Facebook Twitter youtube Tiktok

Bộ Công Thương đưa ra loạt giải pháp giúp đủ điện 5 năm tới

(HQ Online) - Giai đoạn 2021 - 2025, Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt điện năng. Bộ Công Thương đã tham mưu trình Chính phủ 5 giải pháp chính giúp Việt Nam có khả năng đảm bảo cung ứng điện trong giai đoạn 2021-2025.
bo cong thuong dua ra loat giai phap giup du dien 5 nam toi Điện gió, điện mặt trời ồ ạt vận hành, lại lo “tắc” khâu truyền tải
bo cong thuong dua ra loat giai phap giup du dien 5 nam toi Từ nay đến hết năm 2021 không lo thiếu điện
bo cong thuong dua ra loat giai phap giup du dien 5 nam toi Quy hoạch năng lượng quốc gia không thể “vắng bóng” điện hạt nhân?
bo cong thuong dua ra loat giai phap giup du dien 5 nam toi
Một là bổ sung các nguồn điện gió, điện mặt trời vào vận hành giai đoạn 2021-2025 là một trong những giải pháp quan trọng được Bộ Công Thương đề cập tới để đảm bảo đủ điện. Ảnh: Nguyễn Thanh

Dự án chậm tiến độ đe dọa nguồn cung

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương về thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng điện sản xuất giai đoạn 2011-2019 là 10,1%/năm. Điện thương phẩm giai đoạn 2011-2019 tăng trưởng bình quân 10,5 %/năm, công suất phụ tải lớn nhất toàn hệ thống (Pmax) năm 2019 đạt 38.249 MW.

Tốc độ tăng trưởng bình quân của nguồn điện giai đoạn 2011-2015 đạt 13%/năm. Trong đó, tăng trưởng lớn nhất là nguồn nhiệt điện than, bình quân 27%/ năm; tiếp đến là thủy điện với mức tăng bình quân 15%/năm; năng lượng tái tạo cũng tăng với mức 37%/năm nhưng do công suất đặt nhỏ nên chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn (0,2% năm 2015).

Trong giai đoạn 2016-2019, tăng trưởng xây dựng nguồn điện đã sụt giảm đáng kể với bình quân chỉ đạt 8%/năm, trong đó giảm nhiều nhất là thủy điện (chỉ còn bình quân 5%/ năm) và nhiệt điện than (chỉ còn bình quân 10%/ năm).

Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là thủy điện đã khai thác hầu hết tiềm năng kinh tế trong giai đoạn trước; nhiệt điện than gặp nhiều khó khăn trong công tác xây dựng.

Bộ Công Thương đánh giá, năng lượng tái tạo có sự bùng nổ về số lượng dự án và công suất đưa vào vận hành.

Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2019, việc phát triển năng lượng tái tạo đã có sự bùng nổ mạnh mẽ. Tính tới cuối tháng 8/2020, tổng công suất các nguồn điện từ năng lượng tái tạo của Việt Nam đã đạt gần 6.000 MW, trong đó có gần 5.245 MW điện mặt trời, khoảng 450 MW điện gió và 325 MW công suất điện sinh khối, gần 10 MW điện chất thải rắn và khoảng có trên 47.000 hệ thống điện mặt trời mái nhà được lắp đặt với tổng công suất khoảng 1.000 MW.

Tổng công suất của điện năng lượng tái tạo đã chiếm trên 10% tổng công suất đặt của hệ thống điện.

Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, để đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội, tổng công suất các nguồn điện cần đưa vào vận hành trong 15 năm 2016-2030 là 96.500 MW (bình quân 6.430 MW/năm).

Tuy nhiên, các dự án nguồn điện, đặc biệt là các dự án ngoài Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thường bị chậm so với quy hoạch, kế hoạch ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc đảm bảo cung ứng điện trong thời gian tới.

Quy hoạch điện VII điều chỉnh nêu rõ, giai đoạn 2016-2030 có tổng cộng 116 dự án nguồn điện cần được đầu tư và đưa vào vận hành (chưa bao gồm các dự án năng lượng tái tạo).

Tuy nhiên, sau 4 năm thực hiện, nhiều dự án đã không được thực hiện như: Quốc hội thông qua chủ trương dừng thực hiện các dự án Điện hạt nhân tại Ninh Thuận (4.600 MW); các dự án điện than ở Bạc Liêu, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Long An, Tiền Giang, trong khi nhiều địa phương khác đề nghị bổ sung các trung tâm điện khí mới như Bạc Liêu, Bà Rịa - Vũng Tàu, Ninh Thuận...

Bên cạnh đó, nhiều dự án điện BOT bị chậm tiến độ do thời gian chuẩn bị đầu tư, đàm phán bộ hợp đồng BOT kéo dài (Vân Phong I, Vĩnh Tân III, Nghi Sơn II, Vũng Áng II, Nam Định I,... ).

5 giải pháp giúp đủ điện

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, giai đoạn 2021-2025, Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt điện năng.

Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhu cầu phụ tải trong giai đoạn tới về cơ bản sẽ thấp hơn so với các kết quả dự báo trước đây.

Theo kết quả dự báo mới nhất do Viện Năng lượng tính toán cho đề án Quy hoạch điện VIII, ở kịch bản cơ sở, nhu cầu điện thương phẩm sẽ duy trì mức tăng khoảng 8% trong giai đoạn 2021-2030 với điện thương phẩm năm 2025 dự kiến đạt khoảng 337,5 tỷ kWh và năm 2030 dự kiến đạt khoảng 478,1 tỷ kWh.

Theo đó, điện thương phẩm sẽ giảm 15 tỷ kWh vào năm 2025 và khoảng gần 230 tỷ kWh vào năm 2030 so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Tuy nhiên, do nhiều nguồn điện lớn bị chậm tiến độ, nên vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với công tác cung ứng điện trong giai đoạn 2021-2025. Đây cũng là giai đoạn có sự thay đổi đáng kể về cơ cấu nguồn điện.

Để khắc phục nguy cơ thiếu điện, Bộ Công Thương cho biết đã tham mưu trình Chính phủ một loạt các giải pháp.

Một là bổ sung các nguồn điện gió, điện mặt trời vào vận hành giai đoạn 2021-2025. Hai là bổ sung thêm các nguồn điện khí sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).

Ba là tăng cường nhập khẩu điện từ Lào, xem xét nhập khẩu thêm điện năng từ Trung Quốc. Bốn là bổ sung và xây dựng lưới điện đồng bộ để giải phóng công suất các nguồn điện. Năm là có các giải pháp khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

“Khi các giải pháp này được triển khai đồng bộ, Việt Nam có khả năng đảm bảo cung ứng điện trong giai đoạn 2021-2025”, Bộ Công Thương nhận định.

Dự kiến đến năm 2030, nhiệt điện than đạt khoảng gần 50 nghìn MW, chiếm khoảng 33,6% tổng công suất lắp đặt nguồn điện (giảm 9% so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh); nhiệt điện khí đạt khoảng 27,8 nghìn MW, chiếm 19% (tăng 4% so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh); thủy điện lớn trên 30 MW đạt khoảng 19,2 nghìn MW, chiếm 13%; thủy điện nhỏ và năng lượng tái tạo đạt khoảng 38,3 nghìn MW, chiếm 27% (cao hơn Quy hoạch điện VII điều chỉnh 6%).
Uyển Như

Tin liên quan

Dự kiến tiêu thụ điện tăng kỷ lục, Thủ tướng yêu cầu quyết liệt đảm bảo cung ứng điện

Dự kiến tiêu thụ điện tăng kỷ lục, Thủ tướng yêu cầu quyết liệt đảm bảo cung ứng điện

(HQ Online) - Năm 2024 vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện, nhu cầu tiêu thụ điện trong thời gian mùa khô dự báo tăng trưởng rất cao, riêng miền Bắc dự kiến tăng kỷ lục 17% so với cùng kỳ năm 2023.
Không cắt điện dịp Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5

Không cắt điện dịp Lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5

(HQ Online) - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có chỉ đạo các đơn vị không được cắt điện dịp Lễ Giỗ tổ Hùng Vương (18/4), Lễ kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam (30/4) và ngày Quốc tế Lao động (1/5) năm 2024 (từ ngày 27/4 đến ngày 1/5), trừ trường hợp xử lý sự cố.
Phân cấp mạnh cho các bộ, ngành, địa phương quản lý, sử dụng các công trình điện

Phân cấp mạnh cho các bộ, ngành, địa phương quản lý, sử dụng các công trình điện

(HQ Online) - Giải đáp kiến nghị của cử tri tỉnh Lào Cai liên quan đến vướng mắc trong công tác bàn giao tài sản công là công trình lưới điện về cho ngành điện quản lý, Bộ Tài chính cho biết đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc

Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc

(HQ Online) - Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện nghiêm các quy định của Hàn Quốc về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019

Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019

(HQ Online) - Theo Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Hà Nội tháng 12 giảm 0,02% so tháng trước và giảm 0,31% so cùng kỳ năm trước.
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu

EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu

(HQ Online) - Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) tiếp tục tác động tốt tới xuất khẩu (XK) cá ngừ của Việt Nam sang thị trường EU.
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD

Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD

(HQ Online) - Năm 2020, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản "cán đích" 41,25 tỷ USD. Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2025, giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 50-51 tỷ USD.
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA

Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA

(HQ Online) - Từ 1/1/2021, các cơ quan, tổ chức cấp được Bộ Công Thương ủy quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 từ seri AB trở đi cho hàng hóa xuất khẩu sang EU, thay vì C/O mẫu EUR.1 seri AA.
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD

Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD

(HQ Online) - Xác định rõ các thách thức của năm 2021, ngành dệt may đặt mục tiêu cao cho năm 2021 là xuất khẩu tổng giá trị 39 tỷ USD, mục tiêu trung bình là 38 tỷ USD.
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021

Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021

(HQ Online) - Ngày 29/12, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức họp báo công bố thông tin về Triển lãm quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam 2021 (VIIE 2021) và khởi công xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc sẽ diễn ra ngày 9 và 10/1/2021.
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay

Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay

(HQ Online) - Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, năm 2021, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung vào các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch, thiên tai.
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu

Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu

(HQ Online) - Tháng 11/2020, giá trị xuất khẩu (XK) cá tra sang thị trường Trung Quốc – Hồng Kông đã giảm 29,3% so với tháng 10/2020.
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?

Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?

(HQ Online) - Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn nhấn mạnh: "Năng lực sản xuất toàn ngành nông nghiệp không ngại mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD năm 2021. Với quyết tâm cao và không vướng mắc về thị trường quốc tế thì con số 44 tỷ USD là khả thi".
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới

Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới

(HQ Online) - Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì với mức tăng GDP năm 2020 tăng 2,91% so với năm trước là thành công lớn của Việt Nam. Việt Nam cũng là nước có mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020

Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020

(HQ Online) - Ngày 26/12, tại TPHCM, Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020 đã chính thức khai mạc với gần 1.200 gian hàng giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp.
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam

Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam

(HQ Online) - Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo góp ý báo cáo đánh giá kết quả thực hiện đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo và đề xuất các kiến nghị, bổ sung, chỉnh sửa đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030 được tổ chức ngày 25/12.
Xem thêm
cty-toan-phat
cong-ty-tan-cang-sg-vpdd

Tin mới

TP Hồ Chí Minh có tiềm năng lớn để phát triển thị trường tín chỉ carbon

TP Hồ Chí Minh có tiềm năng lớn để phát triển thị trường tín chỉ carbon

Theo các chuyên gia, hoạt động mua bán tín chỉ carbon sẽ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các dự án xanh tại TPHCM, tạo ra việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Techcombank thông qua mục tiêu lợi nhuận 27.100 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

Techcombank thông qua mục tiêu lợi nhuận 27.100 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

Chủ tịch HĐQT Hồ Hùng Anh cho biết, Techcombank cũng đang xem xét tìm kiếm nhà đầu tư, đối tác chiến lược để tìm cơ hội gia tăng lợi ích cho cổ đông.
Tập trung cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội

Tập trung cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội

Bộ Tài chính cho biết, trước mắt chưa xem xét mở rộng đối tượng trong chương trình tín dụng chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Ô tô nhập khẩu qua cảng TP Hồ Chí Minh khởi sắc

Ô tô nhập khẩu qua cảng TP Hồ Chí Minh khởi sắc

Lượng ô tô nhập khẩu qua cảng TPHCM có tín hiệu khởi sắc, với nhiều tàu hàng liên tục cập cảng trong tháng 4/2024.
Đưa đồ gỗ, mỹ nghệ Việt Nam vào sân chơi thiết kế và thương hiệu toàn cầu

Đưa đồ gỗ, mỹ nghệ Việt Nam vào sân chơi thiết kế và thương hiệu toàn cầu

Lần đầu tiên góp mặt tại Milan Design Week (Italia) - sự kiện đình đám thế giới trong lĩnh vực thiết kế nội thất, thời trang, các sản phẩm gỗ và mỹ nghệ Việt Nam đã tạo dấu ấn đậm nét về sự sáng tạo trên nền các vật liệu tự nhiên, cùng thông điệp bền vững
LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

Đến nay, hầu hết lĩnh vực trong ngành Tài chính đều đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong chuyển đổi số, đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm thuế, hải quan, kho bạc…
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Ngày 26/3/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 779/QĐ-TCHQ bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan Khánh Hòa giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Hải quan Khánh Hòa kể từ ngày 5/4/20
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Sáng ngày 27/3/2024, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đối với ông Đinh Ngọc Thắng.
Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Ngày 31/1/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã ký Quyết định số 299/QĐ-TCHQ điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Dương Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam từ ngày 1/3/2024.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Đặng Thanh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam, giữ chức vụ Phó Vụ trưởng-Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan.
Phiên bản di động