Facebook Twitter youtube Tiktok

Bộ lọc lỗi thời, thị trường chứng khoán là nơi làm giàu không khó?

Đưa công ty lên sàn, đẩy giá cổ phiếu tăng cao bằng việc ra tin lợi nhuận bất thường hay các thông tin tương lai được tiết lộ dưới dạng tin đồn, sau đó bán cổ phiếu rút vốn ra khỏi thị trường là chiêu thức được không ít cổ đông lớn, ban lãnh đạo doanh nghiệp áp dụng để kiếm tiền, làm giàu từ việc tận dụng sự non dạ, ham lời nhanh của các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường chứng khoán.
bo loc loi thoi thi truong chung khoan la noi lam giau khong kho

Sở dĩ các trường hợp này diễn ra ở mức độ “trở nên bình thường” với những nhà đầu tư lâu năm trên thị trường là do điều kiện niêm yết hiện nay còn đơn giản, thiếu các điều kiện để loại ra các doanh nghiệp có ban lãnh đạo thiếu đạo đức, niêm yết để trục lợi, cũng như hoạt động kiểm tra, giám sát và yêu cầu doanh nghiệp giải trình còn dễ dãi.

Nhiều doanh nghiệp có chất lượng tài sản kém

Doanh nghiệp có biến động giá cổ phiếu bất thường, giảm 80% thị giá trong tháng 1/2020 là câu chuyện điển hình của Công ty cổ phần Landmart Holding (LMH).

Đó là quá khứ tăng vốn điều lệ năm 2017 hơn 300 tỷ đồng nhưng dòng tiền chủ yếu chảy vào các khoản phải thu của các tổ chức và cá nhân; báo cáo tài chính các kỳ đều có các khoản phải thu hay cho vay khách hàng cá nhân đáng lưu ý.

Niêm yết vào tháng 10/2018 nhưng ngay sau đó, LMH đã thay đổi Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, rồi bầu mới 3 thành viên Hội đồng quản trị và 3 thành viên Ban kiểm soát...

Kể từ đó, LMH bắt đầu được định hướng phát triển theo chiến lược mới, không như những gì cam kết trong bản cáo bạch và báo cáo thường niên đã công bố ra đại chúng.

Dù giá chứng khoán sụt mất 80% nhưng Ban lãnh đạo LMH không có giải trình gì đáng kể, ngoài việc cho rằng, cổ phiếu biến động do cung cầu, cách giải thích giống như rất nhiều bản giải trình liên quan biến động giá cổ phiếu trên thị trường.

Ở các cổ phiếu có biến động giá bất thường gây thiệt hại cho nhà đầu tư như LMH, VRC (của Công ty cổ phần Bất động sản và Đầu tư VRC)... đều có chung nguyên nhân từ cái gốc là chất lượng báo cáo, chất lượng lợi nhuận, chất lượng tài sản và quản trị doanh nghiệp.

Trường hợp VRC, kể từ khi có sự thay máu cổ đông điều hành từ 2016 đến nay, năm nào giá cổ phiếu cũng có biến động bất thường kiểu tăng vọt rồi lại rớt sâu bởi các thông tin về lợi nhuận bất thường mà chỉ cổ đông nội bộ mới biết trước...

Bộ lọc đã lỗi thời

Để chặn các công ty có tài sản kém chất lượng và có ban lãnh đạo kém chuyên nghiệp lên niêm yết, phải chăng các quy định về niêm yết hiện nay cần phải sửa đổi, bổ sung.

Điều kiện niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) tại Nghị định 58/2012/NĐ-CP ban hành từ năm 2012, quy định tiêu chí về vốn điều lệ, lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm gần nhất tối thiểu là 5% và hoạt động kinh doanh của 2 năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có khoản nợ quá hạn trên 1 năm, không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký niêm yết.

bo loc loi thoi thi truong chung khoan la noi lam giau khong kho

Tóm tắt các điêu kiện niêm yết trên hnx và hose trong Nghị định 58/2012/NĐ-CP.

Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là thành viên hội đồng quản trị (HĐQT), ban kiểm soát, giám đốc (tổng giám đốc), phó giám đốc (phó tổng giám đốc) và kế toán trưởng của công ty; Cổ đông lớn là người có liên quan với thành viên HĐQT, ban kiểm soát, giám đốc (tổng giám đốc), phó giám đốc (phó tổng giám đốc) và kế toán trưởng phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo...

So với điều kiện niêm yết được quy định tại Nghị định 14/2007/NĐ-CP ban hành năm 2007, thì điều kiện nói trên chỉ cao hơn về số vốn điều lệ, thêm tiêu chuẩn về ROE. Các tiêu chuẩn về quản trị công ty gần như chưa có gì.

Trong khi đó, tại Singapore, sàn chứng khoán có quy định: tổ chức phát hành phải hoạt động trong 1 lĩnh vực với cùng 1 ban quản trị trong 3 năm liên tục trước khi nộp hồ sơ niêm yết;

Khi tính lợi nhuận, phải loại trừ các khoản thu nhập bất thường hoặc không thường xuyên và các khoản mục bất thường;

Sàn giao dịch thường sẽ không xem xét đơn đăng ký niêm yết từ tổ chức phát hành đã thay đổi hoặc đề xuất thay đổi vào cuối năm tài chính nếu sàn giao dịch cho rằng, mục đích của thay đổi là tận dụng lợi nhuận đặc biệt hoặc theo mùa để thể hiện tốt hơn hồ sơ lợi nhuận.

Sàn Hồng Kông thì quy định, điều kiện trước khi niêm yết với nhóm công ty lớn là ban lãnh đạo 3 năm quản lý liên tục; trong vòng 1 năm trước thời điểm lên sàn không thoái vốn và sở hữu liên tục; ít nhất 3 thành viên quản trị độc lập để đại diện kiểm soát ít nhất 1/3 HĐQT.

Nhóm công ty nhỏ muốn niêm yết, trước thời điểm niêm yết, ban lãnh đạo phải có 2 năm quản lý liên tục; trong vòng 1 năm trước khi lên sàn phải sở hữu liên tục và không thoái vốn; có ít nhất 3 thành viên quản trị độc lập để đại diện kiểm soát ít nhất 1/3 HĐQT.

Rà soát tiêu chuẩn niêm yết của các sàn chứng khoán phát triển hơn cho thấy, họ quan tâm tới hoạt động kinh doanh cốt lõi, dòng tiền chính của doanh nghiệp, trong khi chỉ số ROE mà quy định của Việt Nam đưa ra có thể làm đẹp được nếu doanh nghiệp ghi nhận thêm các khoản lợi nhuận bất thường trước ngày lên sàn.

Các sàn khác đặc biệt quan tâm tới chất lượng ban điều hành khi đưa ra các điều kiện về lịch sử điều hành của ban lãnh đạo và HĐQT trong thời gian 1 đến 3 năm, cộng thêm thời gian cam kết nắm giữ cổ phần sau niêm yết.

Thị trường chứng khoán Việt Nam còn non trẻ, chưa thể phát triển bằng các thị trường như Singapore hay Hồng Kông, nhưng cách tiếp cận để đặt ra tiêu chuẩn niêm yết ở các thị trường trên rất đáng để xem xét khi Việt Nam xây dựng nghị định, thông tư hướng dẫn Luật Chứng khoán mới.

Đến thời điểm này, tiêu chuẩn niêm yết tại Việt Nam đã không có sự thay đổi trong 6 năm qua và điều kiện niêm yết liên quan đến quản trị không có gì khác năm 2007, để lọt không ít doanh nghiệp lên sàn nhằm phục vụ ý đồ thoái vốn và “làm giàu không khó” của các ông chủ.

Tiêu chuẩn niêm yết trên sàn HOSE và sàn Hà Nội rất cần được nâng cấp để tránh đi tình trạng đã từng xảy ra.

Tiêu chuẩn mới cũng cần được sử dụng để sàng lọc các doanh nghiệp chất lượng kém, cổ đông lớn và ban điều hành cơ hội đang tồn tại trên sàn hiện nay.

Đặc biệt, để phát hiện, ngăn chặn tình trạng xào nấu số liệu tài chính, phục vụ cho mục tiêu ngắn hạn của các cổ đông có quyền chi phối điều hành tại doanh nghiệp là công việc cần nhiều sự nỗ lực, giám sát, thanh tra, thúc đẩy trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp, nâng cao tiêu chuẩn đạo đức của thành viên HĐQT, ban điều hành gắn với trách nhiệm dân sự của các cá nhân có vị thế trong doanh nghiệp.

Rất nhiều trường hợp lãnh đạo doanh nghiệp công bố thông tin ra công chúng nhưng không thực hiện (chẳng hạn công bố mua cổ phiếu quỹ, trả cổ tức hay cá nhân lãnh đạo mua cổ phiếu…) đã không bị cơ quan quản lý nhắc nhở và xử lý.

Việc chưa có quy định, chế tài cụ thể cho các thành viên HĐQT và ban giám đốc công ty khi có các hành vi thiếu trách nhiệm, vi phạm nguyên tắc quản trị tốt, gây ra hậu quả cho cổ đông và doanh nghiệp là lý do cơ bản làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư đại chúng.

Đây cũng là nguyên nhân gốc rễ góp phần tạo nên trào lưu đầu tư lướt sóng ngắn hạn, không coi thị trường chứng khoán là kênh đầu tư dài hạn của đại bộ phận các nhà đầu tư cá nhân.

Theo thống kê, dòng vốn trên thị trường chỉ chảy vào 20% lượng cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn công khai, minh bạch và tiêu chuẩn quản trị công ty cao hơn, hướng tới thông lệ quản trị tốt; phần còn lại là lướt nhanh, rút nhanh.

Thị trường chứng khoán Việt Nam sắp tròn 20 năm hoạt động với thành công đáng ghi nhận là đưa được trên 1.500 doanh nghiệp đại chúng lên sàn (HOSE, HNX, UPCoM).

Tuy nhiên, trong số này có tới gần 150 mã cổ phiếu có giá dưới 2.000 đồng/cổ phiếu, cho thấy “bộ lọc” đã để lọt không ít doanh nghiệp yếu kém vào “chợ” chứng khoán, dù không phải cổ phiếu giá thấp nào cũng phản ánh doanh nghiệp yếu kém.

Những doanh nghiệp có chất lượng báo cáo, chất lượng tài sản kém, thiếu công khai, minh bạch, ban điều hành thiếu trách nhiệm với cổ đông chiếm số lượng không nhỏ trên thị trường như những gian hàng lụp xụp, mất mỹ quan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của "trung tâm thương mại lớn" - đó là hình ảnh của một TTCK công khai, minh bạch, nơi hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ, được kiểm soát chất lượng để nhà đầu tư yên tâm đầu tư.

Thị trường chứng khoán cần một bộ lọc mới để trở thành nơi làm giàu minh bạch và chân chính, chứ không phải là nơi “làm giàu không khó” của một bộ phận không nhỏ những con sâu, làm suy giảm niềm tin thị trường.

Theo tinnhanhchungkhoan.vn

Tin liên quan

Phát triển thị trường chứng khoán ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững

Phát triển thị trường chứng khoán ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững

(HQ Online) - Ngày 21/2, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chủ trì Hội nghị chuyên đề và định hướng phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) trong xu hướng hội nhập.
Thủ tướng: Xây dựng thể chế thông thoáng, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp phát triển

Thủ tướng: Xây dựng thể chế thông thoáng, giảm chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp phát triển

(HQ Online) - Bày tỏ với cộng đồng doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ nêu cam kết xây dựng thể chế thông thoáng, cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Năm giải pháp phát triển thị trường chứng khoán năm 2025

Năm giải pháp phát triển thị trường chứng khoán năm 2025

(HQ Online) - Ngày 5/2/2025, tại Lễ đánh cồng khai trương giao dịch chứng khoán đầu xuân tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi đã chỉ đạo 5 giải pháp phát triển toàn diện thị trường chứng khoán.
Nâng hạng thị trường chứng khoán: Việt Nam đã sẵn sàng cho sân chơi lớn

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Việt Nam đã sẵn sàng cho sân chơi lớn

(HQ Online) - Thị trường chứng khoán Việt Nam đang đứng trước cơ hội quan trọng: nâng hạng lên nhóm thị trường mới nổi thứ cấp. Đây là một bước tiến lớn, không chỉ giúp Việt Nam tiếp cận với dòng vốn quốc tế mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các DN niêm yết và các nhà đầu tư trong nước. Với những cải cách quyết liệt trong cơ chế, chính sách và cơ sở hạ tầng, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang có đầy đủ tiềm năng để tham gia vào sân chơi lớn này.
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng

Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng

(HQ Online) - Ngày 2/1/2025, Lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu năm 2025 đã diễn ra tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã thực hiện nghi lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu năm 2025.
Thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì sức hấp dẫn

Thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì sức hấp dẫn

(HQ Online) - Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức do tình hình địa chính trị thế giới, TTCK Việt Nam trong năm 2024 vẫn tiếp tục xu hướng phục hồi của năm 2023, duy trì đà tăng trưởng nhờ những yếu tố tích cực từ kinh tế vĩ mô.
10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2024

10 sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2024

(HQ Online) - Nhiều sự kiện như: Bộ Tài chính chính thức ban hành Thông tư 68/2024/TT-BTC; tin tặc tấn công hệ thống của công ty chứng khoán VNDirect, PVOIL; Quốc hội thông qua Luật chứng khoán sửa đổi… đã được Câu lạc bộ Nhà báo chứng khoán đưa vào danh sách 10 sự kiện nổi bật của ngành chứng khoán năm 2024.
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững

Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững

(HQ Online) - Đây là điều được Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai công tác năm 2025 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được tổ chức chiều 18/12.
Dùng AI để phát hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Dùng AI để phát hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán

(HQ Online) - Bộ Tài chính cho biết, áp dụng các giải pháp công nghệ, tăng cường công tác quản lý, giám sát đặc biệt đối với giao dịch là các giải pháp căn cơ, thiết thực góp phần tạo dựng thị trường chứng khoán công bằng, minh bạch, giúp hạn chế các hành vi gian lận và bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư.
Thị trường trái phiếu Chính phủ: Thực hiện tốt chức năng huy động cho  đầu tư phát triển

Thị trường trái phiếu Chính phủ: Thực hiện tốt chức năng huy động cho đầu tư phát triển

(HQ Online) - Thị trường trái phiếu Việt Nam, nòng cốt là thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) đã có bước phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển của Chính phủ.
Việt Nam- Trung Quốc hợp tác, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán

Việt Nam- Trung Quốc hợp tác, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán

(HQ Online) - Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Vũ Thị Chân Phương đã có buổi làm việc với ông Wu Qing, Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban Giám quản Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) vào ngày 25/11/2024.
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường

FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường

(HQ Online) - Chiều 4/11/2024, Đoàn công tác của FTSE Russell và Morgan Stanley đã có buổi làm việc và trao đổi thông tin với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) về việc nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

(HQ Online) - Để đảm bảo sự minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán nói chung, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nói riêng cũng như bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư trên thị trường, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực tài chính, trong đó có Luật Chứng khoán, cơ quan soạn thảo đã bổ sung các quy định nhằm quản lý tốt hơn vấn đề này.
Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt

Thúc đẩy tăng trưởng ASEAN thông qua thị trường vốn bền vững, linh hoạt

(HQ Online) - Với mục tiêu chung là thiết lập các thị trường vốn khu vực ASEAN sâu rộng, thanh khoản và hội nhập, Diễn đàn Thị trường vốn ASEAN (ACMF) vừa tổ chức thành công Hội nghị Chủ tịch lần thứ 41 tại Viêng Chăn (Lào) vào ngày 21/10.
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ phục hồi nhanh chóng

(HQ Online) - Động lực chủ yếu của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong 9 tháng đầu năm tiếp tục đến từ nhóm tổ chức tín dụng với giá trị phát hành chiếm 74% giá trị toàn thị trường.
Vốn ngoại đang đảo chiều?

Vốn ngoại đang đảo chiều?

(HQ Online) - Đà bán ròng của khối ngoại đang thu hẹp đáng kể, cùng những yếu tố tích cực từ nội tại và các chính sách mới được ban hành đang hỗ trợ cho sự trở lại của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán.
Xem thêm
cty-tan-hiep-phat
peugeot-viet-nam
cty-tan-hiep-phat
peugeot-viet-nam
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Xuất khẩu tôm hùng sang Trung Quốc tăng 9 lần

Xuất khẩu tôm hùng sang Trung Quốc tăng 9 lần

Tôm hùm Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng 1/2025 đạt tới 70 triệu USD, chiếm gần một nửa tổng xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc và gấp 9 lần so với cùng kỳ năm 2024.
Phát triển thị trường chứng khoán ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững

Phát triển thị trường chứng khoán ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững

Ngày 21/2, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chủ trì Hội nghị chuyên đề và định hướng phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) trong xu hướng hội nhập.
TCIT đồng hành cùng hãng tàu MSC trong chiến lược kết nối vận tải quốc tế toàn cầu

TCIT đồng hành cùng hãng tàu MSC trong chiến lược kết nối vận tải quốc tế toàn cầu

Cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép (TCIT) đang tiếp nhận 10 tuyến dịch vụ quốc tế định tuyến hàng tuần kết nối trực tiếp Việt Nam với các thị trường trọng điểm gồm Bắc Mỹ, châu Âu và Nội Á.
Nhiều sự kiện đặc sắc tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

Nhiều sự kiện đặc sắc tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

Ngày 21/2/2025, tại buổi họp báo thông tin về Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới", UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, tỉnh sẽ tổ chức 17 sự kiện đặc sắc.
“Ford SUV Tech Show”- Sự kiện trưng bày và lái thử xe quy mô lớn của Ford

“Ford SUV Tech Show”- Sự kiện trưng bày và lái thử xe quy mô lớn của Ford

Ford SUV Tech Show 2025 khởi động từ ngày 21 đến ngày 23/2/2025 tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Trong đó, hai sự kiện lớn nhất sẽ được tổ chức tại Đường đua F1, Mỹ Đình (Hà Nội) và Công viên bờ sông Bạch Đằng (TP. HCM).
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên

Số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Tây Nguyên 11 tháng đầu năm 2024 đạt 896,84 tỷ đồng, đạt 106,14% dự toán, chiếm 0,23% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam

Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam.
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ

Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ

11 tháng đầu năm, số thu NSNN từ hoạt động XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt 54.898,78 tỷ đồng, bằng 122,31% dự toán, chiếm 14,27% số thu toàn Ngành.
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11

Tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 66,4 tỷ USD.
Phiên bản di động