếu bắt buộc phải làm việc hay hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao thì nên di chuyển đến nơi có không khí mát mẻ 1 lần/giờ, nghỉ ngơi khoảng 15 phút, sau đó trở lại công việc. Chủ động uống nước, không nên đợi đến lúc khát nước mới uống…
Liên quan đến các bệnh đường tiêu hóa, hô hấp thường tăng mạnh trong những ngày nắng nóng, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo người dân nên tuân thủ việc ăn chín, uống sôi, uống nhiều nước và bổ sung hoa quả để nâng cao sức đề kháng. Đặc biệt, không nên uống quá nhiều nước đá lạnh; không nên nằm quạt, máy lạnh quá lâu; hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời vào lúc nhiệt độ cao khi không thật cần thiết.
Về phía Bộ Y tế, theo ông Trần Đắc Phu, hiện nhiều trong số các bệnh xuất hiện trong mùa hè đã có vắc xin phòng bệnh, do vậy người dân cần quan tâm hơn tới vấn đề này. Bởi nếu ngừng tiêm chủng hoặc tỷ lệ tiêm chủng thấp, các thành quả khống chế, loại trừ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong hàng chục năm qua ở nước ta sẽ bị phá vỡ và dịch bệnh lại bùng phát trở lại.
"Nếu tiêm chủng tỷ lệ thấp hoặc ngừng tiêm chủng thì hàng rào miễn dịch bị phá vỡ, tỷ lệ tiêm chủng thấp, không đủ người có miễn dịch trong cộng đồng, mầm bệnh dễ dàng lan tràn. Khi đó, tất cả những người chưa có miễn dịch đều có thể mắc bệnh. Những trẻ nhỏ chưa đủ điều kiện để tiêm chủng (chưa đến tuổi tiêm chủng, trẻ đang mắc bệnh nặng, trẻ trong giai đoạn tạm hoãn tiêm chủng, trẻ chống chỉ định tiêm vắc-xin…) sẽ bị tấn công với tỷ lệ biến chứng và tử vong cao", ông Phu lo ngại.
Tin liên quan
VNVC triển khai tiêm đầu tiên vắc xin sốt xuất huyết phục vụ người dân Việt Nam
17:05 | 20/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
VNVC tiêm nhiều nhất trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ em TPHCM
15:37 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chủ quan không tiêm vắc xin sởi, người lớn coi chừng rước bệnh cho con trẻ
15:00 | 17/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK