Bộ Công Thương chỉ rõ thủ đoạn mới của tội phạm hàng giả
Thu hồi 12 loại sữa bột giả và khuyến cáo không sử dụng 72 sản phẩm sữa Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán tân dược giả quy mô cực lớn |
Nhiều thủ đoạn tinh vi
Liên quan đến các vụ việc sữa giả, thuốc giả vừa được các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện vừa qua, mới đây, ông Trần Hữu Linh - Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đã có những chia sẻ với các cơ quan báo chí về trách nhiệm cũng như quyền hạn của lực lượng Quản lý thị trường trong thực hiện nhiệm vụ.
Theo ông Linh, thời gian qua, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc UBND các tỉnh về công tác phòng, chống, xử lý các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật khác.
Đối với mặt hàng sữa, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, xử lý 783 vụ; số tiền xử phạt là 2.202 triệu đồng; số lượng hàng hóa vi phạm là 58.187 hộp, 451 thùng, 20.394 chai/lon.
![]() |
Bộ Công an đang điều tra đường dây sản xuất sữa giả đã đưa ra thị trường 573 loại sản phẩm trong 4 năm, thu lời 500 tỷ đồng. |
Đối với mặt hàng thuốc, đã kiểm tra, xử lý 985 vụ vi phạm đối với mặt hàng dược phẩm, thực phẩm chức năng; xử phạt vi phạm hành chính gần 32 tỷ đồng; trị giá hàng hóa vi phạm trên 881 triệu đồng; trị giá hàng hóa tiêu hủy trên 15 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ông Linh cũng chỉ ra một số hạn chế đã khiến cho việc kiểm soát chất lượng, hậu kiểm và quản lý nhóm sản phẩm quan trọng này kém hiệu quả.
Theo đó, một số doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các thủ tục, giấy tờ kinh doanh theo quy định pháp luật để che đậy các vi phạm của sản phẩm mà chỉ có thể phát hiện khi đem đi kiểm nghiệm. Tuy nhiên, sản phẩm, hàng hóa chưa có phản ánh hay dấu hiệu vi phạm để có thể thực hiện việc lấy mẫu kiểm nghiệm.
Ngoài ra, các đối tượng này đã gian lận trong tên gọi của sản phẩm là “sữa”, “thuốc” nhưng thực chất tên gọi theo công bố và ghi nhãn sản phẩm là “thực phẩm bảo vệ sức khỏe”, “thực phẩm bổ sung”, “sản phẩm dinh dưỡng công thức”, “thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt” ...
Nhóm đối tượng vi phạm về thuốc giả vừa qua sử dụng thủ đoạn phạm tội mới. Chúng không làm giả các sản phẩm đang lưu hành trên thị trường mà tự đặt ra tên thuốc và tên công ty, trong đó phần lớn có trụ sở "ảo" ở nước ngoài như Malaysia, Singapore…
Sau khi sản xuất, dưới vỏ bọc là nhân viên dược sĩ buôn bán thuốc cho các công ty dược, các đối tượng sử dụng mạng xã hội để quảng cáo, giới thiệu là "hàng xách tay". Để tạo niềm tin, ban đầu chúng trà trộn thuốc thật vào thuốc giả trước khi bán ra thị trường nhằm đánh lừa người tiêu dùng.
Các đối tượng thuê kho làm nơi sản xuất tại các khu vực vắng người qua lại, ngõ cụt, sâu trong hẻm. Sau đó, chúng thuê công nhân sản xuất là người nhà hoặc người quen, chủ yếu từ các địa phương khác. Trong quá trình sản xuất, công nhân ăn ở khép kín tại kho xưởng, không tiếp xúc với người dân xung quanh để né tránh, gây khó khăn cho công tác giám sát, kiểm tra của các cơ quan chức năng.
Người tiêu dùng cần nâng cao ý thức trong việc mua bán, tiêu dùng hàng hóa
Để nâng cao cơ chế phối hợp giữa lực lượng chuyên ngành, Cục trưởng Trần Hữu Linh đề nghị các bộ, ngành hiện đang có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với chất lượng, tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm cũng như đối với sữa nguyên liệu và sản phẩm nông nghiệp cung cấp, chia sẻ hoặc thông báo thường xuyên thông tin về các doanh nghiệp đã thực hiện công bố các sản phẩm.
Các bộ, ngành, cơ quan chức năng cần tăng cường rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về quản lý Nhà nước và kiểm tra, xử lý vi phạm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm chế biến nói chung, thuốc, dược phẩm, sữa nói riêng.
Các lực lượng chuyên ngành, các bộ, ngành, địa phương cần rà soát, hoàn thiện các Quy chế phối hợp đã ký trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, chú trọng tổ chức thực hiện hiệu quả.
Các lực lượng chuyên ngành, bộ, ngành và địa phương cần thiết phải xây dựng ngay cơ sở dữ liệu chuyên ngành và tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin phục vụ công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nói chung, chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm nói riêng.
Đặc biệt, Cục trưởng Trần Hữu Linh khuyến cáo người tiêu dùng cần chủ động nâng cao ý thức trong việc mua bán, tiêu dùng hàng hóa theo đúng các quy định của pháp luật, tránh việc vô tình hay cố ý tiếp tay cho tội phạm buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, xâm phạm sở hữu trí tuệ.
"Khi mua hàng cần lựa chọn những địa chỉ, nhãn hàng uy tín được nhiều người tiêu dùng tin dùng, bình chọn, nhất là khi mua hàng online; không mua những sản phẩm, hàng hóa có màu sắc, hình dáng, màu sắc, mùi vị, giá rẻ bất thường; sản phẩm, hàng hóa phải có nhãn mác sắc nét, rõ ràng với đầy đủ thông tin về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ; thực hiện kiểm tra nhanh sản phẩm thông qua hotline của nhà sản xuất trên vỏ hộp hàng hóa, thông tin trên website của doanh nghiệp, số điện thoại đường dây nóng, tra cứu thông tin doanh nghiệp trên trang công khai của cơ quan thuế, quản lý thị trường hay Cục Sở hữu trí tuệ", ông Linh lưu ý.
Ngoài ra, người tiêu dùng cũng cần chủ động áp dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc hàng hóa.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng song song với việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp.
Khi mua bán hàng hóa, nếu phát hiện thấy có những dấu hiệu bất thường hay nghi ngờ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, người tiêu dùng cần chủ động thông tin, tố giác các hành vi có dấu hiệu vi phạm đến các cơ quan chức năng để kịp thời xác minh, xử lý.
Tin liên quan

Hải quan khu vực III tăng cường xử lý thuốc giả, thực phẩm giả
16:13 | 28/04/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Thu hồi 12 loại sữa bột giả và khuyến cáo không sử dụng 72 sản phẩm sữa
08:39 | 24/04/2025 Tiêu dùng

Chuyên gia hiến kế quản lý “lỗ hổng” trách nhiệm trong vụ sữa giả
20:42 | 21/04/2025 Tiêu dùng

Phát hiện trên 25 tấn vitamin, collagen không rõ nguồn gốc xuất xứ
10:21 | 28/04/2025 Tiêu dùng

Thu hồi mỳ chính giả của Công ty TNHH Famimoto Việt Nam
10:19 | 28/04/2025 Tiêu dùng

Phát hiện thêm đường dây sản xuất thực phẩm giả bảo vệ sức khỏe trẻ em
21:43 | 25/04/2025 Tiêu dùng

Mỹ phẩm giả, tác hại thật
09:24 | 24/04/2025 Tiêu dùng

“Tinh hoa trái cây Việt”: Lan tỏa niềm tự hào đối với nông sản Việt
14:40 | 23/04/2025 Tiêu dùng

Bộ VHTTDL trao đổi về tình trạng nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật
12:01 | 23/04/2025 Tiêu dùng

Tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh dược
20:32 | 22/04/2025 Tiêu dùng

Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh
15:52 | 19/04/2025 Tiêu dùng

Từ vụ sữa giả đến "lỗ hổng" trách nhiệm
14:56 | 17/04/2025 Tiêu dùng

Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp
20:22 | 16/04/2025 Tiêu dùng
Tin mới

(INFOGRAPHICS): Ngành Thuế đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

Tìm kiếm cơ hội tại Indonesia - thị trường Halal lớn nhất thế giới

Xuất khẩu rau quả lao dốc

Hải quan khu vực III tăng cường xử lý thuốc giả, thực phẩm giả

Canada khởi xướng điều tra chống bán phá giá dây thép carbon và hợp kim thép từ Việt Nam

(INFOGRAPHICS): Nhật Bản - đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam
15:38 | 27/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 6 nhóm hàng xuất, nhập khẩu đạt kim ngạch 10 tỷ USD
15:45 | 24/04/2025 Xu hướng

(INFOGRAPHICS): Kết quả nổi bật trong bức tranh thu ngân sách quý I
15:24 | 22/04/2025 Infographics

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics