Bộ Công Thương họp khẩn với EVN, TKV, PVN về cung ứng điện 2022
Miền Bắc thiếu điện, EVN đề xuất phát triển nhanh năng lượng tái tạo | |
Giá than nhập khẩu tăng chóng mặt, tới 170% | |
Thiếu than cho nhiệt điện, lo ngại thiếu điện từ tháng 4/2022 |
Bộ Công Thương đang thúc đẩy việc nhập khẩu than cho sản xuất điện từ Australia với khối lượng mong muốn khoảng 5 triệu tấn/năm. Ảnh: NT |
Thiếu hụt 3.000 MW điện than
Ngày 1/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp khẩn với 3 tập đoàn lớn gồm: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và các đơn vị chức năng thuộc Bộ để chỉ đạo thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm bảo đảm cung ứng đủ điện năm 2022 và cung ứng đủ than cho sản xuất điện.
Theo báo cáo của EVN, do tình hình cung cấp than cho sản xuất điện của TKV và Tổng công ty Đông Bắc chưa đủ theo Hợp đồng mua bán than đã ký, dự báo có thể thiếu hụt khoảng 3.000 MW nhiệt điện than trong năm 2022.
Đại diện các tập đoàn đã báo cáo với ông Nguyễn Hồng Diên về việc có thể huy động bổ sung khoảng 3.700 MW điện để bù đắp vào sản lượng nhiệt điện than thiếu hụt.
Trong đó, nguồn năng lượng tái tạo khoảng 1.000 MW; nguồn thủy điện khoảng 300 MW; nguồn điện khí khoảng 1.200 MW;nguồn nhiệt điện than khoảng 1.200 MW.
Như vậy, có thể khẳng định năm 2022 không thiếu điện để phục vụ sản xuất và sinh hoạt theo kế hoạch huy động và vận hành hệ thống điện quốc gia đã được Bộ Công Thương phê duyệt.
Nhận định diễn biến mới của tình hình thế giới cũng như khu vực đang cho thấy các vấn đề tồn tại, khó khăn cần được giải quyết, ông Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các đơn vị sản xuất than (TKV và Tổng công ty Đông Bắc), khí (PVN) nâng cao năng lực sản xuất nhiên liệu sơ cấp trong nước; tăng cường ký kết các hợp đồng mua bán than, khí với các đối tác truyền thống và các đối tác mới.
Bên cạnh đó, các tập đoàn nâng cao trách nhiệm trong việc hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để bảo đảm huy động tối đa các nguồn điện; cần giải quyết ngay những vướng mắc trong Hợp đồng mua bán nhiên liệu sơ cấp, mua bán điện giữa các bên.
Về dài hạn, lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu các tập đoàn phối hợp chặt chẽ để báo cáo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Tài chính và cấp có thẩm quyền giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đến giá điện, giá nhiên liệu sơ cấp, vướng mắc trong thanh quyết toán liên quan đến sản xuất điện.
Tăng tốc nhập khẩu than từ Australia
Sau khi họp với các tập đoàn, ngay trong ngày 1/4, ông Nguyễn Hồng Diên đã tiếp và làm việc với Đại sứ Australia tại Việt Nam Robyn Mudie về kế hoạch nhập khẩu than giúp Việt Nam giữ vững an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ than trên thế giới đang tăng nhanh trong giai đoạn phục hồi kinh tế hậu đại dịch Covid-19. Nhu cầu tăng nhanh, đứt gãy chuỗi vận tải xảy ra cục bộ ở nhiều nơi đã gây ra nhiều khó khăn đối với hoạt động cung ứng than cho sản xuất điện ở nhiều nước trên thế giới.
Đánh giá cao năng lực khai thác và xuất khẩu than đá của Australia (lên tới hơn 200 triệu tấn than/năm với trị giá xuất khẩu khoảng gần 40 tỷ USD/năm), ông Nguyễn Hồng Diên đề nghị Đại sứ Australia hỗ trợ kết nối các nhà cung cấp của Australia với các tổng công ty nhà nước của Việt Nam như TKV, Tổng Công ty Đông Bắc, EVN để cung ứng mỗi năm khoảng 5 triệu tấn than cho sản xuất điện ở Việt Nam.
Lãnh đạo Bộ Công Thương đề nghị Đại sứ hỗ trợ thúc đẩy để tổ chức ngay cuộc họp giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý hai bên, sớm thống nhất các hợp đồng mua bán than, đưa các chuyến hàng than đá từ Austraila về Việt Nam ngay trong tháng 4/2022.
Bên cạnh việc cung cấp khối lượng than ổn định, chất lượng tốt, ông Diên cũng đề nghị phía Australia xem xét, cung ứng than cho Việt Nam với giá hợp lý để có giá thành sản xuất điện ở mức phù hợp, đảm bảo mục tiêu đủ điện cho sản xuất và mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội của Việt Nam.
Tin liên quan
Thủ tướng: Dứt khoát không để thiếu điện những năm tiếp theo trong bất cứ hoàn cảnh nào
19:28 | 19/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhập khẩu gần 30 triệu tấn than đá trong 7 tháng
10:24 | 15/08/2023 Xuất nhập khẩu
Giải bài toán thiếu điện?
07:19 | 13/06/2023 Kinh tế
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK