Facebook Twitter youtube Tiktok

Bức tranh kinh tế 2 tháng đầu năm nhiều điểm sáng tích cực xen lẫn tồn tại, hạn chế

(TCT online) -Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội cả nước trong tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2025 do Cục Thống kê – Bộ tài chính chính thức công bố ngày 6/3 nhận định, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; căng thẳng thương mại gia tăng, việc thay đổi chính sách của một số nền kinh tế lớn tiếp tục tiềm ẩn rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trong nước, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hoạt động sản xuất kinh doanh trên khắp cả nước đã ổn định trở lại, trong khi các Bộ, ngành, địa phương quyết tâm thực hiện nhiệm vụ, giải pháp, qua đó tạo động lực tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế – xã hội theo mục tiêu đề ra và bức tranh toàn cảnh tình hình kinh tế – xã hội ghi nhận một số điểm sáng, khởi sắc nhất định.
buc tranh kinh te 2 thang dau nam nhieu diem sang tich cuc xen lan ton tai han che

Đồ hoạ của Cục Thống kê về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động đầu tư trong 2 tháng đầu năm 2025

Nhiều điểm sáng tích cực xen lẫn tồn tại, hạn chế

Theo đó, số liệu về sản xuất công nghiệp trong 2 tháng đầu năm 2025 do Cục Thống kê công bố ghi nhận mức tăng trưởng tích cực và đạt mức tăng cao nhất của cùng kỳ trong 5 năm qua với chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2 ước tăng 17,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2025 tăng 7,2%, là mức tăng cao nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2021-2025, trong đó, chỉ số sản xuất ngành chế biến, chế tạo tăng 9,3% (cùng kỳ năm trước tăng 6,6%).

Một trong những điểm sáng tích cực nữa theo ghi nhận của Tổng cục Thống kê, đó là hoạt động thương mại, dịch vụ sôi động và duy trì mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước; vận chuyển hành khách tăng 13,8% và luân chuyển tăng 16,2%; vận chuyển hàng hóa tăng 14,5% và luân chuyển tăng 11,8%. Cùng với đó, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm 2025 đạt 127,07 tỷ USD, tăng 12,0% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 8,4%; nhập khẩu tăng 15,9%. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 1,47 tỷ USD. Mặt khác, đầu tư từ NSNN được triển khai thực hiện quyết liệt, góp phần tạo động lực tăng trưởng kinh tế với vốn đầu tư từ NSNN thực hiện trong 2 tháng đầu năm 2025 ước đạt 73,2 nghìn tỷ đồng, bằng 8,5% kế hoạch năm và tăng 21,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2024 bằng 7,7% và tăng 2,6%).

Đáng chú ý, nhiều hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh ngay từ đầu năm 2025, qua đó số lượng khách quốc tế đến nước ta trong tháng 2 đạt gần 1,9 triệu lượt người, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm trước; tính chung hai tháng đầu năm 2025, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 3,96 triệu lượt người, tăng 30,2%.

“Những tín hiệu khởi sắc từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch, thương mại đã tạo động lực nâng cao nguồn thu NSNN. Tính chung 2 tháng đầu năm 2025, thu NSNN ước đạt 499,8 nghìn tỷ đồng, bằng 25,4% dự toán năm và tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước” – báo cáo của Cục Thống kê đưa ra nhận định.

Bên cạnh những điểm sáng tích cực, bức tranh kinh tế xã hội cũng cho thấy một số hạn chế, tồn tại. Theo Cục Thống kê, tình trạng thiếu hụt lao động những tháng đầu năm 2025 vẫn xuất hiện trong một bộ phận DN đăng ký thành lập mới khi mà trong 2 tháng đầu năm 2025, tổng số lao động đăng ký của DN thành lập mới là gần 140,7 nghìn người, giảm 22,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2024 có 154,3 nghìn người, tăng 29,0%). Trong khi đó, tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa hai tháng đầu năm 2025 chỉ cao hơn cùng kỳ năm 2023 trong 5 năm qua. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hai tháng đầu năm các năm 2021-2025 so với cùng kỳ năm trước tăng/giảm lần lượt 22,1%; 15,2%; -13,3%; 18,2%; 12,0%.

Bên cạnh đó, một trong những hạn chế đáng lo ngại là số DN rút lui khỏi thị trường cao hơn số DN gia nhập thị trường. Theo đó, trong 2 tháng đầu năm nay, số DN rút lui khỏi thị trường là 67,0 nghìn DN, cao hơn con số 49,8 nghìn DN gia nhập thị trường. Trong đó, số DN hoàn tất thủ tục giải thể là 3,8 nghìn DN, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất của cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2021-2025…

Theo Cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2025, kinh tế – xã hội nước ta đạt được nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên các ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, nhận diện một số thách thức đặt ra đối với mục tiêu tăng trưởng 7,7% của quý I năm nay, cơ quan này cho rằng, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của ngành khai khoáng trong 2 tháng đầu năm 2025 giảm 9,4% so với cùng kỳ năm trước và giảm nhiều nhất của cùng kỳ trong 5 năm qua. Sản lượng một số sản phẩm ngành khai khoáng hai tháng đầu năm giảm nhiều như dầu mỏ thô khai thác giảm 12,8%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 21,9%; khí hóa lỏng LPG giảm 7,9%. Do đó, mục tiêu tăng trưởng của ngành khai khoáng quý I/2025 (theo kịch bản 8%) là giảm 1,2%. Chỉ số sản xuất ngành khai khoáng 2 tháng đầu năm 2025 giảm nhiều dẫn đến khả năng đạt mục tiêu đặt ra của Quý I năm nay là khó khăn. Đối với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, chỉ số sản xuất ngành chế biến, chế tạo 2 tháng đầu năm 2025 tăng 9,3%, chỉ thấp hơn cùng kỳ năm 2021 (9,4%), trong khi đó mục tiêu đặt ra trong quý I năm nay là giá trị tăng thêm ngành chế biến, chế tạo tăng 9,8%. Do đó, để đạt mục tiêu tăng trưởng của quý I, tốc độ tăng IIP của ngành CBCT phải tăng ít nhất trên 10%, đây là một thách thức lớn đối với sản xuất công nghiệp trong quý I.

Đáng chú ý là bức tranh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng cho thấy những dấu hiệu chững lại khi mà trong 2 tháng đầu năm 2025, tốc độ tăng vốn FDI thực hiện chỉ cao hơn cùng kỳ năm 2023 (hai tháng đầu năm 2023 giảm 4,9%) trong 5 năm qua. Vốn FDI thực hiện tăng thấp (chiếm khoảng 16-20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội) sẽ là thách thức không nhỏ để đóng góp thực hiện mục tiêu tăng trưởng của quý I năm nay. Cạnh đó, thặng dư thương mại hai tháng đầu năm 2025 đạt 1,47 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm 2023 (3,48 tỷ USD) và năm 2014 (5,13 tỷ USD).

“Như vậy xét về góc độ sử dụng thì cầu tiêu dùng của nền kinh tế còn ở mức thấp hơn cùng kỳ các năm trước, là một thách thức lớn để có thể đạt mục tiêu tăng trưởng của quý I năm nay” – Cục Thống kê đưa ra nhận định.

Khuyến nghị đồng bộ 5 giải pháp căn cơ

Theo Cục Thống kê, để đạt mục tiêu tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2025 đạt 12%; phấn đấu 14% (Nghị quyết 01/NQ-CP, ngày 08/01/2025), trong khi 2 tháng đầu năm 2025 tăng 8,4% so cùng kỳ năm 2024 ) đây là thách thức lớn trong thời gian đến cuối năm 2025, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới còn nhiều biến động. Trước những kết quả đạt được và tồn tại, hạn chế nêu trên, để tạo đà tăng trưởng cho các tháng tiếp theo và hướng đến thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025, Cục Thống kê đề xuất một số kiến nghị, giải pháp.

Theo đó, một là, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hài hòa, hiệu quả các chính sách; trong đó điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng. Cập nhật các kịch bản dự báo về tăng trưởng, lạm phát để có phản ứng kịp thời nhằm duy trì sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Theo dõi sát diễn biến giá các hàng hóa chiến lược trên thị trường thế giới, diễn biến tình hình quốc tế, khu vực; chủ động phân tích, dự báo, kịp thời cảnh báo các nguy cơ tác động đến mặt bằng giá trong nước.

Hai là, đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm các ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển các lĩnh vực công nghiệp mới nổi như chip, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn; phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ. Thực hiện các biện pháp thu hút đủ nguồn cung lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; có các giải pháp xây dựng, phát triển nhà ở cho người lao động, công nhân, nhất là tại các khu công nghiệp, khu kinh tế; thực hiện hiệu quả các chương trình hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại lao động.

Ba là, thúc đẩy xuất khẩu; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng, đa dạng hoá chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất và thị trường xuất, nhập khẩu gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm; tham gia sâu, rộng hơn vào các chuỗi cung ứng khu vực, toàn cầu. Khai thác hiệu quả các cơ hội từ 17 FTA đã ký kết; đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn, chủ lực; tăng cường khai thác các thị trường mới, tiềm năng, thị trường Trung Đông, Halal, Mỹ La-tinh, châu Phi. Thúc đẩy các chương trình chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu; thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thị trường nước ngoài, nhất là các quy định, tiêu chuẩn, điều kiện có thể tác động đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam.

Bốn là, có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, kịp thời hơn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, các công trình trọng điểm và các chương trình mục tiêu quốc gia. Có chính sách ưu đãi, cạnh tranh, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi thu hút các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, dự án công nghệ cao…, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư, đặt trụ sở và thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam.

Năm là, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh; chủ động phương án phòng chống thiên tai, cảnh báo mưa lũ, sạt lở, tác động của hạn hán, xâm nhập mặn; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ rừng nhằm hạn chế tối đa thiệt hại tới sản xuất và cuộc sống của người dân.

Đồng thời, thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, lao động, việc làm; công tác trợ giúp đột xuất, bảo đảm người dân khi gặp rủi ro, thiên tai được hỗ trợ kịp thời, khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.

Tiến Dũng

Tin liên quan

Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về thời hạn xử lý nghĩa vụ tài chính đất đai

Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về thời hạn xử lý nghĩa vụ tài chính đất đai

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định số 126/2020/NĐ-CP, trong đó đáng chú ý là đề xuất quy định thời hạn xử lý hồ sơ nghĩa vụ tài chính về đất đai của cơ quan thuế là 7 ngày. Việc sửa đổi này nhằm bảo đảm tính khả thi, chất lượng trong xử lý hồ sơ, đồng thời phù hợp với các quy định mới tại Luật Đất đai 2024 và các nghị định hướng dẫn.
Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu

Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu

Chính phủ đã ban hành Nghị định 182/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế XK, thuế NK.
Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Chính phủ ban hành Nghị định 167/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan của doanh nghiệp chế xuất

Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan của doanh nghiệp chế xuất

Cục Hải quan trả lời và hướng dẫn Công ty TNHH Nichias Việt Nam về thủ tục XNK hàng hóa từ kho ngoại quan cho DN chế xuất.
Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí

Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí

Có 46 khoản phí, lệ phí trong nhiều lĩnh vực được giảm 50% nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Quy định này được áp dụng từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
Thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo đơn vị hành chính mới

Thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo đơn vị hành chính mới

Cục Hải quan vừa có văn bản hướng dẫn các đơn vị thuộc Cục thực hiện thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo phương án sắp xếp các đơn vị hành chính.
Khô dầu hạt cải là mặt hàng nhập khẩu có điều kiện

Khô dầu hạt cải là mặt hàng nhập khẩu có điều kiện

Theo quy định hiện hành, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi nhập khẩu thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường).
Quy định giao dịch điện tử đối với hàng XNK và phương tiện XNC, quá cảnh

Quy định giao dịch điện tử đối với hàng XNK và phương tiện XNC, quá cảnh

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 51/2025/TT-BTC quy định thủ tục về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế đối với hàng hóa XNK, quá cảnh và phương tiện vận tải XNC, quá cảnh (gọi tắt là Thông tư 51).
Mở rộng diện ưu đãi thuế nhập khẩu để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển khoa học công nghệ

Mở rộng diện ưu đãi thuế nhập khẩu để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển khoa học công nghệ

Nhằm kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DN NK hàng hóa, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thuế XK, thuế NK đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Những điểm mới cần lưu ý khi triển khai thực hiện quy định về xử lý vi phạm hành chính

Những điểm mới cần lưu ý khi triển khai thực hiện quy định về xử lý vi phạm hành chính

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (VPHC) (sau đây gọi tắt là Luật số 88/2025/QH15) vừa được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 25/6/2025 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2025. Để đảm bảo các quy định được thực thi hiệu quả, theo đại diện Ban Pháp chế (Cục Hải quan), Luật số 88/2025/QH15 có 11 điểm mới cần lưu ý khi triển khai thực hiện.
Hoá đơn trên 5 triệu đồng phải thanh toán không dùng tiền mặt mới được khấu trừ thuế

Hoá đơn trên 5 triệu đồng phải thanh toán không dùng tiền mặt mới được khấu trừ thuế

Cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ 5 triệu đồng trở lên đã bao gồm thuế GTGT. Đây là một trong những nội dung quan trọng được cộng đồng kế toán và doanh nghiệp chờ đợi suốt thời gian vừa qua.
Máy móc, thiết bị của DN chế xuất không lưu giữ tại kho thuê ngoài

Máy móc, thiết bị của DN chế xuất không lưu giữ tại kho thuê ngoài

Theo quy định, máy móc, thiết bị của DN chế xuất không thuộc trường hợp được lưu trữ tại các kho thuê bên ngoài.
Hải quan triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính

Hải quan triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính

Cục Hải quan vừa có công văn đề nghị các chi cục hải quan khu vực, Chi cục Điều tra chống buôn lậu, Chi cục Kiểm tra sau thông quan triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (VPHC) kịp thời, đầy đủ, đúng quy định.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Doanh nghiệp chế biến, chế tạo gặp khó khăn gì trong quý II/2025

Doanh nghiệp chế biến, chế tạo gặp khó khăn gì trong quý II/2025

30,8% doanh nghiệp gặp khó khăn do nhu cầu thị trường quốc tế thấp; 24,5% doanh nghiệp khó khăn về tài chính; 23,2% doanh nghiệp khó khăn về tuyển dụng lao động.
TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD

Cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng trường hai con số, TP. Hồ Chí Minh xuất siêu gần 7 tỷ USD.
FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh

FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh

FDI nửa đầu 2025 đạt 21,5 tỷ USD, tăng mạnh nhờ vốn vào chế biến và bất động sản.
Thị trường chứng khoán được cải thiện nhờ nền kinh tế dần hồi phục

Thị trường chứng khoán được cải thiện nhờ nền kinh tế dần hồi phục

Hoạt động giao dịch trên thị trường trong sáu tháng đầu năm 2025 có những biến động.
Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XII ghi nhận nhiều kết quả nổi bật

Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XII ghi nhận nhiều kết quả nổi bật

Chi cục Hải quan khu vực XII đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.
(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, cơ cấu tố chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân

Triển khai thực hiện các Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngành Thuế đã xây dựng kế hoạch hành động để phát triển kinh tế tư nhân
(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức

Cơ quan thuế lưu ý một số nội dung nhằm tránh bị từ chối cấp tài khoản định danh điện tử tổ chức do dữ liệu không khớp với dữ liệu tại cơ quan thuế hoặc dữ liệu tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025

Từ 1/7, hệ thống chính sách thuế của Việt Nam sẽ bước vào một giai đoạn mới với hàng loạt quy định quan trọng có hiệu lực, tác động sâu rộng đến cả doanh nghiệp và người dân.
Phiên bản di động